Chanh là một loại quả có hàm lượng vitamin C vượt trội, cùng nhiều dưỡng chất có lợi. Tiêu thụ chanh có thể mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Bài viết này 1shop.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ về quả chanh này.
Quả chanh là gì?
Quả chanh là một loại quả có hình dáng tròn hoặc hình cầu, có tên khoa học là Citrus aurantifolia, có xuất xứ từ khu vực Đông Nam Á. Sau đó, chanh đã được mang đến nơi trên thế giới và trở thành một thực phẩm phổ biến trên toàn thế giới.
Quả chanh cũng có nhiều loại khác nhau nên màu sắc và hình dáng cũng khác nhau, có quả chanh màu xanh, màu vàng... Loại quả này có nhiều tép và có vị chua, là một gia vị có thể chế biến cùng các món ăn hay thức uống hấp dẫn. Ngoài ra chanh cũng có thể dùng để làm mứt, bánh...
Ở Việt Nam, cây chanh được trồng rộng rãi khắp các vùng miền nhờ khả năng thích nghi cao với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.
Giá trị dinh dưỡng của quả chanh
Quả chanh tuy nhỏ nhưng chứa rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C. Chanh tươi cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và nhiều dưỡng chất khác. Trong 100g chanh tươi có những dưỡng chất nổi bật sau:
- 30 calo
- 2.8 g chất xơ
- 0.2 g chất béo
- 0.03 mg vitamin B1
- 0.043 mg vitamin B6
- 30 mg vitamin C
- 0.7 g protein
- 10.5 g carbs
- 33 mg canxi
- 18 mg photpho
- 102 mg kali
- 6 mg magie
- 0.11 mg kẽm...
Ngoài ra, chanh còn chứa sắt, selen, natri, đồng, mangan..., cùng với một lượng nhỏ vitamin B2, vitamin B3, vitamin B9. Những dưỡng chất này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng của cơ thể.
Lợi ích của quả chanh
Chanh là một loại quả giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc củng cố hệ miễn dịch đến phòng ngừa các bệnh tim mạch, hỗ trợ hấp thụ sắt và cải thiện sức khỏe làn da. Dưới đây là những lợi ích cụ thể của chanh:
Nâng cao hệ miễn dịch
Vitamin C trong chanh đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ miễn dịch. Nó góp phần tăng cường quá trình sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, vitamin C thúc đẩy sản xuất collagen nhờ vậy mà giúp vết thương nhanh hồi phục và giảm thiểu tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra.
Giảm nguy cơ bị sỏi thận
Sỏi thận là kết quả của các tinh thể khoáng chất tích tụ và lắng động trong nước tiểu, điều này hình thành các tinh thể cứng ở thận, gây ra cơn đau dữ dội. Axit citric trong chanh có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận bằng cách tăng mức độ citrate trong nước tiểu, từ đó ngăn chặn sự tích tụ của các khoáng chất tạo đá như canxi.
Giàu chất chống oxy hóa
Chanh chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, limonoid, flavonoid, kaempferol và quercetin, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Gốc tự do là nguyên nhân gây tổn thương tế bào và tăng tỷ lệ gặp phải các bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường...
Các chất chống oxy hóa trong chanh giúp giảm thiểu những nguy cơ này bằng cách ngăn chặn sự tác động của các gốc tự do một cách tự nhiên.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Các bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Có một vài nghiên cứu cho biết, quả chanh giàu vitamin C có thể giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch - nguyên nhân gây tắc nghẽn động mạch.
Nghiên cứu khác trên động vật đã chỉ ra rằng, việc bổ sung vỏ chanh và nước chanh vào chế độ ăn uống có thể đẩy lùi quá trình xơ vữa động mạch ở thỏ.
Tăng khả năng hấp thụ sắt
Sắt là yếu tố thiết yếu trong quá trình sản xuất máu. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, da xanh xao, khô da, rụng tóc.... Vitamin C trong chanh, khi được tiêu thụ cùng với thực phẩm chứa sắt, giúp tăng cường hấp thụ sắt, từ đó giảm nguy cơ thiếu máu.
Cách chế biến vỏ chanh
Chanh là một loại trái cây phổ biến, nó đượ sử dụng đa dạng từ chế biến thành đồ ăn, thức uống hay nguyên liệu làm sạch.... Vỏ chanh và nước cốt chanh thường được dùng để làm bánh, kem..., đồng thời cũng là một thành phần quan trọng trong nhiều món ăn mặn để tăng thêm hương vị và độ đậm đà cho món ăn.
