
Lẩu cá ngát chua cay là một món ăn dân dã, đậm đà, món ăn này phù hợp cho những khi tụ tập người thân, bạn bè, cùng nhau hàn huyên bên nồi lẩu thơm phúc, thơm ngon, thì còn gì tuyệt vời hơn.
Khi ăn lẩu cần lưu gì điều gì?
Lẩu luôn là lựa chọn hấp dẫn trong những ngày se lạnh, nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn lẩu. Ngoài ra, để thưởng thức trọn vẹn món lấu một cách lành mạnh và tốt cho sức khỏe, bạn cần ăn lẩu vừa phải, và cần lưu ý một số điều sau khi ăn lẩu:
Những ai nên hạn chế ăn lẩu?

Tuy lẩu là món ăn ngon, nhưng một số người sau cần hạn chế ăn, bao gồm:
- Người đau dạ dày cần kiêng các gia vị cay nóng, mà lẩu lại chứa nhiều nên khi ăn có thể làm dạ dày khó chịu hoặc tái phát
- Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, thế nên cần tránh ăn lẩu, vì nó có quá nhiều gia vị cay để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
- Người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, gout... cũng là nhóm đối tượng cần tránh hoặc nên hạn chế các loại lẩu, vì các món ăn này có hàm lượng cao đạm và chất béo, ví dụ như lẩu hải sản, lẩu lòng, nên bạn cần tránh
- Những người có hệ tiêu hóa kém, bị dị ứng với thành phần có trong lẩu...
Không ăn lẩu khi còn quá nóng

Nước hay thực phẩm vừa được múc ra có thể nóng gần 100°C, nên bạn không nên cho vào miệng ngay, cần để cho nước và món ăn bớt nóng, hoặc dùng miệng thổi để làm nguội, sau đó mới ăn. Nếu ăn thực phẩm hay nước lẩu quá nóng, vừa có thể làm răng bị ê buốt, vừa có thể làm bỏng miệng và gây hại cho dạ dày.
Ăn lẩu vừa phải
Dù lẩu là một món ăn vô cùng hấp dẫn, nhưng bạn cũng không nên ăn liên tục, thay vào đó, vài ba tuần có thể ăn 1 lần, cần ưu tiên các món lẩu nhẹ nhàng, chứa nhiều rau xanh, không nên ăn lẩu quá nhiều trong một lần.
Dùng dụng cụ gắp đồ sống riêng

Dùng đũa, kẹp, hay muỗng để lấy thực phẩm sống riêng. Còn đũa hay muỗng để ăn đồ chín riêng. Vì nếu bạn dùng chung đũa thì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn đã được làm chín, hay trực tiếp qua miệng.
Do đó, để an toàn khi ăn lẩu, bạn nên dùng đũa ăn đồ chín và đũa gắp đồ sống riêng biệt.
Tránh uống đồ lạnh
Nước đá nếu ăn cùng lẩu có thể khiến cho dạ dày co bớp, làm dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn so với mức cần dùng, ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hóa. Nước lẩu cũng thường cay nên người bị đau dạ dày nên tránh các món lẩu cay nồng.
Nấu chín thực phẩm hoàn toàn

Một số người cho rắng, ăn đồ ăn tái sẽ ngon và dinh dưỡng hơn, nhưng khi thực phẩm tái hay chưa chín có thể có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng. Vì thế, khi ăn lẩu, bạn nên cho các nguyên liệu vào nồi, nấu chín hoàn toàn rồi mới mang ra sử dụng, đặc biệt các loại hải sản như tôm, ốc, sò, nghêu, cần nấu từ trước để đảm bảo chúng đã được làm chín.
Thực phẩm nào lâu chín bạn cho vào trước để nấu, còn như rau thì nên trụng sau, vừa trứng chín gắp ra ăn rồi trụng tiếp.
Kết hợp thêm tinh bột
Lẩu thường có nhiều đạm và chất béo vì nó được nấu từ các loại thịt và hải sản, nên khi ăn bạn sẽ thấy no nhanh hơn. Để món lẩu thơm ngon đúng điệu bạn cần ăn kèm một ít bún hay mì để giúp cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất.
Không nên ăn lẩu quá 2 giờ

