Phụ nữ sau sinh ăn dứa có làm mất sữa không là một thắc mắc được nhiều người quan tâm.
Quả dứa có thành phần dinh dưỡng gì?
Dứa là một loại trái cây ngon, hấp dẫn, là một nguồn dinh dưỡng phong phú. Một số thành phần dưỡng chất nổi bật có trong dứa như:
Nguồn carbohydrate
Mỗi miếng dứa chín mọng, nặng khoảng 165g, chứa đến 22g carbohydrate, bao gồm cả đường tự nhiên như fructose và glucose cùng với chất xơ, cung cấp năng lượng dồi dào.
Vitamin A, kali
Dù chỉ chứa một lượng nhỏ vitamin A, nhưng dứa lại giàu kali,165g dứa cung cấp khoảng 200mg kali, giúp duy trì huyết áp ổn định.
Vitamin C
Dứa chứa nhiều vitamin C, với 80mg vitamin C trong mỗi phần ăn 165g, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các gốc tự do bảo vệ tế bào, ngoài ra, vitamin C còn là thành phần thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, giúp duy trì làn da đàn hồi, xương, răng và mạch máu.
Nước
Dứa có hàm lượng nước dồi dào, chiếm khoảng 85 - 90%, với lượng nước cao này giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể.
Bromelain
Enzyme bromelain trong dứa không chỉ giúp phân giải protein, mà còn tối ưu hóa quá trình tiêu hóa, làm cho việc hấp thụ dưỡng chất trở nên dễ dàng hơn, ngoài ra nó cũng giúp giảm viêm.
Ngoài ra, dứa còn nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, do đó, ăn dứa có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ăn dứa có làm phụ nữ sau sinh mất sữa không?
Việc ăn dứa có gây mất sữa sau sinh là một câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ mới sinh đều quan tâm. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học cụ thể chứng minh rằng ăn dứa sẽ gây mất sữa, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong dứa chứa một loại enzyme được gọi là bromelain có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone estrogen trong cơ thể. Estrogen chính là hormone quyết định đến quá trình sản xuất sữa của mẹ. Khi estrogen trong cơ thể người mẹ bị sụt giảm, có thể dẫn đến tình trạng mất sữa hoặc tắc tia sữa.
Ngoài ra, mùi và hương vị của sữa mẹ cũng có thể thay đổi khi tiêu thụ dứa, khiến cho bé có thể không cảm thấy thoải mái khi bú mẹ. Do đó, các mẹ nên tránh tiêu thụ dứa hay các đồ ăn, thức uống có thể làm mùi vị sữa mẹ bị ảnh hưởng.
Tuy dứa không làm mất sữa nhưng phụ nữ sau sinh không nên tiêu thụ quá nhiều dứa. Nếu sữa mẹ có dấu hiệu bất thường thì nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
Quan trọng nhất là các mẹ cần có một chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý đê giúp việc sản xuất sữa mẹ đảm bảo, giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh.
Phụ nữ sau sinh ăn dứa cần lưu ý
Dứa tuy ngon và nhiều dưỡng chất, nhưng cần được tiêu thụ đúng cách và đúng liều lượng. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi thêm dứa vào chế độ ăn uống của bạn:
Chọn lựa và chế biến dứa đúng cách
Chọn dứa tươi, không dập nát hay có vết sâu, và đảm bảo rằng lá dứa còn xanh tươi, không chọn dứa còn xanh hay dứa quá chín. Gọt vỏ và loại bỏ mắt dứa cẩn thận để tránh nấm độc.
Thời điểm vàng để thưởng thức dứa
Tránh ăn dứa khi bụng đói hoặc quá no. Thay vào đó, hãy thưởng thức dứa sau bữa ăn, ăn tráng miệng, để hỗ trợ tiêu hóa và tránh gây tác động xấu cho dạ dày.
Tiêu thụ dứa một cách thông minh
Dứa không làm mất sữa mẹ, nhưng việc thưởng thức nó cần có chừng mực. Mỗi ngày, hãy giới hạn ăn ở khoảng 30g dứa, không quá 2 - 3 lần mỗi tuần. Điều này giúp cân bằng dinh dưỡng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay quá trình sản xuất sữa.
Không dành cho người huyết áp cao
Những người có huyết áp cao không nên ăn dứa do chất serotonin có thể làm tăng huyết áp. Kiểm soát lượng dứa trong chế độ ăn uống là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cũng như ổn định huyết áp.
Ngoài ra, dứa cũng có lượng đường tự nhiên cao, nếu ăn quá nhiều cũng ảnh hưởng đường huyết.
Những lưu ý này sẽ giúp các bà mẹ sau sinh tận hưởng dứa một cách an toàn và hiệu quả, đồng thời duy trì sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Những món ngon từ dứa cho phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh và cho con bú có thể ăn 30g dứa/ ngày, không được ăn dứa thường xuyên. Nếu ăn dứa phù hợp sẽ giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể như các khoáng chất, vitamin C, chất xơ... mà không ảnh hưởng tới sữa mẹ.
Ngoài ra, sau bữa ăn khoảng 30 phút thì bạn hay ăn dứa, tránh ăn dứa khi đói sẽ gây hại cho dạ dày. Đồng thời việc chế biến dứa đúng cách cũng giúp đảm bảo hương vị và dưỡng chất có trong loại trái cây này.
Phụ nữ sau sinh có thể chế biến dứa như sau:
- Ăn dứa tươi: Chọn trái dứa tươi, chín đủ chuẩn, mang đi gọt sạch vỏ, bỏ hết mắt, bỏ lõi, sau đó cắt miếng nhỏ và ăn
- Nước ép dứa: Nước ép dứa cũng là một lựa chọn lý tưởng, bạn chỉ cần sơ chế như trường hợp ăn dứa tươi, rồi sau đó cho dứa vào máy ép, ép lấy phần nước và uống
- Làm salad: Salad rau xanh cùng thịt, các hạt...kết hợp với dứa sẽ giúp bạn đổi hương vị
- Canh chua dứa: Là một món ăn ngon bạn có thể kết hợp cùng thịt, rau củ... để tạo nên món canh thơm ngon này.