Trà xanh giàu chất EGCG (Epigallocatechin gallate) - là một chất chống oxy hóa, theo nghiên cứu thì chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do. Do đó, việc uống trà xanh mỗi ngày với liều lượng vừa phải cũng giúp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Trà xanh là trà gì?
Trà xanh, hay còn gọi là lục trà, là một loại trà phổ biến được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ trà có hương vị truyền thống. Nguyên liệu để sản xuất trà xanh đến từ giống trà Camellia sinensis được trồng ở nhiều tỉnh thành ở nước ta như tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên, và các tỉnh miền núi phía Bắc
Dòng trà này được sản xuất qua 4 bước: Đầu tiên là thu hái trà, làm héo trà, vò trà và sao trà. Trà xanh không bị oxy hóa, do đó, sau khi thu hái trà tươi xong, người làm trà làm nhanh chóng tiến hành công đoạn làm héo trà và sao trà để chặn quá trình oxy hóa, hoặc có thể dùng cách hấp để tiêu diệt men. Khi sao hay hấp thì các enzyme sẽ nhưng hoạt động. So với các loại trà khác thì trà xanh thường có độ chát cao hơn, do quá trình sản xuất trà xanh đã giữ lại nhiều thành phần polyphenol..
Trà xanh giàu chất EGCG (Epigallocatechin gallate) - là một chất chống oxy hóa, theo nghiên cứu thì chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do. Do đó, việc uống trà xanh mỗi ngày với liều lượng vừa phải cũng giúp bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Theo nghiên cứu, trong lục trà có chứa hàm lượng chất EGCG cao, đây là chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Vì thế, nếu duy trì thói quen uống trà xanh thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh và giúp duy trì sức khỏe rất tốt.
Nước trà xanh thường có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, tương tự nước trà tươi khi pha trà. Tùy theo các dòng trà xanh mà hương vị có thể thay đổi, nhưng vị giống trà tươi là hương vị phổ biến nhất. Với hương thơm dịu nhẹ từ lúa non hay cốm non, ngọt bùi, chát và hậu vị ngọt khi thưởng thức.
Sử dụng trà xanh có tốt cho thận không?
Đối với người có chức năng thận bình thường thì trà xanh là một thức uống hoàn toàn tốt. Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của bạn, trong đó có cả thận. Vậy nên, nếu bạn uống trà xanh đúng cách, uống với lượng phù hợp cho cơ thể thì nó không ảnh hưởng tới thận.
Tuy nhiên, cách sử dụng và uống trà xanh như thế nào mới là điều đáng quan tâm. Không phải lúc nào uống trà xanh cũng tốt và không phải cứ uống nhiều là tốt cho cho thận.
Trà nếu pha quá đặc thường chứa nhiều thành phần florua, ngoài ra nếu lúc đói bụng mà uống trà xanh có thể gây hại cho thận vì thận là cơ quan có nhiệm vụ giúp bài tiết florua. Nên khi cơ thể nạp quá nhiều florua, vượt mức cần thiết cũng như vượt quá khả năng bài tiết của thận, thì nó sẽ tích tụ và ảnh hưởng tới thận. Do đó, nếu bạn uống quá nhiều trà xanh hay quá đặc sẽ ảnh hưởng tới thận.
Trà xanh mang lại lợi ích gì đối với sức khỏe con người?
Trà xanh là một thức uống quen thuộc, không chỉ có hương vị đậm đà mà trà xanh còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Chống lão hóa
Polyphenols là một chất có trong trà xanh, có khả năng chống lại các gốc tự do, đẩy lùi quá trình lão hóa. Do đó, việc uống trà xanh là một thói quen lành mạnh, giúp da khỏe mạnh và tươi tắn.
Cải thiện trí nhớ
Epigallocatechin gallate (EGCG) là một chất chống oxy hóa có trong trà xanh, có khả năng nâng cao khả năng làm việc của đầu óc và thể chất. Đồng thời, chất EGCG này cũng hạn chế những ảnh hưởng của tuổi già đối với sự phát triển và hoạt động của não bộ. Ngoài ra, thành phần EGCG còn tham gia vào quá trình sản xuất tế bào não, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến trí nhớ ở người lớn tuổi như bệnh Parkinson và Alzheimer.
Tốt cho sức khỏe răng miệng
Chất catechin có trong trà xanh không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Mà catechin còn giúp chống lại sự phát triển của vi khuẩn gây hình thành mảng bám, là các yếu tố gây ra hôi miệng và sâu răng, theo các nghiên cứu thực hiện trong ống nghiệm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng uống quá nhiều trà có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt do chất tannin có trong trà, làm cho răng bị xỉn màu gây mất thẩm mỹ. Do đó, việc sử dụng trà đúng cách và đúng liều lượng là quan trọng để đảm bảo sự hỗ trợ cho sức khỏe răng miệng mà không gây ra những tác động tiêu cực khác.
Cũng vì vậy mà có nhiều loại kem đánh răng có thành phần được chiết xuất từ lá trà xanh. Vì trà xanh có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho răng miệng và giúp hơi thở thơm mát.
