
Cá chạch kho tương riêng là một món ăn đậm đà, rất kích thích vị giác, với thịt cá chạch đậm vị béo, còn riêng thơm lừng, nó sẽ giúp cho bữa cơm của bạn thêm thú vị.
Củ riềng có tác dụng gì?
Riềng là một gia vị có vị cay thơm, tính ấm. Củ riềng thuộc họ với củ gừng, củ có vỏ cứng, dày, với nhiều mắt được chia thành các đốt với kích thước to và nhỏ khác nhau. Ruột củ gừng có màu hơi vàng hoặc trắng, có nhiều sợi xơ.
Dưới đây là những lợi ích của riềng:
Tăng cường sinh lý nam giới

Một nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất từ củ riềng có thể giúp tăng tỷ lệ sống sót, khả năng di chuyển của tinh trùng cũng như cải thiện hormone testosterone. Điều này mang đến một tiêm năng của riềng trong việc hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu năm 2014 tiến hành trên nam giới có chất lượng tinh trùng kém đã ghi nhận rằng, việc dùng chiết xuất củ riềng và quả lựu giúp tăng cường quá trình sinh tinh, đồng thời cải thiện khả năng vận động của tinh trùng lên đến 62%.
Ngăn ngừa nhiễm trùng

Củ riềng chứa các thành phần như saponin alkaloid, tanin, phenol và flavonoid. Theo một nghiên cứu năm 2010, các chiết xuất từ củ riềng có khả năng kháng khuẩn ở mức vừa đến mạnh đối với Bacillus cereus, Staphylococcus aureus,..
Thêm vào đó, rễ riềng tươi khi bạn sử dụng nó trong chế biến món ăn, nó có thể giúp giảm tỷ lệ nhiễm Vibrio parahaemolyticus.
Có lợi cho dạ dày
Chiết xuất từ riêng có khả năng giúp làm hạn chế dịch tiết axit trong dạ dày, điều này đóng góp phần giúp ức chế xuất hiện vết loét và bảo vệ tế bào dạ dày tốt hơn. Hơn nữa, củ riềng cũng có những tác dụng tích cực trong việc giảm các triệu chứng khó chịu về tiêu hóa như đau bụng, hay khó tiêu.
Kháng viêm, giảm đau

Theo một nghiên cứu năm 2003, đã chỉ ra rằng củ riềng có HMP – một hợp chất thực vật kháng viêm mạnh.
Một nghiên cứu năm 2018 trên chuột cho thấy, chiết xuất hexane từ củ riềng có thể giúp ngăn ngừa viêm đại tràng thông quá việc nó có thể kiểm soát quá trình hình thành các chất trung gian gây viêm. Nên theo nghiên cứu này, thì gừng cũng có ích cho bệnh viêm loét đại tràng.
Ngoài ra, nghiên cứu năm 2015 về chiết xuất thuộc họ gừng (Zingiberaceae), bao gồm củ riềng, đã khẳng định tác dụng giảm đau trên lâm sàng khá đáng để.
Trong một thử nghiệm trên 261 người bị viêm xương khớp gối, có đến 63% số người sử dụng chiết xuất từ gừng và riềng hàng ngày cảm nhận được khi họ đứng lên thì cơn đau giảm bớt hơn so với nhóm dùng giả dược.
Tác dụng kháng nấm
Tinh dầu chiết xuất từ thân rễ của củ riềng (ở cả dạng tươi và khô) được cho rằng nó có thể giúp kháng khuẩn, giúp tiêu diệt nhiều loại nấm, nấm men và ký sinh trùng có hại cho sức khỏe con người.
Giúp chống oxy hóa