Không chỉ giới hạn trong ẩm thực, chanh còn được biết đến với vai trò như một chất tẩy rửa tự nhiên, khử mùi hôi, và chanh còn có khả năng kháng khuẩn. Lấy nước cốt chanh hòa chung với giấm và nước là bạn đã có một hỗn hợp làm sạch tự nhiên. Chanh thường được mọi người sử dụng để pha nước uống, nhất là vào ngày nắng nóng, nhưng bạn còn có thể sử dụng vỏ chanh bằng các cách sau:
Mứt vỏ chanh tươi
Mứt vỏ chanh có vị ngọt nhẹ, kết hợp với cảm giác cay cay đầu lưỡi, lại có mùi thơm dịu. Món mứt này không chỉ ngon miệng mà còn có tác dụng giảm ho và trị cảm lạnh hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Chanh tươi
- Đường trắng
Cách làm:
- Chanh rửa sạch, ngâm nước muối rồi vớt để ráo
- Lột phần vỏ chanh, thái sợi
- Cho vỏ chanh vào nước sôi, chần qua khoảng 1- 2 phút rồi vớt để ráo
- Nấu sôi nước đường, cho vỏ chanh vào, bạn hạ lửa và sên 60 - 90 phút
- Vớt ra, để ráo thì bạn lăn qua một lớp bột mỏng, như vậy là bạn đã hoàn thành xong.
Dùng vỏ chanh làm bột
Bột vỏ chanh có thể được sử dụng làm gia vị để tăng hương vị cho nhiều món ăn như lẩu Thái, làm nước chấm, sốt trộn gỏi hoặc thêm vào các loại đồ uống.... Quá trình làm bột chanh tại nhà cũng khá đơn giản, bạn có thể làm như sau:
Nguyên liệu:
- Chanh tươi
Cách làm:
- Chanh bạn mang đi rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút rồi vớt ra để ráo
- Lột lấy phần vỏ chanh để riêng, loại bỏ lớp vỏ trắng bên trong sạch sẽ
- Mang vỏ chanh đi phơi khô dưới nắng khoảng 3- 4 ngày
- Sau đó cho vỏ chanh vào lò nướng thêm khoảng 5- 10 phút thì mang ra để nguội
- Cho vỏ chanh vào máy và xay nhuyễn, cho vào hũ thủy tinh đậy kín, khi nào cần thì mang ra sử dụng.
Tác dụng phụ của việc tiêu thụ quá nhiều chanh
Chanh là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng quá nhiều chanh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi sử dụng chanh với số lượng lớn:
Tổn thương men răng
Nước chanh có tính axit cao, có thể làm mòn men răng nếu sử dụng thường xuyên hoặc sử dụng với số lượng lớn. Men răng bị tổn thương có thể dẫn đến răng nhạy cảm, dễ bị sâu, dễ bị ê buốt và tổn thương hơn. Do đó, bạn nên dùng ống hút khi uống nước chanh cũng như có thể pha loãng nước chanh khi uống và súc miệng với nước sạch sau khi uống để hạn chế tác động xấu đến men răng.
Kích ứng dạ dày
Axit trong chanh có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt đối với những người có vấn đề về dạ dày, những người này nên hạn chế sử dụng chanh. Sử dụng quá nhiều nước chanh có thể dẫn đến cảm giác buồn nôn, ợ nóng, hoặc đau dạ dày. Đặc biệt, tuyệt đối không uống chanh khi đói.
Mất nước
Việc tiêu thụ quá nhiều chanh có thể kích thích đi tiểu nhiều hơn, làm mất nước và các chất điện giải quan trọng, điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước...
Tăng nguy cơ đau nửa đầu
Chanh chứa tyramine, một chất có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu ở một số người nhạy cảm. Nên bạn không nên tiêu thụ quá nhiều, mà chỉ nên dùng một lượng vừa phải.
Gây sâu răng
Nước chanh có tính axit cao, uống quá nhiều có thể làm răng bạn yếu và tăng nguy cơ sâu răng. Nếu bạn bị ê buốt răng, nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có tính axit như chanh.
Gây loét miệng
Những người ăn nhiều thực phẩm có tính axit hoặc cay, thiếu vitamin hoặc đeo niềng răng dễ bị loét miệng. Uống quá nhiều nước chanh có thể làm trầm trọng thêm các vết loét hiện có, gây khó chịu khi ăn uống và nói chuyện.
Để tận dụng lợi ích của chanh mà không gặp phải các tác dụng phụ, hãy tiêu thụ với lượng vừa phải và kết hợp với các biện pháp bảo vệ như sử dụng ống hút khi uống nước chanh và duy trì chế độ ăn uống cân bằng.
Khiến tóc hư tổn
Khi bạn lạm dụng quá nhiều chanh, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc, có thể khiến nang tóc bị khô và dẫn đến gãy tóc.