Tốt cho sức khỏe của xương
Các catechin có trong trà xanh đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình lão hóa của xương. Cụ thể, catechin (EGCG) kích thích enzyme thúc đẩy sự phát triển xương lên đến 79%, đồng thời hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các vấn đề phổ biến ở người già như nhuyễn xương và loãng xương.
Hỗ trợ giảm cân
Dựa theo nghiên cứu, trà xanh được cho là có khả năng thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và khích thích trao đổi chất trong cơ thể.
Caffeine, một thành phần có trong trà xanh, cũng có thể tăng cường hiệu suất thể chất bằng việc dùng axit béo từ mô mỡ để sử dụng chúng như nguồn năng lượng. Điều này rất có lợi cho việc giảm cân.
Ngoài ra, caffein và chất chống oxy hóa EGCG còn hỗ trợ đốt cháy chất béo. Do đó, nếu bạn muốn giảm cân, có thể dùng trà xanh để uống, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và thường xuyên tập thể thao để giảm cân hiệu quả và nhanh chóng.
Trong số các lợi ích của trà xanh, tác dụng đốt cháy mỡ và giảm cân là rất rõ rệt. Trà xanh có khả năng đốt cháy khoảng 70 calo mỗi ngày, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy mỡ hiệu quả hơn. Nó cũng có khả năng ức chế chuyển hóa glucose thành tế bào mỡ, và khi kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, trà xanh có thể hỗ trợ quá trình giảm cân.
Bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể
Trà xanh là một nguồn dinh dưỡng tốt và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về các loại vitamin và khoáng chất có trong trà xanh:
- Vitamin B2 (Riboflavin): Có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng
- Vitamin C (Axcorbic acid): Là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do. Nó cũng tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, quan trọng cho sự đàn hồi của da.
- Vitamin E: Cũng là một chất chống oxy hóa.
- β-carotene: Là một tiền chất của vitamin A, giúp duy trì sức khỏe của mắt, da..
- Acid folic (Vitamin B9): Quan trọng cho sự phát triển của tế bào, đặc biệt là tế bào máu.
- Canxi: Cần thiết cho sự phát triển và bảo dưỡng xương, răng.
- Phosphorus (Photpho)
- Potassium (Kali)...
Nên lưu ý rằng nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng cụ thể trong trà xanh, bao gồm cách chế biến, nguồn gốc và thời gian thu hoạch. Tuy nhiên, nó vẫn là một phần quan trọng của một chế độ dinh dưỡng cân đối và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Có lợi cho tim mạch
Catechin trong trà xanh, là một chất có tác dụng giúp giảm lượng cholesterol trong máu, giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, kiểm soát huyết áp. Bên cạnh đó, trà xanh còn có khả năng ngừa tế bào bị hủy hoại và thúc đẩy quá trình hồi phục tế bào tim mạch đối với những ai từng bị đau tim.
Hỗ trợ phòng ngừa mụn
Mụn xuất phát từ nhiều yếu tố, kết hợp cả yếu tố ngoại vi và nội tiết ( bên trong và bên ngoài cơ thể). Sự hoạt động không hiệu quả của gan và hệ thống thải độc kém có thể gây ra vấn đề nổi mụn trên da. Việc tiêu thụ trà xanh đúng cách và liều lượng phù hợp có thể giúp cân bằng và làm mát cơ thể, tăng cường chức năng gan, và làm giảm quá trình thải độc qua da, từ đó giảm thiểu khả năng xuất hiện mụn.
Một số tác dụng phụ của trà xanh
Ngoài những lợi ích tuyệt vời mà trà xanh mang lại thì nếu bạn uống quá nhiều, quá đặc, lạm dụng quá mức và sử dụng sai cách thì có thể mang lại những tác dụng phụ như:
- Khi đói bụng sử dụng trà sẽ làm khó chịu, tăng axit dạ dày, có thể làm bạn bị nhức đầu, buồn nôn
- Ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ
- Trà xanh không dùng cho bà bầu, phụ nữ đang cho con bú, tiền mãn kinh hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý khi dùng trà xanh
Trà xanh là loại trà được nhiều người yêu thích, trong trà xanh có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Không uống nước tráng trà, nước đầu tiên này bạn nên đổ bỏ, tráng trà cũng là cách để loại bỏ tạp chất còn dính ở trà
- Không uống trà khi đói: Khi đói bạn không nên uống trà, lý do là khi bạn đang đóí, bụng rỗng uống trà vào sẽ kích thích sản sinh nhiều acid, nên khi uống trà khi đói sẽ làm bạn bị nôn nao, cồn cào, chóng mặt. Nên uống trà sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng.
- Không nên uống quá nhiều
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người có chất lượng giấc ngủ kém, người bị lạnh bụng không nên dùng trà xanh
- Không dùng trà xanh để uống thuốc
- Không uống trà trước khi đi ngủ
- Không uống trà quá đặc
- Không uống nước trà đã để lâu...