Để có sức khỏe tốt thì một chế độ ăn uống lành mạnh và thể thao thương xuyên là yếu tố rất quan trọng.
Ăn uống khoa học mang lại những lợi ích gì?
Ăn uống khoa học là một thói quen tốt giúp nâng cao sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật hiệu quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn uống khoa học mang lại những lợi ích sau:
- Nâng cao đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch
- Tốt cho vóc dáng và làn da
- Giúp hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh
- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh tim mạch, đột quỵ.
- Không cần bổ sung thuốc bổ hay thực phẩm chức năng nếu ăn đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Cải thiện tâm trạng và trí nhớ.
- Và nhiều công dụng khác như điều hòa huyết áp, cải thiện cholesterol...
Top 10 cách ăn uống khoa học tốt nhất
Dưới đây là 10 cách ăn uống khoa học mà bạn nên áp dụng để nâng cao sức khỏe:
Sử dụng nhiều trái cây, rau củ
Rau, củ, quả là một nhóm thực phẩm rất quan trọng và mỗi ngày chúng ta đều phải cung cấp trong thực đơn của mình. Ở nhóm thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe, chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin và các chất chống oxy hóa cao, giúp cải thiện hệ tiêu hoá, thúc đẩy quá trình thanh lọc và thải độc cơ thể,...
Không những vậy, những loại rau củ quả có màu vàng có chứa nhiều beta-caroten có nhiều công dụng trong việc chống oxy hóa, ngừa ung thư, làm đẹp da...
Hạn chế sử dụng đường
Đường là chất quan trọng giúp quá trình trao đổi chất và tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả hơn, là nguồn chất cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần cung cấp lượng đường vừa phải, nếu lạm dụng thì nó sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường...
Vì vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh thì bạn cần hạn chế sử dụng đường.
Cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng
Một bữa ăn đúng tiêu chuẩn là cần có sự kết hợp giữa 4 nhóm dưỡng chất như: khoáng chất, tinh bột, vitamin và chất béo. Bao gồm:
- Chất béo: Cung cấp các thực phẩm như dầu thực vật hay mỡ động vật
- Vitamin và khoáng chất: Bạn có thể chọn các loại rau củ, trái cây, rau xanh
- Tinh bột: Là thành phần quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, như gạo, mì, khoai...
- Chất đạm: Cung cấp qua các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như ngũ cốc, các loại hạt,... hay nguồn gốc từ động vật như sữa, cá, thịt, trứng...
Cần cung cấp 4 nhóm dưỡng chất trên trong mỗi bữa ăn, tùy vào nhu cầu của cơ thể mà ngoài 3 bữa chính bạn có thể thêm các bữa ăn phụ. Không nên ăn khuya, hay ăn quá no.
Cung cấp chất béo vừa đủ
Cũng như đường, chất béo cũng là chất có vai trò trong việc chuyển hóa năng lượng. Với một người trưởng thành có sức khỏe tốt chỉ cần cung cấp 1 tháng/ 600g chất béo, ngoài ra còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hay độ tuổi mà có thể khác nhau.
Ngoài ra, lời khuyên dành cho bạn là bạn nên hạn chế dùng chất béo từ động vật và ưu tiên chất béo từ thực vật, nhờ vậy nó không những tốt cho sức khỏe mà còn ngừa các bệnh như tim mạch, béo phì, tăng huyết áp...
Hạn chế ăn mặn
Một người trưởng thành có sức khỏe bình thường chỉ cần cung cấp cho cơ thể từ 6- 8g muối mỗi ngày. Muối là một loại gia vị không thể thiếu và cũng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta bao gồm người lớn tuổi, người lớn và trẻ em. Tránh việc lạm dụng muối sẽ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe như huyết áp áp, các bệnh về tim mạch...
Riêng đối với trẻ nhỏ, hãy cho ăn càng nhạt càng tốt, vì lúc này cơ thể trẻ còn yếu, nếu bạn cho trẻ ăn mặn sẽ ảnh hưởng tới thói quen, sau này trẻ sẽ ăn mặn sẽ ảnh hưởng chức năng của thận. Trẻ em dưới 1 tuổi không cần thêm muối vào thức ăn, còn đối với trẻ từ 1- 2 tuổi chỉ cho lượng muối thật ít.
Ngoài ra, bạn nên tránh ăn nhiều các thực phẩm có lượng muối cao như khô cá, cà dưa muối, mắm tôm, mắm thịt, khô mực,...hay các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, thịt muối...khi chế biến thức ăn hạn chế dùng muối nhiều..
Chia nhỏ các bữa ăn
Việc chia nhỏ các bữa ăn là một phương pháp hữu ích, nó làm bạn có đủ năng lượng, hạn chế thèm ăn, kiểm soát được lượng thức ăn.
Mỗi ngày bạn ăn 3 bữa chính và có thể ăn 1-2 bữa ăn phụ, những bữa ăn phụ bạn nên chọn những loại thực phẩm dễ tiêu và lành mạnh như các loại hạt như macca, óc chó, hạnh nhân, hay trái cây như táo, chuối, việt quất,... hay các loại sinh tố rau củ không đường....
Và bạn cần chú ý đảm bảo vệ sinh thực phẩm, chọn những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các loại trái cây nên chọn những quá có ít đường tự nhiên, hạn chế ăn nhiều các loại trái cây như mít, sầu riêng...
Uống đủ nước mỗi ngày
Mỗi ngày bạn cần cung cấp 1,5 lít đến 2 lít nước.
Ngoài ra, các bạn đừng nhầm lẫn, nước ở đây là nước lọc, nước trắng chứ không phải bạn uống nước ngọt hay nước có gas nhé. Nước mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như giữ ẩm cho làn da, ngăn ngừa sỏi đường tiết niệu, ngừa táo bón...
Ăn uống theo nhu cầu của cơ thể
Việc ăn uống ở mỗi người tùy vào sở thích, giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, đặc điểm nghề nghiệp... mà cung cấp dinh dưỡng và liều lượng khác nhau. Vì vậy, bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống theo nhu cầu của cơ thể để cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
Tránh xa bia, rượu và hút thuốc
Đều này là cần thiết cho chế độ ăn uống khoa học của bạn, ngoài những nhóm thực phẩm bạn cần cung cấp ra thì bạn cần có lối sống lành mạnh, tránh xa các loại thức uống có cồn như bia rượu, nước có gas, nước ngọt...Đặc biệt cần thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
Nguyên tắc ăn uống khoa học
Để ăn uống khoa học, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Ăn có giờ giấc, không ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói.
- Ăn ít nhất 5 loại rau củ hoặc trái cây mỗi ngày
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, có nhiều đường, muối và chất bảo quản.
- Ăn chín uống sôi, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.
- Nên lên thực đơn ăn uống trong tuần
- Nên cung cấp các loại hạt...
Lời kết
Hy vọng bạn sẽ áp dụng được những nguyên tắc ăn uống khoa học để có một cơ thể khỏe mạnh và hạnh phúc