
Việt Nam là quốc gia nổi tiếng về trà, với các loại trà ngon như trà Tân Cương, trà Shan Tuyết, trà sen Tây Hồ,... chúng ta có những vườn trà danh tiếng ở Thái Nguyên, Lâm Đồng hay những cây trà cổ thụ ở Tây Bắc.
Trà gì ngon nhất Việt Nam?

Việt Nam là đất nước nổi tiếng có nhiều loại trà ngon, mỗi loại mang một hương vị và đặc trưng riêng, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người thưởng trà. Vì thể, trên thế giới dù có muôn vàn loại trà khác nhau, thì trà Việt Nam vẫn luôn là cái tên sáng ngời được nhiều người lựa chọn.
Để nói loại trà ngon nhất Việt Nam là loại nào thì điều này còn dựa vào nhiều yếu tố, như độ quý hiếm, giá trị sức khỏe, giá trị văn hóa, giá trị dinh dưỡng... Các loại trà như trà Shan Tuyết cổ thụ, trà sen Tây Hồ, trà Thái Nguyên... đều là những cái tên nổi bật.
Trà Shan Tuyết mang đến sự mộc mạc, thuần khiết ở vùng núi Tây Bác. Còn tà Thái Nguyên hoặc trà Sen Tây Hồ lại mang hương vị truyền thống. Còn các dòng trà hiện đại thì có thể chọn trà nhài hay trà ô long.
Top 10 loại trà ngon ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có truyền thống trà lâu đời, với nhiều loại trà đặc sản nổi tiếng. Dưới đây là top 10 loại trà ngon nhất Việt Nam:
Trà sen Tây Hồ

Trà sen Tây Hồ là một loại trà đặc biệt của Việt Nam, không chỉ là một loại trà thượng hạng mà nó còn gắn bó với văn hóa của dân tộc. Trà gạo sen này là sự kết hợp giữa trà xanh Thái Nguyên thượng hạng và gạo sen từ những bông sen tươi Bách Diệp từ Hồ Tây - Hà Nội, điều này giúp tạo nên hương vị thanh tao, dịu nhẹ và rất đặc trưng.
Quá trình ướp trà với gạo sen cần có sự tận tâm, kiên trì và giàu kinh nghiệm. Trà xanh hảo hạng và những bông hoa sen tươi Bách Diệp sẽ được tuyển chọn kỹ lưỡng, hoa sen sẽ được nghệ nhân tách gạo sen. Quy trình làm trà sen cần rải đều trà trên mẹt đã được lót lá sen, cứ một lớp hoa sen thì bạn trải một lớp trà lên, xen kẽ đến khi hết nguyên liệu, sau đó ủ trong 2 ngày để trà hấp thụ hương sen tự nhiên.
Sau khi tách hoa sen ra, mang trà được sấy nhẹ để giữ độ khô ráo, rồi trộn với gạo sen theo tỷ lệ 200g gạo sen cho 1kg trà. Hỗn hợp được ủ từ 18-24 giờ, tùy thuộc vào độ ẩm của gạo sen. Trà sau đó được sao khô nhằm giúp cánh trà khi pha không có màu đỏ hay bị cháy.
Gạo sen cũ được sàng bỏ, trà tiếp tục được ướp với gạo sen mới và tiến hành sao khô theo phương pháp truyền thống. Lặp lại 5-7 lần quy trình này trong khoảng hơn 3 tuần. Vì thế, để làm ra 1kg trà gạo sen này cần số lượng hoa sen rất lớn, khoảng 700-900 bông sen ( 140-180g gạo sen mỗi lần ướp). Kết quả là một loại trà có hương sen tinh tế, nhẹ nhàng, trà có vị ngậy, chát dịu và hậu ngọt kéo dài.
Trà nõn tôm
Trà nõn tôm là một đặc sản trứ danh của vùng Tân Cương, trà này cũng nằm trong danh sách các loại trà cao cấp được ưa chuộng nhất. Điều này là nhờ chất lượng vượt trội, hương vị tinh tế và có giá trị sức khỏe cao. Để làm ra loại trà này, người ta phải chọn lựa kỹ những búp chè non tươi mới, chỉ chọn loại một búp và một lá non (1 tôm 1 lá), nhờ có đất đai màu mỡ và khí hậu mát mẻ nên vùng Thái Nguyên cho ra những phẩm trà hảo hạng, đồng thời nó còn nhờ vào bàn tay lành nghề của các nghệ nhân nơi đây.
Trà nõn tôm Thái Nguyên mang đến trải nghiệm thưởng trà khác biệt, ban đầu mới nhấp một ngụm trà bạn sẽ thấy có mùi thơm thoảng nhẹ, vị chát dịu sau đó sẽ là hậu vị ngọt lan tỏa trong khoang miệng. Màu nước trà như màu cốm hay xanh vàng, trong veo giúp tăng tính thẩm mỹ cho từng tách trà.
Trà nõn tôm khi uống bạn sẽ cảm nhận được vị chát dịu nhẹ ở đầu lưỡi, sau đó là vị ngọt lưu lại lâu trong cổ họng. Nếu trà nõn tôm được làm từ cây chè non thì sẽ có vị chát rõ hơn, còn nếu được chế biến từ những cây chè có độ tuổi vừa sẽ có vị trà đậm đà và cân bằng, vừa vị. Vậy nên, việc chọn nguyên liệu rất quan trọng. Trà nõn tôm với hương cốm non thanh mát, khi thưởng trà hương thơm bốc lên nhẹ nhàng, tinh tế.
Trà Shan Tuyết cổ thụ

