Nước cam là một thức uống giàu vitamin C, dưỡng chất này có khả năng tăng cường sức đề kháng và nhiều lời ích cho sức khỏe.
Uống nước cam để nâng cao sức đề kháng có hiệu quả không?
Cam là loại trái cây ngon, với hương vị ngọt hoặc hơi chua tùy loại, cam chứa nhiều dưỡng chất và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc ăn cam hoặc uống nước cam được cho là một cách để cải thiện sức khỏe. Trong 100g cam có chứa:
- 30mg vitamin B9 (folat)
- 40mg vitamin C
- 0,18mg vitamin E
- 34mg canxi
- 0,22mg kẽm
- 23mg photpho
- 0,4mg sắt...
Nhờ hàm lượng dưỡng chất phong phú này, uống nước cam đều đặn có thể giúp nâng cao sức đề kháng hiệu quả. Bên cạnh đó, nước cam còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như:
Tăng cường tổng hợp collagen
Nước cam có hàm lượng vitamin C dồi dào, nó giúp cơ thể tổng hợp collagen, từ đó giữ cho làn da săn chắc và khỏe mạnh, chống lại tác nhân gây hại và giúp vết thương mau lành.
Hỗ trợ tế bào lympho
Góp phần hỗ trợ quá trình phát triển của tế bào lympho. Tế bào lympho là một loại tế bào miễn dịch quan trọng, giúp loại bỏ các chất lạ hoặc có hại trong cơ thể, cải thiện khả năng phòng ngừa bệnh tật.
Củng cố hệ miễn dịch
Các chất chống oxy hóa và vitamin C trong nước cam hỗ trợ giảm viêm, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Bảo vệ tế bào miễn dịch
Nước cam không chỉ giúp củng cố đề kháng mà còn hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch, thực bào trong việc chống lại vi khuẩn và các tác nhân gây hại cho cơ thể.
Một số nghiên cứu cho biết, vitamin C trong cam có thể tác động đến virus gây cảm lạnh. Mặc dù nước cam không chữa được cảm lạnh, nhưng nó giúp người bệnh giảm các triệu chứng và nhanh chóng hồi phục hơn.
Uống nước cam mỗi ngày có tốt không?
Nước cam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị không nên uống nước cam mỗi ngày, thay vào đó bạn chỉ nên tiêu thụ vừa phải.
Điều này là do nước cam chứa nhiều axit, nếu uống quá nhiều có thể làm mòn men răng, dẫn đến ê buốt, theo thời gian có thể gây sâu răng.
Ngoài ra, mặc dù nước cam thường được chúng ta uống khi bị cảm, nhằm củng cố sức đề kháng và giúp sức khỏe nhanh hồi phục, nhưng người bị tiểu đường thì không nên uống nước cam quá nhiều. Dù không thêm đường, nước cam vẫn chứa một lượng đường tự nhiên nhất định, có thể khiến lượng đường trong máu tăng và gây ra các triệu chứng cho người bệnh.
Thêm vào đó, nhiều người có thói quen thêm đường vào nước cam để giảm vị chua, điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp hoặc đau khớp, nhất là những ai đang có những vấn đề liên quan đến xương khớp.
Đối tượng không nên uống nước cam
Một số người cần hạn chế hoặc tránh uống nước cam tươi để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bao gồm:
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm tuyến tụy
Nước cam có tính axit cao, có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, dẫn đến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nhóm người viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm tuyến tụy thì nên tránh uống nước cam, đặc biệt khi đói.
Người đang dùng thuốc điều trị bệnh
Nước cam có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng axit có chứa nhôm, thuốc hạ huyết áp, thuốc viêm xoang... Tương tác giữa các thành phần trong nước cam và thuốc có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc gây tác dụng phụ. Do đó, nếu đang điều trị bệnh hay có vấn đề về sức khỏe bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nước cam.
Chọn cam tươi, sạch
Sử dụng cam tươi, sạch, chọn cam hữu cơ là tốt nhất, dùng cam tươi ép nước sẽ đảm bảo bạn nhận được nhiều dưỡng chất nhất. Tránh sử dụng nước cam đóng hộp có thể chứa chất bảo quản và đường thêm vào.
Người có tiền sử bệnh thận hoặc sỏi thận
Nước cam chứa nhiều vitamin C nó có thể làm tăng quá trình chuyển hóa thành, điều này làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận hoặc gây căng thẳng cho thận khi uống quá nhiều.
Những người thuộc các nhóm trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước cam tươi để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Những lưu ý khi uống nước cam
Khi uống nước cam, có một số điều bạn cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và tận dụng tối đa lợi ích của loại thức uống này:
Không uống khi đói
Nước cam chứa axit, nếu uống khi đói có thể gây kích ứng dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, đau dạ dày. Do đó tốt nhất bạn nên uống nước cam sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng.
Hạn chế thêm đường
Thêm đường vào nước cam có thể làm tăng lượng calo và đường trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị tiểu đường. Nên để phát huy tối đa lợi ích của nước cam bạn nên uống nguyên chất, không thêm đường hay bất cứ chất tạo ngọt nào.
Uống vừa phải
Mặc dù nước cam có nhiều lợi ích, nhưng uống quá nhiều có thể gây hại cho men răng và tăng lượng đường trong máu. Chỉ nên uống một lượng vừa phải, khoảng 1 ly mỗi ngày - người trưởng thành có sức khỏe tốt không uống quá 200ml nước cam/ ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể pha loãng nước cam để giảm lượng đường và calo trong thức uống này.
Không uống trước khi đi ngủ
Nước cam có thể làm gián đoạn giấc ngủ nếu uống ngay trước khi đi ngủ vì nó có tính lợi tiểu.
Hy vọng những lưu ý này sẽ giúp bạn uống nước cam một cách an toàn và hiệu quả!