Sữa đậu phộng, với công thức chế biến đơn giản và nhiều lợi ích sức khỏe, đã trở thành lựa chọn hàng ngày của nhiều người.
Sữa đậu phộng có lợi ích gì đối với phụ nữ mang thai?
Trong sữa đậu phộng, chúng ta tìm thấy một loạt các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Nó chứa các vitamin và khoáng chất, cung cấp nhiều lợi ích về mặt dưỡng chất mà sữa bò không có. Đặc biệt, sữa đậu phộng giàu vitamin E, có ít nhất gấp đôi lượng magiê và vitamin B6, cũng như chứa nhiều chất béo không bão hòa tốt cho tim.
Dưới đây là một số tác dụng của sữa đậu phộng đối với phụ nữ mang thai:
Cân bằng nồng độ muối
Tiêu thụ đậu phộng giúp cân bằng nồng độ muối trong máu, đặc biệt quan trọng trong quá trình mang thai, giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận, huyết áp và tim mạch ở các mẹ bầu thích ăn mặn hay nhiều muối.
Điều hòa lượng đường trong máu
Chất béo không bão hòa trong đậu phộng giúp quá trình hấp thụ carbohydrate được diễn ra chậm rãi, nên khi bổ sung một lượng sữa đậu phộng vừa phải có thể giúp cải thiện insulin và ổn định lượng đường trong máu. Phụ nữ mang thai tiêu thị sữa đậu phộng cũng giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ và điều hòa đường huyết.
Nguồn dinh dưỡng phong phú
Sữa đậu phộng là thức uống có hương vị thơm ngon, mà còn là nguồn bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể như chất đạm, nhiều axit amin, vitamin và khoáng chất dồi dào. Nổi bật là axit folic còn gọi là vitamin B9, là chất rất quan trọng đối với bà bầu, thành phần này giúp giảm thiểu rủi ro dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Kiểm soát cơn thèm ăn
Chất đạm, chất béo và chất xơ trong sữa đậu phộng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể và tạo cảm giác no lâu, giúp kiểm soát cơn thèm ăn và tránh tăng cân không kiểm soát trong thai kỳ.
Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi
Sữa đậu phộng chứa các chất dinh dưỡng hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, từ trí não đến hệ xương khớp, lý do là nhờ sữa đậu phộng có lượng chất béo, vitamin B2, vitamin B6, vitamin C, vitamin E và kẽm giúp bé phát triển trí não, cùng với canxi và vitamin D hỗ trợ và cải thiện răng và xương khớp cho trẻ sau này..
Bảo vệ tim mạch
Sữa đậu phộng giàu chất béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol xấu và bảo vệ sức khỏe tim mạch, nhờ vậy mà có thể giúp phòng ngừa nguy cơ đau tim và đột quỵ do các vấn đề liên quan đến tim mạch gây ra.
Phụ nữ mang thai có nên uống sữa đậu phộng không?
Mẹ bầu có thể xem xét việc bổ sung sữa đậu phộng vào chế độ dinh dưỡng của mình vì nó không chỉ có lợi ích cho sức khỏe của mẹ mà còn có thể tăng cường sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng với đậu phộng (lạc), nên tránh tiêu thụ sản phẩm này và chuyển sang các loại sữa hạt khác để tránh bị dị ứng hoặc ngộ độc từ sữa.
Quan trọng nhất là phải tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Khi sử dụng sữa đậu phộng cần lưu ý
Khi sử dụng sữa đậu phộng trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần chú ý các điều sau:
Tiền sử dị ứng không được sử dụng
Đậu phộng là thực phẩm dễ gây ra tình trạng dị ứng, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Nếu phụ nữ mang thai có tiền sử dị ứng với đậu phộng, không được tiêu thụ sữa đậu phộng hoặc đậu phộng, cũng như các sản phẩm có chứa đậu phộng trong suốt thai kỳ.
Không thay thế hoàn toàn cho các thực phẩm khác
Sữa đậu phộng có nhiều dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai và cả thai nhi, nhưng không nên thay thế hoàn toàn các loại sữa bầu hay các loại sữa dinh dưỡng khác. Việc chỉ tiêu thụ sữa đậu phộng không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ. Do đó, các mẹ cần sử dụng đa dạng các thực phẩm để đảm bảo cung cấp dưỡng chất đầy đủ.
Không được uống quá nhiều
Do đậu phộng chứa 40% chất béo, tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề như đầy bụng khó tiêu và có thể làm táo bón. Khoảng 30g đậu phộng mỗi ngày là lượng hợp lý cho mẹ bầu.
Số lượng lý tưởng
Mẹ bầu nên giới hạn việc uống sữa đậu phộng từ 1 đến 2 ly mỗi ngày, mỗi ly khoảng 150 - 200 ml. Uống sữa đậu phộng kèm trong bữa sáng và trước khi đi ngủ 60 phút sẽ hấp thu dưỡng chất hiệu quả. Uống quá nhiều sữa đậu phộng có thể gây đầy hơi và khó tiêu.
Chú ý tuân thủ các hướng dẫn trên để đảm bảo an toàn và sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi.