Gừng được biết là một gia vị quen thuộc với mọi nhà, ngoài ra nó còn là một loại thảo dược hỗ trợ chữa bệnh. Nhưng trẻ em có ăn được gừng không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
100g gừng có chất dinh dưỡng gì?
Gừng là một gia vị thông dụng mà mọi gia đình đều có trong bếp. Ngoài việc thường được nêm nếm cho các món ăn, gừng còn được xem là một loại thảo dược có lợi cho việc chữa bệnh theo truyền thống y học.
Trong quan điểm y học cổ truyền, gừng có vị cay dịu, tính ấm và có nhiều tác dụng tích cực như cải thiện tiêu hóa, chống viêm, chống cảm cúm, giảm cảm giác buồn nôn, giảm đau, ... Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã xác nhận những lợi ích của gừng đối với sức khỏe con người.
Gừng có nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g gừng có chứa những chất dinh dưỡng nổi bật như:
- Năng lượng: 74 calo
- Protein: 2,6g
- Chất xơ: 4,9g
- Chất béo: 0,1g
- Nước: 79g
- Axit folic: 13 ug
- Vitamin B1: 0,16mg
- Vitamin B2: 0,22mg
- Vitamin B3: 0,4mg
- Vitamin B6: 0,25mg
- Vitamin C: 44mg
- Sắt: 1,16mg
- Tinh bột: 17,23g
- Canxi: 45mg
- Phốt pho: 100mg
- Kali: 556mg
- Kẽm: 0,39mg
- Natri: 40mg
- Magie: 23mg
- Chất sinh hóa như beta-phellendrane, curcumene, gingerol, camphene,…
Trẻ em có thể ăn gừng không?
Trẻ em có thể ăn gừng, tuy nhiên tốt nhất là cho gừng vào chế độ ăn của trẻ với liều lượng ít và cần sau một thời gian ăn dặm. Khi trẻ bước qua 9 tháng tuổi, đã làm quen và ăn được những thực phẩm cứng, thì bạn có thể thêm gừng vào thực đơn của bé.
Gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, một số người còn sử dụng gừng là một trong những cách chữa ho ở trẻ sơ sinh, bên cạnh đó nó cũng mang lại nhiều lợi ích khác như sau:
Làm dịu cơn đau dạ dày
Việc cho trẻ uống một ít nước gừng kết hợp với cốt chanh có thể giúp xoa dịu dạ dày. Đmột giải pháp tự nhiên và nhẹ nhàng, làm như vậy một vài lần mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể những vấn đề này.
Giúp gan khỏe mạnh
Lá gan của con người là một trong những cơ quan quan trọng và mạnh nhất trong cơ thể, lý do là gan có thể chuyển hóa hầu như mọi hợp chất. Vậy nhưng, vì cơ quan của trẻ cũng như gan vẫn đang phát triển, cho nên có thể xảy ra ngộ độc thực phẩm và nó khá phức tạp. Chất chiết xuất từ gừng có tác dụng tăng khả năng chịu đựng của gan và bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc và vi sinh vật xấu, có hại.
Làm giảm cơn ho gà
Ho gà có thể ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp của trẻ, nếu ho dai dẳng có thể làm nhu mô phổi bị tổn thương. Hệ hô hấp của em trẻ lại còn yếu và cần bổ sung một thứ gì đó để bảo vệ hệ thống này. Việc sử dụng một lượng nhỏ nước gừng và mật ong nguyên chất, có thể giúp trẻ sơ sinh hồi phục sau cơn ho.
Lợi ích cho chứng đầy hơi của gừng
Đầy hơi hoặc các vấn đề có mối liên quan đến sự tích tụ khí trong đường tiêu hóa có thể làm khó chịu cho cả người lớn và trẻ sơ sinh. Sử dụng gừng có thể là một giải pháp tự nhiên để cải thiện các vấn đề về dạ dày, giảm lượng khí thừa trong đường tiêu hóa. Dùng gừng trong chế độ ăn cho trẻ có thể giúp giảm lượng khí dư thừa đáng kể.
Giảm cảm giác buồn nôn và say tàu xe
Say tàu xe thì thường thấy ở người lớn, tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra với trẻ sơ sinh khi chúng đi trên xe hơi hoặc máy bay và nó cũng gây khó chịu cho trẻ. Khi chúng di chuyển trên các phương tiện giao thông, nếu trẻ bị dấu hiệu buồn nôn và say tàu xe, thì cho trẻ uống một lượng nhỏ gừng có thể giúp giữ đồ ăn trong dạ dày và giảm nguy cơ nôn mửa và trào ngược axit.
Cải thiện miễn dịch
Khi thời tiết giao mùa, trẻ sơ sinh dễ mắc các bệnh theo mùa. Gừng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh vặt do chuyển mùa như cảm cúm, cảm lạnh và ho. Trong vấn đề liên quan đến đường hô hấp, thì bệnh viêm phế quản là vấn đề mà các bậc phụ huynh thường lo lắng. Lúc đó, màng nhầy bị viêm, mà màng nhầy đường hô hấp có vấn đề như vậy sẽ gây ra khó thở. Để tăng khả năng miễn dịch, cha mẹ có thể pha hỗn hợp bột gừng khô, hạt tiêu, bột đinh hương và mật ong nguyên chất, uống 3 lần mỗi ngày.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Gừng có tác dụng đối phó với các vấn đề tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Sự kết hợp giữa gừng và thức ăn của trẻ có thể giúp ngăn chặn những tình trạng khó tiêu, đầy bụng, và táo bón, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ
Những thực phẩm chế biến bằng gừng phù hợp với trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ nên bạn cần lựa chọn đúng món ăn từ gừng hay khi chế biến bạn cũng cần cho trẻ ăn với liều lượng nhỏ. Dưới đây là những món từ gừng mà trẻ có thể sử dụng như:
- Trà gừng: Có thể cho 1- 2 lát gừng tươi đun với nước sôi khoảng 2 phút, sau đó lọc lấy nước và cho trẻ uống
- Sữa gừng: Nếu trẻ đã quen với việc uống sữa bò, bạn cũng có thể thêm một ít bột gừng vào để giải cảm và ho cho trẻ
- Tinh dầu gừng: Cho vài miếng gừng vào nước, đun sôi, sau khi hơi bốc lên thì cho trẻ ngửi hương gừng này
- Kẹo gừng: Trẻ trên 2 tuổi có thể cho trẻ ngậm kẹo gừng để giảm say tàu xe hay cảm.
Khi cho trẻ nhỏ ăn gừng cần lưu ý
Để trẻ có thể hưởng nhiều lợi ích từ gừng mà không gặp vấn đề sức khỏe, các bậc phụ huynh cần chú ý một số điều sau:
- Điều chỉnh lượng gừng: Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên dùng một lượng nhỏ gừng khi thêm vào cùng thức ăn và có thể băm nhỏ, nghiền nhỏ gừng để trộn đều với thức ăn.
- Hạn chế thêm mật ong: Mật ong đối với người lớn thì tốt nhưng đối với trẻ nhỏ thì nó không an toàn. Chỉ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể dùng mật ong
- Có thể bị dị ứng: Gừng thường không gây ra tình trạng dị ứng nhưng vẫn cần phải cảnh giác. Khi thêm gừng vào thức ăn của trẻ, hãy quan sát xem có dấu hiệu bất thường nào xuất hiện không để xử lý kịp thời.
Ngoài ra, còn tùy vào sức khỏe của trẻ nên bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để sử dụng gừng một cách an toàn và có lợi cho trẻ.