Cà phê uống vừa phải rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên nếu uống đúng thời điểm cũng là cách phát huy tối đa lợi ích của cà phê.
Tìm hiểu về cà phê
Uống cà phê có thể thay đổi đồng hồ sinh học
Cà phê có thể tác động đến chu trình tự nhiên của cơ thể chúng ta. Mỗi chúng ta điều trải qua nhịp điệu sinh học hàng ngày với chu kỳ 24 giờ, nhịp điệu 24 tiếng này do đồng hồ sinh học điều khiển. Thời gian ngủ, thời điểm thức giấc cũng như thời điểm bạn tràn đầy năng lượng nhất... một phần do cơ thể bạn và cũng có sự góp phần của đồng hồ sinh học.
Nhịp sinh học quyết định giờ bạn ngủ và thức, cũng như việc sản xuất hormone trong cơ thể. Uống cà phê vào buổi chiều tối, đặc biệt là gần giờ đi ngủ, có thể làm rối loạn nhịp sinh học này, dẫn đến việc thay đổi lịch trình ngủ thông thường của bạn, khiến bạn mất ngủ, khó ngủ.
Ngoài ra, cà phê còn giúp bổ sung năng lượng, và nếu năng lượng này không được tiêu hao, nó có thể gây ra tình trạng bồn chồn. Do đó, việc uống cà phê vào sau khoảng 7 giờ tối có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn và khó ngủ.
Uống cà phê có thể tác động đến cortisol
Cà phê có thể ảnh hưởng đến lượng hormone cortisol. Cortisol là một hormon steroid được coi là hormone chống stress, và nó đạt mức cao nhất vào buổi sáng. Hormon này không chỉ điều chỉnh mức độ năng lượng của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến cảm giác căng thẳng và giúp duy trì sự tỉnh táo.
Khi bạn thức dậy là thời điểm hormone cortisol cao nhất. Do đó, khi mức cortisol của cơ thể cao thì bạn không nên uống cà phê. Bạn có thể uống nước lọc hay đồ uống lành mạnh vào thời điểm này, khi mức cortisol giảm thì bạn có thể uống cà phê, cách làm này giúp bạn điều chỉnh phù hợp với chu kỳ tự nhiên của cortisol.
Nếu bạn mới ngủ dậy, hãy hoạt động nhẹ nhàng và chờ khoảng 2 tiếng sau thì có thể uống cà phê. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi và mức cortisol giảm, đó là lúc thích hợp để thưởng thức một tách cà phê, nhằm bổ sung năng lượng mà không làm gián đoạn quá trình tự nhiên của cơ thể.
Uống cà phê vào chiều tối có nên hay không?
Có nên uống cà phê vào buổi trưa hoặc chiều muộn là một quyết định cá nhân dựa trên cách cơ thể bạn phản ứng với caffeine. Trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 giờ chiều, nhiều người thường cảm thấy uể oải và thiếu hụt năng lượng. Một tách cà phê có thể là giải pháp nhanh chóng để khắc phục tình trạng này và tăng cường sự tỉnh táo.
Tuy nhiên, mỗi người có một mức độ nhạy cảm với caffeine khác nhau. Một số người có thể cảm thấy sảng khoái sau một tách cà phê vừa phải, trong khi người khác chỉ cần uống một ít cà phê đã cảm thấy nôn nao, bồn chồn. Do đó, bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, nếu bạn nhạy cảm với caffein thì nên tránh tiêu thụ cà phê vào sau 2 giờ chiều, còn nếu bạn có thói quen uống cà phê và không bị ảnh hưởng đến giấc ngủ thì có thể tùy ý sử dụng.
Nói chung, bạn có thể sử dụng cà phê nhưng cần đảm bảo rằng bạn không làm gián đoạn nhịp sinh học tự nhiên của mình, hãy lắng nghe cơ thể và điều chỉnh liều lượng cũng như thời gian cho phù hợp với bản thân.
Uống cà phê trước khi tập thể thao tốt không?
Uống cà phê trước khi tập luyện có thể giúp tăng cường hiệu suất bằng cách cung cấp một lượng năng lượng nhanh chóng. Một tách espresso, kết hợp với protein, có thể là sự khởi đầu hoàn hảo cho một buổi tập luyện hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn uống cà phê trước khi tập luyện vào buổi tối, điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Cà phê kích thích sự tỉnh táo và có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ tự nhiên, nhưng nếu bạn tiêu thụ nó trước khi tập luyện, bạn sẽ sử dụng năng lượng đó trong quá trình tập luyện, giúp giảm bớt tác động đến giấc ngủ. Để tận dụng tối đa lợi ích của cà phê mà không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn nên uống cà phê khoảng 30 - 60 phút trước khi bắt đầu tập luyện. Điều này sẽ giúp bạn có được sự tập trung và năng lượng cần thiết cho buổi tập, đồng thời cho phép cơ thể bạn có thời gian để "hạ nhiệt" và chuẩn bị cho giấc ngủ sau đó.