Trà Shan Tuyết cổ thụ là loại trà quý hiếm, trà này được sản xuất từ giống trà cổ thụ sinh trưởng tự nhiên trên những vùng núi cao từ 1200 đến 2400 mét so với mực nước biển, đặc biệt là Hà Giang, Yên Bái và Suối Giàng. Những cây trà cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm, ở đây quanh năm mây mù bao phủ và có thời tiết giá lạnh, tạo điện kiện thuận lợi để cây trà phát triển vượt trội và tạo nên những búp trà chất lượng. Đây là loại trà được xem là tinh hoa núi rừng Tây Bắc.
Lá trà Shan Tuyết dày, to, đặc biệt là còn phủ một lớp lông trắng mịn như tuyết. Khi pha, nước trà vàng óng, vị chát nhẹ và hậu vị ngọt lan tỏa lâu trong khoang miệng, cùng mùi hương tinh tế, mang đến trải nghiệm thưởng trà đặc sắc, mà các loại trà khác khó có được.
Trà Shan Tuyết có đặc điểm dễ thấy nhất là màu trắng của sợi trà, giống như tuyết phủ. Nhìn kỹ sẽ thấy màu trắng đó do có những sợi lông tơ mảnh mai quấn quanh búp trà. Búp trà tươi trên cây cũng có lớp lông trắng này. Đó là cách mà cây trà tự bảo vệ mình trước sự khắc nghiệt của thời tiết.
Trà vằng
Trà vằng cũng là một loại trà ngon, đây là dòng trà thảo dược, được chiết xuất từ cây vằng (Jasminum subtriplinerve). Không chỉ có hương vị đặc biệt, loại trà này còn có trong các bài thuốc Đông y, nhất là ở vùng miền Trung.
Với vị đắng nhẹ dịu kết hợp cùng hậu vị ngọt nhẹ nhàng, khi uống trà nó sẽ giúp bạn thư giãn và thư thái hơn. Vì là trà thảo mộc nên vị nhẹ, dễ uống. Đáng chú ý là trà này còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện tiêu hóa, an thần và kiểm soát huyết áp...
Trà Phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ là một loại trà đen nổi tiếng, có nguồn gốc từ Phổ Nhĩ - Vân Nam - Trung Quốc. Đây là dòng trà rất đặc biệt, trà sau khi thu hái và sơ chế, sẽ được mang đi ủ lên men theo phương pháp truyền thống, đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu trong từng công đoạn chế biến.
Tại Việt Nam, trà Phổ Nhĩ đã gắn bó với đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như Tày, Dao, Nùng, Thái suốt hàng trăm năm. Người dân thường sử dụng ống tre, nứa để đựng trà, trà sẽ được cho vào các ống này rồi ủ trên gác bếp trong thời gian dài, tạo nên một loại thức uống đặc trưng gọi là trà ống lam.
Lá và búp trà Shan Tuyết cổ thụ chính là nguyên liệu làm nên chất lượng tuyệt hảo của trà Phổ Nhĩ. Quá trình lên men của loại trà này có thể kéo dài từ vài năm đến hàng chục, thậm chí cả trăm năm. Trà ủ càng lâu thì hàm lượng lợi khuẩn càng cao, hương vị càng đậm đà và giá trị cũng theo đó mà tăng lên.
Khi pha, nước trà Phổ Nhĩ có màu đỏ đậm, trong, nhìn rất nổi bật, mùi hương vừa dịu vừa phảng phất vị men tự nhiên đặc trưng. Nhờ quá trình lên men nên vị chát ban đầu của trà đã giảm đi và vị trở lên tuyệt vời hơn.
Bạch trà
Bạch trà còn được gọi là trà trắng, được ví như “vua của các dòng trà” nhờ dòng trà này có hương vị độc đáo. Với phương pháp truyền thống, trà trắng được tạo nên từ các búp trà non, được hái từ các cây trà cổ thụ sinh trưởng ở các vùng núi cao. Sau khi trà được lựa chọn và hái những búp chất lượng, trà sẽ được người thợ làm héo vừa đủ. Lúc này lá trà khô thẳng và đã có một màu trắng bạc nên được gọi là bạch trà. Dòng trà này khi chế biến có tính thẩm mỹ cao, rất chất lượng nhờ nguyên liệu được lựa chọn kỹ lưỡng chỉ có chồi, không có vụn lá.
Trà trắng được thu hái ở vụ Xuân, sau khi mùa đông qua những cây chè chè Shan tuyết hấp thu tinh hoa từ trời đất, giúp tạo nên một hương vị trà tinh tế và còn có nhiều dưỡng chất quý đối với sức khỏe con người như giàu chất chống oxy hóa flavonoid, polyphenol, tanin, catechin. Giúp nâng cao miễn dịch của cơ thể, chống lão hóa, hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề như bệnh đái tháo đường, tim mạch...
Trà trắng khi pha, những búp trà như nở rộ, thưởng trà có vị chát nhẹ, hậu vị ngọt, không đắng và có hương thơm rất hấp dẫn.
Trà ô long

