Nước tương, thường được biết đến dưới cái tên xì dầu, là một dạng nước chấm màu nâu đậm hay màu đen, có hương vị mặn nhẹ, thường được dùng để tẩm ướp thực phẩm, làm nước chấm hoặc gia vị cho các món ăn.
5 kiểu dùng nước tương gây hại cho sức khỏe
Nước tương hay xì dầu là một gia vị quen thuộc của người Việt, thực phẩm này có xuất xứ từ Trung Hoa, được chế biến từ đậu nành, ngũ cốc rang, muối và được lên men một thời gian nhất định.
Nước tương có vị nhạt hơn nước mắm, tuy nhiên lượng muối của nó không thấp. Với 35ml nước tương đã đủ bổ sung lượng muối cho 1 ngày ( 5g). Vì vậy, cần sử dụng nước tương vừa phải. Một số sai lầm khi dùng nước tương mà bạn cần tránh:
Tiêu thụ nước tương không đảm bảo chất lượng
Thông tin từ tờ Aboluowang nêu rõ về nguy cơ liên quan đến việc tiêu thụ nước tương không rõ nguồn gốc và kém chất lượng. Trong công đoạn lên men đậu nành để sản xuất nước tương, có thể tạo ra nhiều axit amin và có thể chứa cả nitrit, một chất gây ung thư khi tiêu thụ quá nhiều.
Ngoài ra, loại nước tương không rõ nguồn gốc, không được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, có thể bị pha trộn với nhiều tạp chất, có thể có luôn cả Methylimidazole (4-MEI), một chất gây ung thư được hình thành trong quá trình sản xuất màu caramel. Methylimidazole đã được tìm thấy trong nhiều sản phẩm khác nhau như nước soda, bia, sữa đậu nành và các sản phẩm thực phẩm khác.
Vì vậy, tốt nhất là nên chọn lựa các loại nước tương có thương hiệu, đảm bảo an toàn thực phẩm, nguồn gốc rõ ràng và được cơ quan chức năng kiểm định an toàn. Khi mua nước tương, bạn cần kiểm tra danh sách thành phần và chọn sản phẩm có ít phụ gia thực phẩm để đảm bảo chế độ ăn uống tốt hơn.
Nêm nếm nước tương sai cách
Mặc dù là gia vi phổ biến, tuy nhiên cung có một số ít người vẫn mắc sai lầm khi nêm nêm bằng nước tương.
Khi chế biến thức ăn, khi thực phẩm đã chín hoàn toàn và tắt bếp thì bạn hãy thêm nước tương vào, khi nêm nếm nước tương ở nhiệt độ cao sẽ làm hao hụt các dưỡng chất vốn có của loại gia vị này, các axit amin cũng bị phân hủy.
Chấm mọi thực phẩm với nước tương
Theo Boldsky cho biết, nước tương là một gia vị có hàm lượng muối cao, nếu sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như gây các vấn đề về gan, tim, cao huyết áp... Bên cạnh đó, thành phần isoflavones cao có trong đậu tương ( đậu nành) - nguyên liệu chính của nước tương. Nếu bạn lạm dụng nạp quá nhiều thành phần này vào cơ thể có thể gây ra nhiều vấn đề như cản trở sản sinh estrogen, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh lý của nam giới và nữ giới, thay đổi nội tiết tố.
Không chỉ vậy, trong nước tương còn có nhiều thành phần như oxalate và phytoestrogen, mononatri glutamat có thể tác động xấu lên thần kinh và chức năng thận.
Với 7 thìa cafe nước tương gần bằng 5g muối, vì vậy bạn không được sử dụng quá 7 thìa nước tương mỗi ngày, trong ngày bạn ăn nhiều đồ ăn đã có nêm nếm và tấm ướp muối, nước mắm hay nước tương, nên lượng muối bạn sử dụng phải được cân bằng.
Bảo quản sai làm nước tương hư hỏng hay hết hạn sử dụng
Theo thông tin mà tờ The Paper cho biết, nước tương là gia vị dễ bị hư hỏng, nhất là khi thời tiết nồm ẩm. Trong điều kiện nồm ẩm, vi khuẩn có thể tác động và làm biến chất nước tương. Việc tiếp tục sử dụng nước tương đã bị biến chất có thể gây hại cho đường tiêu hóa của bạn.
Để tránh nước tương bị biến chất, bạn nên tuân thủ các biện pháp sau:
- Đóng nắp chai nước tương sau mỗi lần sử dụng để ngăn không khí và vi khuẩn xâm nhập vào sản phẩm.