Việc quây quần bên nhau, vừa ngồi ăn lẩu, vừa ăn vừa tán gẫu là thói quen của nhiều người, nhưng bạn cần loại bỏ việc ăn lẩu quả lấu. Vì nó có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động không ngừng nghỉ, điều này có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nên khi ăn lẩu, bạn không nên ăn quá 2 tiếng, có thể ăn xong, dọn món lẩu đi, chuyển qua bàn uống nước rồi tiếp tục hàn huyên là điều tuyệt hơn.
Bổ sung rau, củ, quả
Các loại gia vị cay nóng như hành, tỏi, ớt, sả... là thường được dùng khi nấu lẩu, không chỉ giúp món lẩu đậm đà mà còn giúp kích thích vị giác. Nhưng nếu ăn nhiều các gia vị cay nóng này dễ làm cơ thể nóng trong. Vì vậy, hãy ăn kèm nhiều rau xanh để giúp cơ thể thanh nhiệt.
Không dùng kính áp tròng

Có một điều có thể bạn không để ý đó là khi ăn lẩu thì không nên dùng kính áp trongg, thay vào đó hãy đeo kính gọng để đảm bảo an toàn cho mắt. Bởi vì bên nầu lẩu nóng, hơi nước sẽ bay lên, nó có thể khiến cho kính áp tròng bị co lại, gây khó chịu hay thậm chí làm mắt bị thương tổn, xuất huyết mắt. Nên nếu bạn đang đeo kinh áp tròng thì không nên ngồi bên cạnh nồi lẩu, hãy gỡ kính ra và dùng kính đeo bên ngoài tránh các rủi ro cho mắt.
Thêm nước lẩu hoặc mỗi 60 phút thay nước lẩu một lần
Nước lẩu khi trụng rau hay nấu cac thực phẩm trong quá trình ăn sẽ làm nước bị cạn, nên bạn cần châm thêm nước. Hơn nữa, đun lâu cũng làm nước lẩu mất đi nhiều dinh dưỡng mà lại có thể làm tăng lượng purin, chất béo, dầu mỡ và natri khi càng về sau, điều này không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với người mắc bệnh gout. Do đó, bạn nên thay nước lẩu khi ăn nhé.
Cách nấu lẩu cá ngát chua cay thơm ngon
Để làm món lẩu cá ngát chua cay, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau:
Nguyên liệu cần có

Nguyên liệu bao gồm:
- 1 con cá ngát 1kg
- 1 nửa trái thơm
- 3 quả cà chua
- 2 củ hành tím
- 1/4 củ hành tây
- Rau thơm
- 1 trái chanh
- 5 thìa nước tắc
- Dầu ăn
- Nước mắm
- Muối
- Hạt nêm
- Bột ngọt
- Đường.
Các bước thực hiện

Cách làm:
- Loại bỏ phần mang và ruột cá, mang cá ngát đi rửa sạch với nước chanh hòa với muối, bóp nhẹ để loại bỏ nhớp, rửa sạch, cắt khoanh
- Cà chua và rau thơm rửa sạch, cà chua cắt múi cau, rau thơm cắt nhỏ, ớt cắt nhỏ
- Thơm gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc
- Cho 2 thìa dầu ăn vào nồi, phi thơm với ớt, hành. Đổ 2 lít vào đun sôi
- Lấy 1/2 cà chua và thơm cho vào nồi, cho cá ngát vào
- Cá ngát chín thì bạn cho cá ra ngoài, nêm đường, muối, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt vào cho vừa ăn, thêm hết cà chua và thơm còn lại vào, đun sôi
- Nêm lại gia vị lần nữa, cho cá vào nồi, thêm rau và thưởng thức.