Chanh được xem là có thể cải thiện được tình trạng nấm móng tay, vậy cụ thể hiệu quả như thế nào và cách làm ra sao? Hãy cùng 1shop.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nấm móng tay là gì?
Nấm móng tay là một bệnh da liễu do vi nấm gây nhiễm trùng. Các loại vi nấm phổ biến gây bệnh bao gồm nấm sợi và nấm hạt men, thường phát triển mạnh ở những nơi ẩm thấp, có độ ẩm cao, và rong rêu... Khi vùng da tay hoặc kẽ móng tay bị tổn thương, những vi nấm này dễ dàng xâm nhập vào da, dẫn đến viêm nhiễm ở móng tay, được gọi là nấm móng tay.
Hiện nay, bệnh nấm móng tay có thể gặp phải ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, những người thường xuyên ra mồ hôi tay, tay luôn ẩm ướt hoặc làm việc trong môi trường ẩm thấp, tiếp xúc nhiều với nước, sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết nấm móng tay
Bệnh nấm móng tay có thể nhận biết qua các biểu hiện sau:
- Khu vực da bao quanh móng tay có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau rát khi tiếp xúc với nước hoặc khô cứng.
- Móng tay trở nên dày sừng, cứng hơn bình thường và có thể bị mủn thành những lớp bột mịn khi cạo.
- Vùng móng tay và kẽ móng có mùi hôi, mùi khó chịu
- Màu móng thay đổi có thể là màu vàng, màu xanh, màu tím, hoặc màu nâu...
- Kích thước móng nhỏ dần về phía đầu móng, kích thước móng có sự thay đổi.
Bệnh nấm móng tay nếu không phát hiện và điều trị kịp thời nó có thể nhanh chóng lây sang các móng khác.
Dùng chanh trị nấm móng tay có tốt không?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc chuyên dụng để chữa bệnh nấm móng tay, nhiều người cũng lựa chọn các biện pháp tự nhiên như sử dụng chanh và đã đạt được kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả?
Chanh là một loại trái cây giàu các loại vitamin và khoáng chất tốt cho móng và da tay. Đặc biệt, chanh có axit citric, có khả năng kháng khuẩn, chống nấm và giảm viêm. Do đó, việc sử dụng chanh để cải thiện tình trạng nấm móng tay là một cách hữu hiệu, giúp giảm các triệu chứng của bệnh và hạn chế nấm lây lan.
Hơn nữa, khi kết hợp chanh với các nguyên liệu như tỏi, giấm táo, hay sả,... hiệu quả điều trị sẽ được nâng cao đáng kể, giúp móng chắc khỏe và giảm nguy cơ tái phát nấm móng.
Cách dùng chanh trị nấm móng tay hiệu quả
Để trị nấm móng tay ngoài điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì bạn có thể áp dụng thêm những cách sau đây:
Dùng chanh và tỏi
Kết hợp chanh và tỏi, sẽ giúp kháng khuẩn, sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nấm móng tay. Tỏi là một nguyên liệu chứa nhiều tinh dầu có khả năng kháng sinh tự nhiên, giúp tăng tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, bao gồm nấm móng tay.
Nguyên liệu:
- Chanh tươi 1 trái
- Tỏi 2- 3 tép
- Muối 1/2 thìa
Cách thực hiện:
- Chanh rửa sạch, để ráo, sau đó vắt lấy nước cốt
- Tỏi bóc vỏ, nghiền nhuyễn
- Cho tỏi, 1 thìa nước cốt chanh và muối vào chén, trộn đều
- Làm sạch vùng móng bị nấm, sau đó dùng tăm bông chấm vào hỗn hợp và thoa lên khu vực bị nấm
- Kiên trì thực hiện thường xuyên để thấy kết quả.
Dùng chanh và dầu dừa
Kết hợp chanh và dầu dừa là một cách giúp bạn tránh bị chanh ăn mòn da. Dầu dừa vừa giúp dưỡng móng, giúp kháng khuẩn, còn có thể chống viêm.
