Khoai môn là một thực phẩm lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tìm hiểu về khoai môn
Khoai môn là một thực phẩm quen thuộc, với vỏ ngoài màu nâu và thịt trắng có đốm tím, là một nguồn cung cấp tinh bột tuyệt vời. Khi được nấu chín, nó mang hương vị ngọt dịu, bùi và mềm như khoai tây. Khoai môn chứa nhiều dưỡng chất như protein, tinh bột, canxi, chất xơ, chất béo, sắt, photpho, và các vitamin như PP, A, B1, B2...
Một số công dụng của khoai môn:
Có lợi cho đường ruột
Bạn có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và tạo điều kiện cho hệ vi khuẩn có lợi phát triển bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột. Khoai môn cũng vậy, nó giàu tinh bột có lợi nên bạn có thể ăn nó để giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.
Giúp giảm cân
Chất xơ trong khoai môn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, kiếm soát lượng calo nạp vào cơ thể và có thể hỗ trợ việc giảm cân.
Kiểm soát đường huyết
Dù giàu tinh bột nhưng khoai môn chứa chất xơ và tinh bột, hai dưỡng chất này có ích trong việc kiểm soát đường huyết, do đó, khoai môn có lượng carbohydrate có lợi cho người tiểu đường.
Bảo vệ tim
Khoai môn có lượng chất xơ dồi dào, vậy nên bạn có thể thêm nó vào thực đơn của mình, nó có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng cường tiêu thụ chất xơ có thể giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. Cụ thể là mỗi ngày bổ sung thêm 10g chất xơ giảm 17% nguy cơ tử vong do bệnh tim.
Bên cạnh đó, lượng chất xơ này cũng hỗ trợ hạ cholesterol và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim.
Ăn khoai môn có tăng cân không?
Khoai môn thực sự là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và ít chứa chất béo. Dù có vị ngọt nhưng thực tế khoai môn chứa ít calo và chất béo so với một số loại thực phẩm khác.
Hàm lượng calo trong 100g khoai môn có chứa khoảng 110 calo, và chỉ chứa khoảng 0,1g chất béo, còn 100g khoai lang có khoảng 86 calo và 100g khoai tây có khoảng 77 calo. So với khoai tây và khoai lang, khoai môn có thể có ít calo hơn một chút, nhưng chênh lệch không lớn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể ăn khoai môn mà không lo tăng cân nếu bạn ăn khoai môn một cách vừa phải và không thêm các nguyên liệu khác như bơ, kem, đường...
Hơn nữa, khoai môn cũng có các thành phần hỗ trợ quá trình trao đổi chất và thúc đẩy đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Do đó, trong một chế độ ăn uống khoa học và cân đối, khoai môn có thể là một phần quan trọng và hữu ích trong việc hỗ trợ giảm cân một cách an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ, kết hợp với nhiều thực phẩm lành mạnh khác để có chế độ ăn uống hợp lý và cần thể thao thường xuyên.
Khi ăn khoai môn cần lưu ý
Khi sử dụng khoai môn trong chế độ giảm cân bạn cần lưu ý những điều sau:
Khoai môn không dành cho người tiểu đường
Người tiểu đường không nên ăn khoai môn, vì hàm lượng tinh bột và đường cao, khoai môn có thể làm đường huyết biến động, vì vậy người mắc bệnh tiểu đường cần tránh thực phẩm này.
Thời điểm ăn khoai môn
Ăn khoai môn vào buổi sáng và buổi trưa được cho là thời điểm tốt nhất. Theo chuyên gia thì trong khoai môn có hàm lượng tinh bột dồi dào, do đó thời điểm sáng và trưa nếu bạn ăn tiêu thụ các món ăn từ khoai môn là có lợi cho cơ thể. Khi bạn ăn khoai môn vào buổi tối nó sẽ làm dạ dày phải hoạt động liên tục để tiêu hóa, gây áp lực cho dạ dày, nó còn gây ra tình trạng đầy hơi và làm mỡ thừa tích tụ.
Sơ chế khoai môn cẩn thận
Khi sơ chế, nên đeo găng tay để tránh kích ứng da do tiếp xúc với tinh thể oxalat canxi có trong khoai môn. Thành phần này khi tiếp xúc trực tiếp trên da nó sẽ làm bạn bị ngứa, nên khi chế biến hãy đeo bao tay nhé.
Khoai môn mọc mầm không được ăn
Khoai môn mọc mầm có thể chứa độc tố, do đó, bạn không nên ăn khi nó đã mọc mầm. Để đảm bảo an toàn, loại bỏ phần mầm trước khi nấu. Nhưng tốt nhất bạn nên ăn khoai môn sau khi vừa thu hoạch, không nên để lâu.
Cần ngâm và nấu chín khoai môn
Để giảm thiểu tác động của oxalat canxi, khoai môn cần được ngâm kỹ và nấu chín trước khi ăn vì chất này có thể ảnh hường đến người bị bệnh sỏi thận hay gout.
Cách ăn khoai môn không tăng cân
Bản chất khoai môn là thực phẩm lành mạnh, do đó, bạn cần ăn đúng cách, đúng liều lượng và quan trọng là chế biến các món từ khoai môn lành mạnh.
Ăn khoai môn sấy
Khoai môn sấy cũng là một món ăn mà bạn có thể sử dụng, bạn có thể tự làm tại nhà hoặc mua sẵn, tuy nhiên nếu bạn mua khoai môn sấy sẵn bạn cần mua loại nguyên vị không thêm các nguyên liệu như đường, muối....
Nguyên liệu:
- Khoai môn tươi
- Muối
Cách làm:
- Khoai môn rửa sạch với nước, đeo bao tay gọt sạch vỏ ngoài, sau đó cắt thành miếng dài bằng ngon tay
- Cho 1 tí muối lên rồi ngâm nước khoảng 30- 60 phút
- Vớt để ráo, sau đó cho vào lò sấy, khi sấy xong thì cho khoai môn nguội
- Cho vào hũ thủy tinh, túi zip... để bảo quản và mỗi lần ăn một lượng nhỏ.
Ăn khoai môn luộc
Đây cũng là một món ăn lành mạnh và có thể hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Khoai môn tươi
- Nước
Cách làm:
- Cho khoai môn vào chậu rửa sạch nhiều lần với nước
- Cho khoai môn vào nồi đổ nước, có thể thêm 1 tí muối
- Đun sôi, sau đó đun nhỏ lửa đến khi khoai nứt vỏ, dùng đũa ghim dễ dàng là khoai đã chín thì bạn tắt bếp
- Cho khoai ra đĩa, khi khoai môn nguội thì bóc vỏ và thưởng thức.