Sữa chua hay còn gọi là Yaourt là món ăn rất ngon và hấp dẫn, ngoài ra nó còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Sữa chua là gì?
Sữa chua hay còn gọi là Yaourt ( theo tiếng Pháp), có nguồn gốc từ Tây Á và Trung Đông, là một chế phẩm sữa, sữa chua được tạo ra bằng cách cho vi khuẩn lên men sữa với nhiệt độ và thời gian thích hợp. Các vi khuẩn được dùng để lên men đường lactose thành đường glucose, sau đó chuyển thành axit lactic, tuy nhiên, bạn nên ăn sữa chua nguyên chất, không đường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể hơn là loại sữa chua đã cho thêm các thành phần bổ sung như hương vị nhân tạo hay đường.
Sữa chua có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như canxi, vitamin B12, riboflavin, protein, magiê, kali...
Sữa chua cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, giúp giảm cân, làm đẹp da....Bạn có thể ăn trực tiếp, hay ăn kèm những trái cây mọng...
Thành phần dinh dưỡng của sữa chua
Sữa chua có rất nhiều chất dinh dưỡng, dưới đây là những thành phần nổi bật:
Probiotic
Probiotic ( là các chất trợ sinh hay men tiêu hóa) là vi khuẩn có vai trò đối với sức khỏe, hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa và có trong các loại sữa lên men trong đó có sữa chua. Trong đó chủ yếu là vi khuẩn bifidobacteria và vi khuẩn axit lactic. Những công dụng nổi bật của probiotic:
- Giúp giảm cholesterol
- Tổng hợp vitamin trong cơ thể
- Ngừa táo bón
- Nâng cao hệ miễn dịch
- Hỗ trợ tăng khả năng tiêu hóa lactose...
Các khoáng chất và vitamin
Chất dinh dưỡng trong sữa chua còn tùy thuộc vào loại sữa chua, các loại sữa chua khác nhau sẽ có khoáng chất và vitamin khác nhau, tuy nhiên, nếu được làm từ sữa tươi nguyên chất thì sữa chua sẽ có hàm lượng khoáng chất và vitamin rất cao:
- Riboflavin
- Canxi
- Vitamin B12
- Photpho...
Protein
Trong 245g sữa chua chứa khoảng 8,5g protein (sữa nguyên chất dùng để làm sữa chua nguyên chất). Protein có 2 loại đều giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giàu axit amin:
- Casein: Là các chất đạm sữa không hòa tan.
- Váng sữa (Whey): Là nhóm chất đạm hòa tan nhỏ hơn trong sữa, chiếm 20% lượng chất đạm trong sữa chua, và protein whey này là thực phẩm bổ sung cho người tập gym, vận động viên, nó giúp giảm cân và hạ huyết áp.
Carbohydrat
Trong sữa chua chứa đường tự nhiên với hàm lượng ít, còn ở sữa chua nguyên chất đường chủ yếu là galactose và lactose, với hàm lượng:
- Hàm lượng đường trong sữa chua tùy thuộc vào nhà sản xuất, không có định và có thể dao động từ 4,7%- 18,6% hoặc có thể cao hơn.
Chất béo
Chất béo còn phụ thuộc loại sữa dùng để làm ra sữa chua, nhưng thường nó có chứa khoảng 400 loại chất béo. Các loại sữa không béo, sữa ít béo, sữa nguyên kem đều có thể sản xuất sữa chua. Hàm lượng chất béo trong sữa chua gồm:
- Chất béo có trong sữa chua cung cấp khoảng 400 loại axi béo
- 70% chất béo trong sữa chua là chất béo bão hòa, ngoài ra còn chứa 1 lượng hợp lý chất béo không bão hòa đơn
- Chất béo chiếm 0,4 % trong sữa chua không béo đến 3,3% hoặc hơn trong sữa chua chứa nhiều chất béo.
Công dụng của sữa chua
Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của sữa chua mang lại cho sức khỏe con người:
Hỗ trợ giảm cân
Sữa chua giúp kiểm soát cân nặng, trong sữa chua có nhiều protein, hoạt động cùng canxi giúp tăng nồng độ hormone, giảm sự thèm ăn như GLP-1 và peptide YY, đặc biệt một vài nghiên cứu cho rằng ăn sữa chua còn giúp giảm tỷ lệ vòng eo, tỷ lệ mỡ và giảm cân.
Sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng, nều dùng thường xuyên có thể giúp nâng cao sức khỏe. Sữa chua mang lại nhiều lợi ích, kiểm soát cân nặng, tốt cho hệ tiêu hóa...Theo chuyên gia khuyến cáo, nên ăn các loại sữa chua chứa probiotics, không đường hoặc ít đường.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nếu hệ tiêu hóa của bạn có vấn đề, có thể sử dụng sữa chua, vì sữa chua giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn như: Bifido Bacterium và Lactobacillus Acidophilus, có công dụng làm dịu đường ruột và điều hòa ruột. Ngoài ra, với trẻ em biếng ăn, có thể bổ sung thêm sữa chua để tăng khả năng hấp thụ thức ăn.
