Cá thu là một loại cá biến, chứa nhiều dưỡng chất và còn mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của cá thu
Cá thu giàu chất dinh dưỡng, đây là một loại cá biển chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin B3, vitamin B12, omega, protein, phốt pho, selen... đây là những thành phần có lợi cho sức khỏe, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ em.
Phụ nữ mang thai ăn cá thu được không?
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu vẫn có thể ăn cá thu trong khẩu phẩm ăn uống của mình. Tuy nhiên, nếu có ý định thêm cá thu vào thực đơn hằng ngày, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất – 3 tháng đầu thai kỳ, lý do là có một số loại cá thu có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao, nên nếu phụ nữ mang thai tiêu thụ nó có thể gây nhiễm độc, gây hại cho mẹ bầu.
Trước khi ăn cá thu, nên được bác sĩ tư vấn kỹ càng, chỉ nên ăn khoảng 2- 3 lần mỗi tuần, mỗi lần ăn khoảng 100- 110g theo FDA cho biết, ưu tiên những loại cá thu có kích thước nhỏ vì nó thường chứa nhiều dưỡng chất lại ít thủy ngân.
Đặc biệt, cần tránh cá thu có khối lượng lớn như cá thu vua, loại này chứa hàm lượng thủy ngân cao, nếu bị nhiễm độc thủy ngân sẽ rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, gây ra các vấn đề như sinh non, sảy thai, ảnh hưởng trí não của bé, làm bé chậm đi, chậm nói...
Lợi ích của cá thu đối với phụ nữ mang thai
Cá thu chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cả mẹ và thai nhi, những dưỡng chất nổi bật như vitamin B3, vitamin B12, selen, photpho, chất đạm... Nên khi bà bầu ăn cá thu đúng cách và đúng liều lượng có thể mang đến những tác dụng tích cực như:
Cung cấp lượng vitamin B2
Vitamin B2 tham gia vào phát triển xương khớp và hệ thần kinh của bé. Nó cũng đóng vai trò trong sản xuất năng lượng và tái tạo năng lượng. Vitamin B2 còn giúp bé có làn da và đôi mắt khỏe mạnh.
Trong 85g cá thu có thể cung cấp khoảng 21% nhu cầu vitamin B2 mỗi ngày.
Bổ sung lượng vitamin B12
Theo tạp chí dịch tễ học Hoa Kỳ năm 2017 đăng tải, nếu phụ nữ mang thai thiếu lượng vitamin B12 cần thiết thì nó có thể tăng tỷ lệ sinh non, sinh trẻ không đủ cân, nhẹ cân, khi người mẹ thiếu dưỡng chất này cũng ảnh hưởng đến phát triển thể chất của bé trong tương lai.
Trong 100g cá thu chứa đến 16.2mcg vitamin B12. Do đó, khi phụ nữ mang thai ăn cá thu cũng là cách để nạp lượng vitamin B12 cần thiết cho cơ thể.
Giảm biến chứng khi sinh
Cá thu chứa 44mcg selen trong 85g, mà selen lại là thành phần có thể giúp giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng khi sinh như nhẹ cân, tiền sản giật và thậm chí sảy thai. Vậy nên phụ nữ mang thai cần nạp đầy đủ selen để tránh các tình trạng này.
Cung cấp nhiều omega 3
Cá thu chứa hàm lượng omega-3 dồi dào, cụ thể 85g thịt cá thu chứa khoảng 1209 mg omega-3. Đây là thành phần này rất quan trọng cho phát triển hệ thần kinh và tư duy của trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ. Omega 3 cũng giúp giảm nguy cơ tiền sản giật và sinh non. Với hai loại chủ yếu là EPA và DHA, EPA hỗ trợ hệ miễn dịch và tim, trong khi DHA lại hỗ trợ não, hệ thần kinh và mắt.
Do đó, khi ăn cá thu mẹ bầu được bổ sung nhiều omega có lợi cho mẹ và bé.
Hổ trợ sức khỏe xương
Cá thu giàu photpho, cần thiết cho đông máu, co cơ, chúc năng của thận và dẫn truyền xung thần kinh. Phốt pho còn giúp xương của thai khi chắc khỏe, sửa chữa tế bào và các mô.
Trong 85g thịt cá thu có đến 236mg photpho. Vậy nên phụ nữ mang thai ăn cá thu giúp cải thiện sức khỏe xương một cách tự nhiên.
Làm đẹp da
Cá thu có thể giúp thúc đẩy sản xuất collagen, từ đó giúp da đàn hồi hơn, đẹp hơn. Nó còn giúp làm các vết thâm nám và tàn nhang mờ dần và đẩy lùi tình trạng lão hóa da sau khi sinh.
Phụ nữ mang thai ăn cá thu cần lưu ý
Mẹ bầu có thể ăn cá thu, nhưng cần tuân thủ một số lưu ý sau:
Chú ý lượng thủy ngân
Cá thu là loại cá có thể chứa hàm lượng thủy ngân, đặc biệt là cá thu vua (king mackerel). Nếu muốn ăn cá thu, nên chọn các loại cá thu nhỏ hơn và có hàm lượng thủy ngân thấp hơn như cá thu ở vùng Thái Bình Dương, Đại Tây Dương hoặc cá thu Nhật Bản (Pacific mackerel). Chúng là giống cá thu có lượng thủy ngân rất thấp, nên khi ăn vừa phải và đúng cách nó sẽ không gây hại cho sức khỏe.
Đa dạng hóa thực phẩm
Ngoài cá thu, nên ăn nhiều loại cá khác và các nguồn protein khác như cá hồi, thịt gà, đậu hũ, và các loại hạt để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai kỳ.
Tần suất và lượng ăn
Đối với các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp, theo FDA thì bạn có thể ăn cá 2-3 lần mỗi tuần nhưng cần đảm bảo tổng lượng cá ăn vào không vượt quá 340g mỗi tuần.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao. Còn đối với cá thu, phụ nữ mang thai ăn mỗi tuần tối đa 3 lần và không quá 110g thịt cá, chọn cá không chứa thủy ngân hoặc rất thấp.
Nguồn gốc và chế biến
Lựa chọn cá thu từ nguồn cung cấp đáng tin cậy và đảm bảo cá được chế biến kỹ càng. Tránh ăn cá sống hoặc chưa chín kỹ để giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn gây hại.
Hỏi ý kiến bác sĩ
Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và an toàn trong suốt thời kỳ mang thai. Đặc biệt khi có các vấn đề về sức khỏe cụ thể.