Nguyên liệu:
- Nước cốt chanh 1 thìa
- Dầu dừa nguyên chất 1 thìa
Cách thực hiện:
- Trộn đều dầu dừa với nước cốt chanh lại với nhau
- Làm sạch vùng bị nấm móng tau, lau khô
- Cho hỗn hợp thoa đều lên móng và da vùng bị nấm
- Để khoảng 15 phút, rồi rửa lại với nước ấm
Nếu bạn thấy da bị căng hay rát thì nên thoa dầu dừa lên để dưỡng ẩm.
Dùng nước cốt chanh
Nước cốt chanh tươi giúp diệt khuẩn và kháng nấm tự nhiên. Phương pháp này mang lại hiệu quả tốt mà lại đơn giản, không mất nhiều thời gian.
Nguyên liệu:
- Chanh tươi 1 trái
Cách thực hiện:
- Rửa chanh tươi nhơi nước, rồi bạn mang ngâm với nước muối loãng trong 10 phút
- Sau đó dùng tay lăn nhẹ quả chanh, mẹo này giúp bạn vắt nước dễ dàng hơn
- Dùng dao cắt chanh làm đôi, vắt lấy nước cốt
- Cho nước cốt chanh với nước lọc theo tỷ lệ 1:1. Nếu da nhạy cảm, pha loãng hơn theo tỷ lệ 1:3.
- Rửa sạch móng tay, cho nước chanh lên vùng bị nấm cùng các vùng móng xung quanh
- Để khoảng 10 phút, sau đó rửa lại với nước sạch.
- Áp dụng cách này 2 lần/ngày cho đến khi móng cải thiện.
Trị nấm móng tay bằng chanh cần lưu ý
Khi sử dụng chanh để trị nấm móng tay, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
Chọn chanh tươi và sạch
Chọn chanh tươi sạch, không bị héo, hư hỏng hay úng dập, có thể mua chanh từ nguồn uy tín, đảm bảo tươi và không có hóa chất bảo quản. Rửa sạch chanh với nước muối loãng trước khi sử dụng.
Pha loãng nước cốt chanh
Nếu da bạn nhạy cảm, hay dễ bị kích ứng hãy pha loãng nước cốt chanh để tránh gây kích ứng da. Ngoài ra, trường hợp này bạn cũng không nên lạm dụng cách làm này quá lâu để tránh da bị mòn, gây đau rát.
Kiểm tra phản ứng da
Trước khi áp dụng lên toàn bộ móng, hãy thử một lượng nhỏ nước cốt chanh lên một vùng da nhỏ để kiểm tra xem có phản ứng dị ứng hay không. Nếu có hiện tượng rát, mẩn đỏ hay khác thường thì bạn nên ngừng, không nên sử dụng.
Thời gian áp dụng
Không để nước cốt chanh trên móng quá lâu (không quá 10-15 phút) để tránh làm khô và tổn thương da. Bên cạnh đó, đây là cách trị cho bệnh nấm móng tay nhẹ, mới khỏi phát, nên nếu bạn dùng mà không có hiệu quả thì hãy tìm bác sĩ da liễu để được trị dứt điểm. Đồng thời, hiệu quả của cách làm này có thể khác nhau tùy mỗi người, nên nếu bạn không đỡ thì không nên sử dụng nữa.
Dưỡng ẩm sau khi sử dụng
Sau khi rửa sạch nước cốt chanh, hãy thoa một lớp dầu dừa mỏng hoặc kem dưỡng ẩm để giữ cho da và móng không bị khô.
Kiên trì thực hiện
Điều trị nấm móng tay cần thời gian và sự kiên nhẫn, nó không thể dùng liền là có thể trị được liền. Thực hiện đều đặn để đạt kết quả tốt nhất.
Tránh tiếp xúc với ánh nắng
Sau khi sử dụng chanh, khu vực da này sẽ dễ bị bắt nắng, nên bạn tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để không làm da bị sạm.
Duy trì thói quen lành mạnh
Bạn nãy giữ cho bàn tay của mình luôn khô ráo, tránh tiếp xúc nhiều với nước, nơi ẩm thấp để ngừa bị nấm móng tay. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp với tình trạng của bạn.
Hy vọng những lưu ý này sẽ giúp bạn sử dụng chanh để trị nấm móng tay một cách an toàn và hiệu quả! Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.