- Bảo quản nước tương ở những khu vực khô ráo và thoáng mát để giảm thiểu độ ẩm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
- Khi nước tương đã hết hạn sử dụng, bạn nên dứt khoát không sử dụng nữa và thay thế bằng sản phẩm mới.
Những biện pháp này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng nước tương.
Khi có vết thương hở mà ăn nước tương
Bác sĩ Ling Weijun, phó trưởng khoa da liễu của bệnh viện 421 Quân Giải phóng Nhân dân, ở Trung Quốc, cho rằng, có nhiều người cho rằng sử dụng nước tương có thể làm da bị đen hơn. Nhưng thực tế, các sắc tố có trong nước tương không truyền trực tiếp lên da và không tác động đến việc tổng hợp tế bào hắc tố.
Tuy nhiên, nếu ăn nước tương khi cơ thể có vết thương hở, thì tình trạng này có thể khác đi. Nước tương có thể ảnh hưởng đến kích thước của vết sẹo và làm cho sẹo trở nên thâm hơn. Điều này có thể do các thành phần trong nước tương ảnh hưởng lên vùng da bị tổn thương, gây ra các biến đổi không mong muốn trong quá trình lành vết thương và hình thành sẹo.
Do đó, khi có vết thương hở, bạn không nên sử dụng nước tương và tìm cách chăm sóc vết thương đúng cách để tránh tình trạng sẹo thâm.
Ăn nước tương thường xuyên có tốt không?
Nước tương được coi là một lựa chọn thay thế lành mạnh cho các loại gia vị khác nhờ vào sự ít calo, chất béo và đường, cùng với việc chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như protein và axit amin. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra một số nguy cơ mà người tiêu dùng cần lưu ý khi sử dụng nước tương.
Nồng độ natri cao
Chuyên gia dinh dưỡng cho hay, nếu về lợi ích thì nước tương giàu chất chống oxy hóa và một số có thể kháng khuẩn, chống viêm. Nhưng nước tương thường chứa nồng độ natri cao, góp phần tăng lượng natri tiêu thụ hàng ngày. Theo đó, một người cần khoảng 2 300mg natri/ ngày, mà bạn có thể nạp vào cơ thể tới 40% lượng natri khuyến nghị này chỉ với 1 thìa nước tương. Nếu bạn ăn nhiều nước tương và lạm dụng trong khoảng thời gian dài, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như tăng acid uric trong máu, gây hại cho thận, tăng huyết áp và tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về bệnh tim và đột quỵ.
Hàm lượng histamine lớn
Nước tương có lượng histamine cao, loại amin sinh học này có thể làm năng hơn các vấn đề như ngứa, phát bạn ở người cơ địa dễ bị dị ứng.
Bên cạnh đó, nó có thể gây ra các phản ứng dị như đau đầu, khó thở, nổi mẩn, tiêu chảy..., đặc biệt là đối với những người không dung nạp histamine.
Gluten và lúa mì
Nếu bạn bị dị ứng với gluten hoặc lúa mì, nước tương cũng không phải là một thực phẩm dành cho bạn, vì lúa mì ở trong nước tương có thể khiến bạn bị dị ứng.
Tóm lại, mặc dù nước tương có thể thưởng thức trong một chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng việc sử dụng cần được kiểm soát và hợp lý để tránh các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Cách ăn nước tương tốt cho sức khỏe
Để sử dụng nước tương một cách tốt cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau:
- Thêm từ từ: Khi nêm nước tương vào món ăn, hãy thêm từ từ và chia nhỏ thành từng phần để tránh làm món ăn quá mặn.
- Kết hợp cân đối: Khi sử dụng nước tương làm nước sốt, bạn có thể thêm đường, tỏi và ớt để tăng cường hương vị.
- Tiêu thụ điều độ: Không nên sử dụng nước tương quá nhiều do hàm lượng muối cao có thể gây hại cho sức khỏe.
- Chọn sản phẩm chất lượng: Sử dụng nước tương từ các thương hiệu uy tín, có giấy phép và đã được kiểm định an toàn để đảm bảo không chứa tạp chất gây hại.
- Bảo quản đúng cách: Đóng chặt nắp sau mỗi lần sử dụng và bảo quản nước tương ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh biến chất.
Nhớ rằng, việc sử dụng nước tương cần phải điều độ và thông minh để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Đối với những người có điều kiện sức khỏe đặc biệt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống.