Chôm chôm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên hạt chôm chôm liệu có ăn được hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Hạt chôm chôm có ăn được không?
Khi ăn chôm chôm, hầu hết mọi người chỉ ăn phần thịt chôm chôm thôi, còn phần hạt thì bỏ. Vậy hạt chôm chôm có ăn được không?
Hạt chôm chôm có thể ăn được nếu được làm chín, hạt chôm chôm không được ăn sống, bạn cần làm chín, có thể dùng để chế biến món ăn.
Hạt chôm chôm cũng có lợi cho sức khỏe như có nhiều chất dinh dưỡng, có hàm lượng protein cao và các khoáng chất cần thiết, khi được răng hay chiên hạt chôm chôm nó cũng có vị thơm, bùi bùi như một số loại khác.
Công dụng của hạt chôm chôm
Hạt chôm chôm khá lạ với một số người, họ nghĩ là chỉ ăn phần thịt chứ phần hạt sao lại ăn được, tuy nhiên nếu chế biến chín và đúng cách, hạt chôm chôm không những ăn được mà nó còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Giúp làm đẹp da
Hạt chôm chôm có nhiều dưỡng chất, do đó khi bạn bổ sung đúng cách và liều lượng phù hợp nó cũng giúp làn da được cải thiện đáng kể, từ đó giúp làn da của bạn khỏe mạnh hơn, giảm kích ứng da, giúp da mịn, tươi tắn.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Hạt chôm chôm còn có lợi cho hệ tiêu hóa, hạt chôm chôm giúp chuyển động của ruột thuận lợi, nhờ vậy mà cũng hạn chế các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Đồng thời, trong hạt chôm chôm có nhiều chất dinh dưỡng giúp phòng tránh các bệnh lý liên quan đến dạ dày như đau bụng, giảm ợ chua, dạ dày như tích trữ khí trong dạ dày.
Tốt cho sức khỏe cơ bắp
Với hàm lượng dinh dưỡng trong hạt chôm chôm chứa làm lượng khá cao các khoáng chất và protein. Do đó, việc ăn hạt chôm chôm cũng giúp cải thiện khối lượng cơ bắp, giúp giảm việc đau cơ và giảm đáng kể chứng viêm cơ.
Ổn định đường huyết
Hạt chôm chôm còn được cho là có thể giúp kiểm soát đường huyết. Trong Đông y, hạt chôm chôm được dùng như một dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Không những vậy, hạt chôm chôm rang còn có công dụng xoa dịu căng thẳng trong máu, nhờ vậy nên hạn chế được bệnh cao huyết áp.
Hỗ trợ giấc ngủ và cải thiện tinh thần
Ăn hạt chôm chôm còn hỗ trợ cải thiện và ổn định hoạt động bài tiết hormone trong cơ thể. Ngoài ra những suy nghĩ tiêu cực cũng được hạn chế, nhừo vậy nên giấc ngủ của bạn cũng ngon hơn, chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Kiểm soát cholesterol
Ngoài những công dụng nói trên, thì hạt chôm chôm còn giúp kiểm soát lượng cholesterol xấu tích tụ trong các động mạch máu của cơ. Cũng vì vậy mà giúp phòng tránh những vấn đề trong máu, do đó, hệ tim mạch cũng được cải thiện và khỏe mạnh.
Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý
Hạt chôm chôm không chỉ có những tác dụng kể trên nó còn hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác. Trong Y học cổ truyền, hạt chôm chôm còn gọi là thiều tử, hạt này có vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no như arachidin, olein…
Hạt chôm chôm có khả năng tiêu viêm và kháng khuẩn, do đó hạt chôm chôm còn được dùng để hỗ trợ trị kiết lỵ, viêm niêm mạc miệng, đái tháo đường, kiểm soát lipid máu, làm đẹp da, vết loét lâu ngày...
Không những vậy hạt chôm chôm còn giúp giảm nhiễm trùng, giảm viêm.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều hạt chôm chôm, vì nó có thể làm bạn đầy bụng, buồn nôn...
Cách chế biến hạt chôm chôm
Hạt chôm chôm thường được dùng để nướng, ngoài ra, hạt chôm chôm còn dùng để kết hợp với các dược liệu khác để hỗ trợ trị bệnh.
Theo kinh nghiệm dân gian:
- Chữa bệnh đái tháo đường: Lấy 5 hạt chôm chôm, rang vàng, sau đó mang đi tán nhuyễn thành bột, rồi pha vào cùng nước sôi và uống mỗi ngày khoảng 1- 2 lần.
- Giảm béo: Có thể ăn hạt chôm chôm rang cùng thực phẩm khác, hạt chôm chôm có chứa chất béo thấp mà lượng protein cao, có thể dùng làm món ăn vặt thay thế các món ăn vặt không lành mạnh khác
Trên đây chỉ là gợi ý, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe hay đang điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng hạt chôm chôm.
Lời kết
Hạt chôm chôm bạn cần làm chín rồi mới sử dụng và cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng hạt chôm chôm để có liều lượng sử dụng phù hợp với bản thân.