Gạo lứt đỏ và gạo lứt đen đều có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, và được rất nhiều người ưu chuộng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu loại nào tốt hơn qua bài viết này nhé.
Tìm hiểu chung về gạo lứt
Gạo lứt hay còn được gọi là gạo đồ, gạo nức, gạo lật hay gạo lức...Gạo lứt là gạo qua quá trình xay xát chỉ loại bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài, giữ lại được trọn vẹn các chất dinh dưỡng lớp ngoài cùng, thường có màu nâu và vị thơm đặc trưng. Nó được coi là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, vì nó giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn so với gạo trắng thông thường.
Gạo lứt có 3 phần chính:
- Phần nhũ nội
- Mầm gạo lứt
- Vỏ cám gạo lứt
Có nhiều loại gạo lứt và đây là 4 loại gạo lứt phổ biến:
- Gạo lứt đen là loại gạo lứt rất dễ nhận biết vì nó có màu đen. Gạo lứt đen chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B12, vitamin B1, gạo ít đường và nhiều chất xơ.
- Gạo lứt đỏ là loại gạo lứt có màu đỏ đậm, là loại được dùng phổ biến nhất hiện nay, gạo khi xay xát xong thì sẽ được cho bảo quản, phù hợp với những ai đang ăn kiêng, ăn chay...ăn nó vừa tốt lại còn hỗ trợ làm đẹp.
- Gạo lứt tẻ là loại gạo thông thường được nấu ăn, chỉ loại bỏ phần vỏ trấu mà vẫn giữ lại lớp cám ngà. Loại gạo lút tẻ này có hai loại: gạo lút tẻ hạt tròn và gạo lút tẻ hạt dài.
- Gạo lứt nếp là loại gạo được làm từ các giống nếp khác nhau như nếp hương, nếp cái hoa vàng, nếp than, nếp ngỗng,…. Loại gạo lứt nếp này thường khá dẻo và có thể dùng để nấu xôi, bánh chưng, chè hay làm rượu nếp...
Tuy nhiên, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen nổi bật về thành phần dinh dưỡng cao hơn gạo lứt thông thường.
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
Gạo lứt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trong 1 chén gạo lứt có chứa các chất dinh dưỡng nổi bật như:
- Năng lượng: 216 calo
- Protein: 5g
- Sắt: 5% RDI (RDI là lượng khuyến nghị hàng ngày)
- Selenium: 27% RDI
- Chất xơ: 3,5g
- Carbohydrate: 44g
- Chất xơ: 3,5g
- Đồng: 10% RDI
- Chất béo: 1,8g
- Vitamin B1( Thiamin): 12% RDI
- Mangan: 88% RDI
- Phốt pho: 16% RDI
- Kẽm: 8% RDI
- Vitamin B3: 15% RDI
- Vitamin B6: 14% RDI
- Magiê: 21% RDI
- Vitamin B5 (Axit pantothenic): 6% RDI
- Canxi
- Vitamin B2
- Phức hợp thực vật như flavonoid, phenol...
- Folate...
Gạo lứt đỏ và gạo lứt đen loại nào tốt hơn?
Gạo lứt đỏ và gạo lứt đen đều có những ưu điểm riêng, tùy sức khỏe và sở thích mà bạn có thể chọn lựa cho phù hợp.
Điểm giống nhau giữa gạo lứt đỏ và gạo lứt đen
Phòng bệnh tiểu đường
Gạo lứt có hàm lượng chất xơ dồi dào và chỉ số đường huyết thấp, khi ăn gạo lứt không làm tăng đột biến đường huyết, ngoài ra, ăn gạo lứt giúp làm chậm việc hấp thu đường vào máu, đó cũng là lý do gạo lứt an toàn và phòng ngừa tiểu đường.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Cũng nhờ gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao, khi ăn gạo lứt sẽ giúp ngừa táo bón, tiêu chảy và cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra, gạo lứt còn nâng cao sức khỏe của đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Gạo lứt giúp giảm các cholesterol xấu, giảm tắc nghẽn động mạch nhờ hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch. Phòng ngừa các vấn đề về tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim...
Giúp giảm cân hiệu quả
Gạo lứt có những ưu điểm nổi bật mà các loại gạo trắng không có, các gạo lứt thông thường có nhiều dưỡng chất và hàm lượng chất xơ dồi dào, khi ăn gạo lứt giúp bạn ăn vào có cảm giác no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Điểm khác nhau giữa gạo lứt đỏ và gạo lứt đen
Gạo lứt đỏ và gạo lứt đen đều có nhiều công dụng và có giá trị tương đương nhau. Đặc biệt, gạo lứt đỏ huyết rồng chống oxy hóa và sắt cao hơn so với các loại thông thường và không ngoại trừ gạo lứt đen.
Gạo lứt đỏ
Gạo lứt đỏ khi nấu cần ngâm từ 12- 24 tiếng trước khi nấu, làm như vậy thì gạo nấu sẽ thơm và dẻo hơn, đặc biệt như vậy sẽ giúp các chất dinh dưỡng được đánh thức trọn vẹn.
So với gạo thường, gạo lứt đỏ nảy mầm sẽ giúp hấp thu các chất dinh dưỡng trọn vẹn, nó còn chứa hàm lượng GABA vượt trội, cao gấp 10 lần gạo thường - là vị thuốc an thần tự nhiên của cơ thể, hợp chất này giúp giảm stress, bảo vệ thần kinh...
Gạo lứt đen
Gạo lứt đen lại được nhiều người yêu thích hơn, chiếm ưu thế hơn về độ dẻo của cơm, hương thơm đặc trưng, vị ngọt, khi ăn vào kích thích vị giác.
Tuy nhiên, tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn gạo lứt đỏ và gạo lứt đen đều được.
Cách nấu gạo lứt đen
Nguyên liệu:
- 2 lon gạo lứt
- 600ml nước
- 1 ít muối
Cách làm:
- Cho 2 lon gạo lứt ngâm với nước 1 tiếng trước khi nấu
- Sau đó mang vo sơ với nước
- Cho gạo vào nồi cơm điện, đổ nước lọc, cắm điện và để chế độ nấu
- Khi cơm chín thì để 10 phút ở chế độ hâm nóng, sau đó có thể thưởng thức.
Cách nấu gạo lứt đỏ
Nguyên liệu:
- 1 chén gạo lứt đỏ
- 1 ít muối
Cách làm:
- Cho gạo lứt đỏ vào ngâm với nước 12- 24 tiếng
- Sau đó mang gạo lứt vo sơ với nước
- Cho vào nồi cơm điện đổ nước đo khoảng 1 mắt ngón tay
- Cắm nồi điện và nấu chín, khi com chín chuyển sang chế độ hâm 15 phút
- Thưởng thức.
Những ai không nên ăn gạo lứt?
- Những người bị dị ứng với gạo lứt
- Phụ nữ sau khi sinh
- Những người gầy, yếu, mới ốm dậy
- Người hệ miễn dịch kém
- Người già và trẻ em
- Những người thiếu hụt canxi, sắt
- Những người có vấn đề về tiêu hóa
Tóm lại, gạo lứt là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nó không phù hợp với mọi người. Nếu bạn không chắc chắn liệu gạo lứt có phù hợp với sức khỏe của bạn hay không, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Lời kết
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ về gạo lứt đỏ và gạo lứt đen.