Nâng cao hệ miễn dịch
Có thể phòng ngừa bệnh và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn sữa chua - đặc biệt các loại sữa chua có chứa nhiều probiotics.
Với những đặc tính tăng cường miễn dịch của sữa chua còn nhờ có kẽm, magie, selen là những chất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin D có trong sữa chua cũng nâng cao sức khỏe miễn dịch.
Giúp điều trị cảm lạnh
Sữa chua chứa đường carbs vì vậy khi bị cảm mà ăn sữa chua, thì nó giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, từ đó giúp cơ thể nhanh khỏe hơn. Một nghiên cứu đưa ra phụ nữ ăn sữa chua mỗi ngày, liên tục trong 9 tuần, các dấu hiệu viêm trong máu được giảm đáng kể.
Ngoài ra, sữa chua còn chứa kẽm - là một chất nâng cao hệ miễn dịch, nhờ vậy sữa chua cũng rút ngắn thời gian bị cảm lạnh. Tuy nhiên cần bổ sung 75mg kẽm mới phát huy tác dụng, còn trong sữa chua lượng kẽm khá thấy so với mức cần thiết: 2mg kẽm có trong 226ml sữa chua.
Tốt cho xương
Sữa chua giúp cải thiện sức khỏe của xương, tăng mật độ xương và phòng ngừa loãng xương hiệu quả nhờ trong sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin nổi bật như: canxi, protein, photpho...
Phòng ngừa cao huyết áp
Trong sữa chua có hàm lượng kali và canxi hỗ trợ loại bỏ hàm lượng muối dư thừa trong cơ thể, giúp các mạch máu có thể mở rộng 1 ít,nhờ vậy nên giảm tình trạng huyết áp tăng cao. Cho nên bạn có thể bổ sung sữa chua vào trong ngày, nhất là người ăn mặn sẽ giúp ngừa các bệnh về huyết áp.
Hiện nay có nhiều loại sữa chua kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác như nha đam, việt quất, dâu tây...bạn có thể thoải mái lựa chọn, tuy nhiên, nên ăn loại không đường hay ít đường sẽ tốt hơn.
Hỗ trợ giảm cholesterol trong máu
Theo tiến sĩ Mitchell Jones thuộc Đại học McGill ở Montreal ( ở Canada) cho rằng, người lớn tuổi nếu ăn sữa chua hàng ngày sẽ hỗ trợ làm giảm cholesterol trong máu đáng kể.
Do sữa chua có chứa Probiotic, nhóm vi khuẩn có lợi hỗ trợ điều hòa hệ tiêu hóa.
Một số nghiên cứu đưa ra việc ăn các sản phẩm sữa nguyên kem sẽ hấp thụ chất béo bão hòa giúp làm tăng nồng độ cholesterol tốt ( HDL) và giúp bảo vệ tim mạch. Và một nghiên cứu khác lại nói ăn sữa chua giúp làm giảm bệnh tim tổng thể. Đặc biệt, các sản phẩm từ sữa như sữa chua được chứng minh là giúp giảm tăng huyết áp.
Ăn sữa chua bao nhiêu là đủ?
Sữa chua rất tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều sẽ gây ra béo phì, dị ứng...
Mỗi ngày chỉ ăn 250 đến 500gr sữa chua, tối đa 3 hũ sữa chua, mỗi lần ăn 1 hũ - với người có sức khỏe tốt.
Sữa chua chỉ là sản phẩm bổ sung trong các bữa ăn, bạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, cân bằng lượng calo để nạp sữa chua một cách hiệu quả.
Ngoài ra, bạn nên ăn loại sữa chua không đường và cần xem xét tình trạng sức khỏe để ăn sửa chua phù hợp.
Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua
Ăn sữa chua tốt nhất vào 1-2 tiếng sau bữa ăn chính hay vào buổi tối. Thời điểm này giúp các lợi khuẩn tồn tại mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và sức khỏe.
Không nên ăn sữa chua lúc đói.
Những người nào không nên ăn sữa chua?
Sữa chua tuy ngon và tốt, tuy nhiên những người sau không nên ăn sữa chua:
- Người hệ tiêu hóa kém
- Trẻ em dưới 1 tuổi
- Người lớn tuổi, do dạ dày tương đối yếu
- Người bị tiểu đường
- Người viêm túi mật, viêm tụy, xơ vữa động mạch...
Những lưu ý khi ăn sữa chua
Dưới đây là những lưu ý bạn cần tránh khi ăn sữa chưa:
- Không đun nóng sữa chua
- Kết hợp sữa chua với các loại trái cây có tính chua
- Nên lấy ra ngoài trước khi ăn từ 15 - 30 phút
- Ăn sữa chua chung với một số đồ ăn dầu mỡ, uống thuốc
- Không ăn sữa chua khi đói
- Hạn chế bảo quản sữa chua ở ngăn đá tủ lạnh vì sẽ làm giảm probiotic...
Lời kết
Sữa chua là món ăn ngon va bổ dưỡng, hy vọng bài viết này giúp bạn có thêm kiến thức và sử dụng sữa chua một cách hợp lý.