Phụ nữ mang thai ăn rong nho đúng cách và đúng liều lượng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì rong nho cũng gây ra một số tác hại không mong muốn.
Phụ nữ mang thai ăn rong nho được không?
Rong nho là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, vẻ ngoài của rong nho như những chùm nho thu nhỏ có màu xanh tươi mát, rong nho không chỉ là nguyên liệu quen thuộc dùng để chế biến nhiều món ăn ngon và hấp dẫn.
Trong rong nho, 25% là dưỡng chất (bao gồm canxi, vitamin A, vitamin C, i-ốt..) và khoảng 75% là các chất hữu cơ. Đáng chú ý, rong nho còn chứa hai caulerpicin và caulerpin, đây là hai hoạt chất có lợi, có khả năng kích thích vị giác, giúp phụ nữ mang thai ăn ngon hơn, đồng thời phòng ngừa một số bệnh lý và bổ sung chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra, rong nho còn chứa 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp, cùng với các axit béo không bão hòa như DHA, AA, EPA. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ, hệ thần kinh, thị giác và cơ bắp của thai nhi.
Phụ nữ mang thai ăn rong nho có lợi ích gì?
Rong nho mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai như:
Duy trì cân nặn ổn định
Rong nho vừa giàu dưỡng chất lại có hàm lượng axit béo không bão hòa, giúp tăng cường hoạt động của tiêu hóa, thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng và hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa. Điều này giúp phụ nữ mang thai kiểm soát cân nặng hiệu quả trong thai kỳ. Mà việc mẹ bầu cần quản lý cân nặng khi mang thai là rất quan trọng.
Cung cấp canxi
Nhu cầu canxi của mẹ bầu tăng cao trong thai kỳ, đối với tam cá nguyệt thứ nhất thì cần mỗi ngày khoảng 800mg canxi, tam cá nguyệt thứ 2 thì cần nhiều hơn khoảng 1.000mg canxi/ ngày, trong khi đó, vào 3 tháng cuối thai kỳ và quá trình cho con bú thì có thể cần lên tới 1.500mg canxi/ngày. Vậy nên, khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ khoáng chất này để hỗ trợ sự hình thành xương và răng của bé.
Rong nho là nguồn cung cấp canxi tự nhiên mà phụ nữ mang thai có thể bổ sung để nạp thêm lượng canxi cần thiết. Rong nho còn chứa những dưỡng chất giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng viêm khớp.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong giai đoạn thại kỳ, phụ nữ mang thai dễ bị các bệnh vặt, khiến các mẹ mệt mỏi. Điều này là do hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm. Trong khi đó, rong nho lại có nhiều dưỡng chất giúp củng cố sức đề kháng, bảo vệ mẹ bầu khỏi các bệnh vặt thông thường.
Giàu dưỡng chất
Rong nho chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin, chất đạm, chất xơ và các axit béo không bão hòa. Những dưỡng chất này vừa hỗ trợ sức khỏe cho người mẹ, vừa hỗ trợ quá trình phát triển của bé.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Hàm lượng protein trong rong nho có tác dụng giảm cholesterol xấu LDL, cải thiện độ bền của mạch máu, nhờ lợi ích này mà nó giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch hay nhồi máu cơ tim. Từ đó giúp bảo vệ hệ tim mạch.
Giảm nguy cơ táo bón
Táo bón là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhưng nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, rong nho giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón. Đặc biệt, rong nho ít calo và đường, nên khi tiêu thụ thực phẩm này nó không gây đầy bụng. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa và vitamin còn giúp phụ nữ mang thai tăng khả năng hấp thu dưỡng chất và điều hòa acid trong dạ dày tốt hơn.
Hỗ trợ chức năng tuyến giáp
Rong nho chứa lượng iod cao (khoảng 1,9mg i ốt/100g), cao hơn nhiều so với hải sản. Vậy nên, rong nho là thực phẩm bổ sung i ốt hiệu quả, nhất là có còn hữu ích cho những ai bị dị ứng với hải sản. Phụ nữ mang thai đáp ứng lượng i ốt cần thiết sẽ giúp tuyến giáp hoạt động ổn định, giảm nguy cơ bị bướu cổ và cải thiện các vấn đề như rụng tóc, khô da...
Với những lợi ích trên, rong nho là một lựa chọn dinh dưỡng tuyệt vời giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và chăm sóc thai nhi hiệu quả.
Phụ nữ mang thai ăn rong nho có tác hại gì?
Mặc dù rong nho rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn quá nhiều thì nó sẽ gây ra những tác hại như:
Gây nổi mụn
Ăn quá nhiều rong nho còn làm cơ thể bị nổi mụn hay mẩn ngứa, lý do là rong nho có lượng i ốt cao cùng nhiều khoáng chất, nếu bạn ăn quá mức thì có thể làm chúng tích tụ trong cơ thể và gây ra những vấn đề này.
Gây rối loạn tiêu hóa
Khi ăn rong nho vừa đủ, lượng chất xơ trong thực phẩm này rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngược lại, tiêu thụ quá nhiều thì nó có thể gây rối loạn tiêu hóa, khiền bạn gặp phải những vấn đề như đầy bụng, chướng hơi, đau bụng...
Có thể gây cường giáp
Lượng i-ốt cao trong rong nho có thể ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp nếu bạn ăn quá nhiều, điều này còn gây ra các vấn đề như cường giáp, phì đại tuyến giáp,...
Để tận dụng tối đa lợi ích của rong nho mà không gặp phải các tác dụng phụ, mẹ bầu nên ăn với lượng vừa phải và tốt nhất hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.
Cách ăn rong nho cho phụ nữ mang thai
Nếu sử dụng rong nho đúng cách, đúng liều lượng thì nó có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý để ăn rong nho hiệu quả:
1. Liều lượng sử dụng hợp lý
- Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, mỗi ngày phụ nữ mang thai không được ăn quá 10g rong nho nếu hay ăn rong nho, còn nếu thỉnh thoảng mới ăn một lần thì có thể ăn 100g, có thể kết hợp cùng nhiều thực phẩm khác
2. Bảo quản đúng cách
- Rong nho nên đậy kín và bảo quản ở nhiệt độ lý tưởng từ 18 - 25°C. Chỉ cần đặt rong nho vào túi kín và buộc chặt, có thể giúp bảo quản từ 3-5 ngày. Rong nho không bị mất nước và chất dinh dưỡng nếu bạn lưu trữ nó trong môi trường kín khí. Không được lưu trữ rong nho quá lâu, để đảm bảo chất lượng và hương vị tốt nhất bạn nên sử dụng trong 5 ngày.
3. Chế biến đa dạng
- Rong nho nên kết hợp cùng nhiều thực phẩm khác để tăng hương vị và dinh dưỡng, bạn có thể làm các món ăn như cháo rong nho, chè rong nho hạt sen...
Việc sử dụng rong nho đúng cách không chỉ giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi.