Atiso đỏ và atiso xanh đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của atiso đỏ và atiso xanh.
Xuất xứ của atiso đỏ và atiso xanh
Cả atiso đỏ và atiso xanh đều không phải là cây có nguồn gốc từ nước ta. Hai loại atiso này du nhâp vào nước ta, sau đó được nghiên cứu và trồng ở nhiều tỉnh thành. Hiện nay, atiso đỏ và atiso xanh đều là những thảo mộc được nhiều người yêu thích.
- Atiso đỏ còn được gọi là Hibiscus, có nguồn gốc từ Bắc Phi và Trung Mỹ. Thông qua hợp tác nghiên cứu khoa học giống cây này được giáo sư Đức mang qua Việt Nam. Ngoài ra, nhờ có nhà khoa học Mai Thị Tấn mà giống cây atiso đỏ này được phát triển ở nước ta.
- Atiso xanh có tên khoa học là Cynara Scolymus, là cây có xuất xứ từ Địa Trung Hải. Thực dân Pháp thời xâm lược nước ta đã mang qua Việt Nam giống cây này. Nước ta trồng nhiều ở nơi có khí hậu lạnh như Tam Đảo, Đà Lạt, Lào Cai, Sa Pa. Loại này có mùi thơm và dễ uống.
Thành phần dinh dưỡng của atiso
Atiso còn có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong 120g atiso nấu chín gồm:
- Protein: 3.5g
- Carbs: 14.5g
- Chất béo: 0.4g
- Chất xơ: 6.8g
- Sắt: 4% RDI
- Canxi: 3% RDI
- Magie: 13% RDI
- Vitamin B1: 5% RDI
- Vitamin B3: 7% RDI
- Kẽm: 3% RDI
- Folate: 27% RDI
- Phốt pho: 10% RDI
- Vitamin B2: 6% RDI
- Vitamin C: 15% RDI
- Vitamin K: 22% RDI
- Vitamin B6: 5% RDI
- Potassium: 14% RDI.
Trong đó, mức đáp ứng tiêu thụ hàng ngày của một người khỏe mạnh là RDI (Dietary Reference Intake).
Công dụng khi uống atiso
Theo chuyên gia nói rằng atiso thường không gây ra tác dụng phụ cho sức khỏe và có nhiều ứng dụng trong y học. Atiso có công dụng kích thích tiết dịch ở gan, giảm các biểu hiện say xẩm, ợ nóng sau khi say.
Atiso không chỉ có lợi có người bị gan, mà nó còn giảm chứng khó tiêu, ngừa bệnh xơ vữa động mạch, hạn chế tăng mỡ máu. Ngoài ra, nó còn giảm cholesterol, tốt cho tiêu hóa, chống oxy hóa, bảo vệ sức khỏe gan...
Những công dụng nổi bật của atiso mang lại cho sức khỏe con người như:
- Có tác dụng giữ nước
- Giảm các vấn đề hội chứng ruột kích thích
- Hỗ trợ cải thiện cholesterol
- Giúp hạ huyết áp
- Phòng sỏi thận và các vấn đề về thận
- Giúp lợi tiểu
- Tốt cho gan
- Dưỡng da, giúp da nhanh lành...
- Giảm chất béo nhờ có Cynarin và Luteolin
Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại thì chưa có nhiều nghiên cứu về những công dụng của atiso. Vậy nên mọi người cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Sự khác nhau giữa atiso đỏ và atiso xanh
Atiso đỏ và atiso xanh có những công dụng khác nhau, dưới đây là những sự khác nhau qua hình thức và công dụng mà bạn có thể tham khảo:
Khác nhau về hình thức
Atiso đỏ
Atiso đỏ hay còn gọi là Hibiscus, là một cây thân thảo, có chiều cao từ 1.5m - 2m, giống cây này là loại cây sống lâu năm, thuộc họ bông.
Hoa atiso đỏ có màu đỏ tía nổi bật, gần như không có cuống và mọc ở nách lá. Lá cây có răng cưa ở viền lá, có vị chua nên còn dùng để chế biến các món ăn ngon. Quả atiso đỏ có lớp lông bao quanh, phần đài có màu đỏ và có hình tròn. Hoa atiso đỏ cũng có thể chuyển màu trắng hoặc màu hồng tùy vào độ tuổi của hoa. Hoa nở rộ vào tháng 7 - tháng 10.
Atiso xanh
Atiso xanh hay còn gọi atiso, cũng là cây thân thảo nhưng rất cứng, thuộc họ cúc, chiều cao từ 1- 2m, bên ngoài có lông trắng phủ.
Hoa atiso xanh to, có màu đỏ hoặc màu tím hoặc màu xanh, hoa mọc ở ngọn và có lông tơ mềm. Lá atiso xanh, to, mọc so le với nhau, mặt trên của lá có màu xanh lục còn ở mặt dưới có lông.
Khác nhau về về công dụng
Công dụng của atiso đỏ
Atiso đỏ cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Vậy nên, atiso đỏ cũng được nhiều người sử dụng để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là những công dụng nổi bật của atiso đỏ:
- Vitamin C dồi dào giúp cải thiện hệ miễn dịch
- Hỗ trợ giảm cân
- Cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón, lợi tiểu, nhuận tràng
- Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin E, vitamin A, vitamin D, vitamin C,...
- Chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa
- Hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, giảm huyết áp
- Tăng cường sự tập trung, giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ
- Tăng cường chức năng gan
- Phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
Công dụng của atiso xanh
Atiso xanh có nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Điều đặc biệt ở cây atiso xanh là các bộ phận đều được sử dụng, như lá, rễ, thân, hoa đều có thể sử dụng để chế biến món ăn hay các thực phẩm chăm sóc sức khỏe như: cao atiso, trà atiso, atiso khô,...
Atiso xanh có những công dụng như:
- Cung cấp chất xơ cho cơ thể
- Bổ sung vitamin
- Cải thiện làn da, chống oxy hóa và giúp da trẻ trung và mịn màng
- Cải thiện hệ tiêu hóa
- Tăng cường chức năng gan, đào thải độc tố, ngừa các bệnh về gan và làm mát gan
- Hỗ trợ giảm các biểu hiện như nôn hay buồn nôn
- Kích thích lưu thông và điều tiết tuyến mật
- Giảm cholesterol xấu, phòng ngừa mắc các bệnh về hệ tuần toàn, bảo vệ tim mạch
Là một sản phẩm có giá thành phải chăng, lại mang nhiều công dụng cho sức khỏe nên atiso xanh được nhiều người yêu thích.
Khác nhau về hương vị
- Atiso đỏ như tên gọi của nó có màu đỏ rực rỡ, loại này có hương vị chua thanh thanh.
- Atiso xanh thì lại có màu xanh vàng, có vị ngọt tự nhiên.
Khác nhau về mùa vụ
- Atiso đỏ: Mùa chính vào tháng 11, ngoài ra ở một số vùng canh tác sớm thì thu hoạch vào tháng 8.
- Atiso xanh: Mùa chính vào tháng 4, tháng 5 hoặc mùa phụ vào tháng 6- tháng 7.
Trà Atisô uống khi nào là tốt?
Bạn có thể uống trà atisô vào bất kỳ thời điểm trong ngày, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và sở thích cá nhân. Dưới đây là một số cách thức uống trà atisô thường được áp dụng:
- Uống trà atisô vào buổi sáng: Có thể giúp tăng cường sức khỏe và năng lượng cho cả ngày, hỗ trợ tiêu hóa
- Uống trà atisô vào giữa các bữa ăn: Trước hoặc sau bữa ăn có thể giúp hỗ trợ chức năng tiêu hóa và giảm cholesterol.
- Uống trà atisô vào buổi tối: Nên uống trước 16h chiều, uống vào buổi tối có thể giúp thư giãn và giảm căng thẳng.
Nên nhớ rằng, sử dụng trà atisô nên được thực hiện theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế và không được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh độc lập.
Nên uống bao nhiêu trà atiso một ngày?
Trà atiso là loại thức uống tốt, tuy nhiên cần uống hợp lý mới mang lại kết quả tốt nhất, nên tham khảo liều lượng sau:
- Atiso dạng túi lọc: 1 túi nước lọc có thể pha 1-2 ly nước sôi, tối đa 3-4 túi trà/ ngày
- Atiso tươi: 1 lít nước dùng 10-20g pha nước
- Atiso khô: 1 lít nước dùng 5-10g pha nước
Không nên uống quá 1 lít trà atiso, không nên dùng trà để thay nước trắng, không nên uống trà atiso trong nửa tháng liên tục, mà phải nghỉ 1 tuần, nói chung trà atiso nên uống điều độ kèm theo nước lọc bình thường hàng ngày, không nên uống nhiều và nên uống hết trong ngày tránh để qua đêm.
Lời kết
Atiso đỏ và atiso xanh đều có những công dụng nổi bật, tùy vào sở thích và mục đích mà bạn có thể lựa chọn loại phù hợp với bản thân mình.