Thời điểm lý tưởng uống cà phê tốt nhất trong ngày
Cà phê là một trong những thức uống phổ biến trên thế giới, caffeine là thành phần chính có trong cà phê, đây là một chất kích thích tự nhiên. Nhiều người thường uống cà phê ngay sau khi thức dậy nhưng đây là thời điểm không phù hợp, tốt nhất là nên chờ một thời gian sau mới uống cà phê có lợi hơn. Dưới đây là một số thông tin về thời điểm tốt nhất để uống cà phê:
Uống cà phê vào 9h - 11h30
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm lý uống cà phê là từ 9h - 11h30 giờ sáng là tốt nhất. Điều này là do mức độ cortisol sau khi thức dậy là cao nhất, nên bạn cần chờ khoảng 2 tiếng sau để mức hormone này trở về bình thường rồi hãy uống cà phê. Bạn không nên uống cà phê sau khi thức dậy vì nếu cộng thêm caffein cùng cortisol có thể làm bạn mệt mỏi, bồn chồn kể cả khi cả hai đã tiêu biến.
Uống cà phê sau bữa ăn khoảng 30- 60 phút
Cà phê được biết đến với khả năng kích thích hệ tiêu hóa. Uống cà phê sau bữa ăn khoảng 30 phút có thể giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, giảm thiểu tình trạng đầy hơi và khó tiêu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cà phê có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt, vì vậy nếu bữa ăn của bạn chứa nhiều sắt, hãy cân nhắc khi uống cà phê.
Uống cà phê trước khi tập luyện
Cà phê giúp tăng hiệu suất tập luyện, nó cũng có thể hỗ trợ việc đốt cháy mỡ và giảm cân. Uống một tách cà phê trước khi tập luyện 30 phút có thể thúc đẩy trao đổi chất, giúp đốt cháy calo hiệu quả hơn và nâng cao kết quả của buổi tập luyện.
Uống cà phê khi buồn ngủ ( 1- 5h chiều)
Cà phê có thể giúp bạn tăng cường sự tỉnh táo và tập trung. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ thì một tách cà phê có thể giúp bạn duy trì sự tỉnh táo trong khoảng 4 – 6 giờ, đặc biệt là trong 30 – 60 phút đầu tiên sau khi uống cà phê. Tuy nhiên, nếu uống cà phê vào 13 - 17h chiều thì cần đảm bảo nó không ảnh hưởng đến giấc ngủ, nếu bạn nhạy cảm caffein nên cân nhắc tiêu thụ cà phê vào buổi chiều tối.
Uống cà phê cần lưu ý
Dưới đây là một số lưu ý khi uống cà phê:
Giới hạn lượng caffeine
Caffeine trong cà phê có thể gây tác động mạnh đến hệ thần kinh và tim mạch. Hãy tuân thủ hướng dẫn về lượng caffeine an toàn. Thanh thiếu niên không uống quá 100 mg caffeine mỗi ngày, phụ nữ mang thai nên hạn chế lượng caffeine dưới 200 mg mỗi ngày. Người trưởng thành có sức khỏe tốt thì nạp tối đa 400mg caffein mỗi ngày.
Tránh uống cà phê với nhiều đường sữa
Cà phê nếu thêm nhiều đường sữa sẽ làm mất đi những lợi ích vốn có của cà phê. Tốt nhất là bạn nên uống cà phê nguyên chất, không đường sữa, nếu bạn cảm thấy đắng thì cũng có thể pha cà phê loãng. Bên cạnh đó cũng không nên uống quá đậm.
Chú ý khi có vấn đề về sức khỏe
Caffeine có thể tương tác với một số loại thuốc khác. Hãy thảo luận với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc hoặc có vấn đề về sức khỏe, như vậy sẽ đảm bảo an toàn.
Bảo quản cà phê đúng cách
Để cà phê trong hũ đậy kín để tránh tiếp xúc với không khí. Đừng để cà phê ẩm hoặc trong môi trường ẩm ướt. Bạn nên mua cà phê với số lượng vừa, hết rồi mua thêm chứ không nên mua quá nhiều, bảo quản lâu có thể giảm chất lượng của cà phê nếu bảo quản sai cách.
Kiểm tra nguồn cà phê
Chọn cà phê chất lượng từ nguồn đáng tin cậy để đảm bảo an toàn và hương vị tốt nhất.
Nhớ rằng, mọi người có thể phản ứng khác nhau với caffeine, vì vậy hãy lắng nghe cơ thể và điều chỉnh lượng cà phê phù hợp với sức khỏe của bạn.