Củ riềng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do gây hại, bảo vệ tế bào và ngăn ngừa nhiều bệnh lý. Năm 2019 có môt nghiên cứu cho biết, chiết xuất methanol từ củ riềng khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ.
Không những vậy, polyphenol trong củ riềng cũng là chất chống oxy hóa, có tác dụng tăng cường trí nhớ, kiểm soát đường huyết, giảm cholesterol LDL (xấu), từ đó góp phần bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Kiểm soát đường huyết
Một thực nghiệm năm 2015 đã nghiên cứu và phát hiện rằng chiết xuất methanol từ phần trên mặt đất của cây riềng có tác dụng tích cực trong việc điều hòa lượng đường trong máu và cải thiện lipid ở chuột bị tiểu đường. Tuy nhiên, lợi ích này cần có nhiều nghiên cứu cụ thể hơn.
Cách làm cá chạch kho tương riềng
Món cá chạch kho tương riềng khá độc đáo, lại lạ miệng, bạn có thể nấu món ăn này theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn cần chuẩn bị:
- 300g cá chạch tươi
- 2 củ gừng
- 1 nhánh riềng
- 3 nhánh sả
- 1 lá nghệ tươi
- 100ml tương bần
- 5 tép tỏi
- 2- 3 quá ớt
- 1 quả chanh
- Dầu ăn
- 100ml nước lọc
Để mua được những con cá chạch tươi, ngon, chất lượng, bạn có thể tham khảo các mẹo sau:
- Chọn cá chạch còn tươi, cá còn bơi linh hoạt, dãy mạnh, tốt nhất là cá vừa được đánh bắt về
- Cá có mắt trong, mamg cá đỏ tươi, da cá không bị trầy xước, thịt cá chắc và đàn hồi
- Mua cá chạch có thân tròn, to vừa phải, như thế thịt cá sẽ nhiều và dày
- Nên mua cá chạch ở những nhà cung cấp thực phẩm sạch, còn nếu mua cá đã chế biến sẵn, nên chọn nhà sản xuất đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng
- Không mua cá chạch đã bị chết, bị ươn, có mùi hôi hay con cá có mắt đục, thịt mềm nhão, mang cá đỏ đậm.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Cho cá chạch tươi vào trong thau, bạn thêm một ít muối và nước chanh vào, bóp nhẹ cho cá nhả nhớt, để 3- 5 phút rồi rửa sạch. Bỏ đầu và ruột cá, tiếp tục rửa sạch và để ráo
- Gừng và riềng gọt vỏ, rửa và giã nhỏ
- Tỏi bóc vỏ, ớt bỏ cuống băm nhuyễn
- Sả bóc vỏ, đập dập, cắt khúc
- Lá nghệ rửa sạch cắt nhỏ.
Bước 3: Chiên và kho cá chạch
- Để khi chiên ngon hơn, bạn cho một ít muối xóc với cá chạch cho đều
- Thêm dầu ăn vào chảo, làm nóng chảo rồi cho cá vào chiên rám vàng, vớt ra để ráo
- Cho tỏi, gừng, nghệ, riềng và ớt đã giã nhuyễn vào nồi cá, cho 100ml nước vào, cùng tương bần
- Nêm 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, bật bếp và đun sôi cá, hạ lửa kho liu riu
- Tiếp đó cho sả và lá nghệ vào kho 15 phút, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Bước 4: Thưởng thức
Bạn cho cá chạch kho tương riềng ra đĩa, ăn kèm cơm trắng nóng hổi sẽ rất vừa miệng.
Mẹo khử mùi và bỏ hết nhớt cá chạch
Cá chạch là loại cá có phần da trơn bóng, nó có một lớp nhớt tự nhiên, nên khi bạn sơ chế cá, thì cần làm sạch phần nhớt này và khử mùi tanh của cá rồi mới mang cá đi chế biến.
Cách loại bỏ nhớt và mùi tanh cá chạch:
- Xát cá bằng hỗn hợp muối, chanh, đây là cách đơn giản và được nhiều người áp dụng
- Lấy một ít tro bếp cho vào chậu, thả cá vào, dùng tay xoa nhẹ để tro bám đều lên thân cá, tốt nhẹ từ đầu đến đuôi cá khoảng 5 phút, như thế nhớt cá sẽ bị làm sạch hoàn toàn
- Lấy lá tre hoặc lá chuối để tuốt dọc theo thân cá, như vậy sẽ giúp loại bỏ nhớt, cách làm này thường ít người sử dụng hơn, vì cần làm đều tay nếu không sẽ dễ làm trầy xước cá
- Dùng giấm để xát nhẹ với cá, sẽ giúp bạn khử mùi tanh và bỏ nhớt
- Hoặc chần cá chạch nước nóng 80 độ C để loại bỏ hoàn toàn nhớt và mùi tanh.