Ăn nấm thường xuyên không chỉ giúp bạn thay đổi khẩu vị bữa ăn, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nấm có chất dinh dưỡng gì?
Nấm được nhiều người lựa chọn làm thực phẩm thay thế cho thịt đỏ, điều này là nhờ khi chế biến, nấm có vị đậm đà, được mô tả là khi ăn có cảm giác có vị thịt. Cũng vì vậy, nấm được nhiều người dùng để thay cho thịt, nhằm giảm tiêu thụ thịt mà vẫn giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể vừa thay đổi món ăn đa dạng hơn.
Đặc biệt, nấm cung cấp nguồn protein tuyệt vời, mà hầu như các loại nấm đều bổ sung protein hoàn chỉnh, với đầy đủ các acid amin thiết yếu mà cơ thể cần. Không chứa chất béo, ít calo, ít đường, nhưng lại có nhiều acid béo cần thiết và chứa nhiều chất xơ. Bên cạnh đó, nấm còn chứa các vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B12, vitamin C, vitamin D, vitamin E, và khoáng chất bao gồm sắt, canxi, natri, kali...
Điều này làm cho nấm trở thành một lựa chọn lành mạnh, giúp bổ sung protein mà không lo về calo hoặc cholesterol cao. Bạn cũng có thể tiêu thụ nấm để nạp thêm các acid amin quan trọng cho cơ thể, nó cũng có thể dùng để thay thế thịt hay để nạp protein trong các bữa ăn. Tuy nhiên, bạn cũng nên ăn nấm vừa phải, quan trọng nhất là phải có chế độ ăn uống khoa học, nhằm đáp ưng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Ăn nấm thường xuyên có tác dụng gì?
Ăn nấm thường xuyên có tác dụng gì? Là một thắc mắc của nhiều độc giả, đặc biệt là những người yêu thích ăn nấm.
Theo thạc sĩ Trần Đông Anh, là giảng viên tại học viện Nông nghiệp Việt Nam, thuộc khoa công nghệ sinh học cho biết, nấm là một nguyên liệu, chế biến được nhiều món ăn ngon trên khắp thế giới, nhờ nấm hương vị hấp dẫn và là một kỳ quan ẩm thực. Trong tự nhiên, có hơn 2 000 loài nấm, nhưng chỉ khoảng 25 loài nấm được sử dụng phổ biến làm thực phẩm và một số ít được trồng thương mại. Nấm không chỉ là một món ăn ngon mà nó còn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Nấm là nhóm thực phẩm có thể chế biến nhiều món ăn ngon, giàu dưỡng chất. Khi bạn bổ sung vào chế độ ăn uống đúng cách và liều lượng phù hợp nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Giảm cholesterol
Sự tích tụ nhiều cholesterol và chất béo trong cơ thể, có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch và đột quỵ. Nấm là thực phẩm có thể giúp giảm cholesterol và giảm chất béo.
Trong các loại nấm có chứa những thành phần hóa học, có thể liên kết với chất béo và cholesterol để đào thải chúng và loại bỏ ra khỏi cơ thể, hơn nữa, các enzyme do nấm sản sinh ra cũng góp phần làm giảm cholesterol thông qua việc phân hủy chất béo có hại.
Có khả năng kháng virus và kháng khuẩn
Nấm còn giúp cải thiện hệ miễn dịch và có khả năng kháng khuẩn, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây gây truyền nhiễm. Theo nghiên cứu thì một số đặc tính kháng khuẩn này là nhờ các dưỡng chất có trong nấm.
Chống oxy hóa
Nấm là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa, những thành phần này giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do nếu cơ thể sản xuất quá nhiều có thể góp phần gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, bệnh gan... Một số thành phần và các sản phẩm phụ của nấm cũng có khả năng chống oxy hóa.
Hỗ trợ giảm huyết áp
Nấm có chứa các hợp chất như ergosterol, polyphenol, terpenoid, và polysacarit, ngoài ra nó còn chứa chất đạm và terpen, đây đều là những chất giúp giảm huyết áp.
Khả năng kháng viêm
Viêm là nguyên nhân chính gây nên nhiều bệnh lý như bệnh tim, viêm khớp, rối loạn tự miễn.... và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Nấm là thực phẩm có khả năng chống viêm, góp phần giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và hỗ trợ kiểm soát các bệnh viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, các chất chuyển hóa có tính sinh học trong nấm còn có thể hỗ trợ việc chống viêm.
Cải thiện đường ruột
Nấm chứa hàm lượng chất xơ cao và beta-glucans, đây là 2 thành phần rất hữu ích cho đường ruột. Nó giúp quá trình tiêu hóa diễn ra một cách trơn tru, giúp giảm nguy cơ táo bón.
Phù hợp cho người tiểu đường
Nấm có hàm lượng đường thấp, giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, mà không gây tăng đột biến đường huyết. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nấm có thể hỗ trợ điều hòa đường huyết và thúc đẩy hình thành insulin, nên nó là thực phẩm an toàn cho người bệnh tiểu đường.
Tác dụng phụ của nấm
Một số rủi ro khi ăn nấm như:
Gây ra tình trạng đầy hơi
Mannitol là một loại rượu đường tự nhiên có trong một số loại nấm, đó cũng là nguyên nhân một số người bị đầy hơi khi ăn nấm. Hơn nữa, nấm chứa nhiều chất xơ, nếu ăn quá nhiều có thể khiến bạn bị đầy hơi.
Có nguy cơ bị ngộ độc
Nấm là một thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn có hại do quá trình bảo quản và vận chuyển không đảm bảo. Ví dụ, một số trường hợp ngộ độc do vi khuẩn salmonella từ nấm đã được ghi nhận. Để tránh những rủi ro không mong muốn khi ăn nấm, bạn nên chọn những nhà cung cấp nấm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, nấm tươi sạch và chất lượng.
Đặc biệt nấm cần có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, khi nấu bạn cần sơ chế sạch, nấu chín và không nên bảo quản nấm quá lâu để tránh nấm hư hỏng.
Tuyệt đối không được ăn nấm dại, nấm hoang
Có rất nhiều loại nấm dại, nấm hoang mọc và phát triển rất mạnh, tuy nhiên bạn cần tránh việc sử dụng các loại nấm này, đồng thời các loại nấm này có có thể chứa các độc tố, nếu ăn vào có thể gây hại cho các cơ quan như thận, gan, tim... hoặc có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Vậy nên, bạn không được sử dụng nấm hoang, nấm dại dưới bất cứ hình thức nào để đảm bảo an toàn.