Trà Oolong (hay còn gọi ô long) là một loại trà có nguồn gốc đất nước Trung Hoa, tên gọi này được đặt theo hình dạng của trà sau khi đã được chế biến. Trà Ô Long là giống trà quý được làm từ cây chè (Camellia Sinensis), có xuất xứ từ Đài Loan.
Trà ô long được nhiều người cho rằng có nguồn gốc từ Đài Loan, nhưng thực ra, loại trà này bắt nguồn từ Phúc Kiến - Trung Quốc, đây là vùng trồng cây trà ô long lâu đời. Là thức uống thanh lọc cơ thể, giải nhiệt nên nó đã trở nên thông dụng ở các vùng bên cạnh như Đài Loan và Việt Nam.
Sau đó, cây chè này được chính thức đưa về trồng tại Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Hiện nay, giống trà được trồng nhiều nhất là ô long Cao Sơn của Đài Loan. Thực tế, trà ô long xanh do Việt Nam tạo ra, sau đó Đài Loan nhập khẩu và tiêu thụ phần lớn hoặc có thể sản xuất thành ô long đen tùy theo khẩu vị của người tiêu dùng.
Trà Oolong có quy trình chế biến phức tạp và đa dạng nhất. Trà Ô Long lên men thấp hay Ô Long xanh thường có độ lên men rơi vào khoảng 12-20%. Ô Long lên men cao hay Ô Long đen thì độ lên men có thể từ 40-80%. Tùy vào loại lên men trong thời gian dài hay trong thời gian ngắn, lên men nắng hay mát, ủ than hay không ủ than...Hương vị trà ô long dịu nhẹ dễ uống, phù hợp nhiều đối tượng.
Trà Ô long có chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa. Trà xuất hiện ở nước ta vào những năm 80 của thế kỷ 20 tại Lâm Đồng và đến bây giờ vẫn đang được nhiều người ưa chuộng.
Trà lài
Trà lài, hay trà xanh lài, là sự kết hợp tinh tế giữa trà xanh và hoa lài, tạo nên sự độc đáo và gia tăng hương thơm, hương vị cho thức uống. Hương hoa lài đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật hương vị của trà xanh, mang lại cảm giác thư thái và thoải mái cho người uống.
Khi pha trà lài bạn sẽ thấy trà có vị chát nhẹ, hương thơm quyến rũ. Lúc thưởng trà sẽ cảm nhận được mùi hương lan ra khắp miệng chỉ trong một ngụm đầu tiên, sau đó đọng sâu trong cổ họng. Bạn cũng sẽ thấy có vị chát nhẹ ở lưỡi, nhưng sau đó sẽ thấy hậu vị ngọt như mật ong trong khoang miệng.
Trà Tân Cương

Trà Thái Nguyên là tên gọi chung khi nói về loại trà nổi tiếng có nguồn gốc từ tỉnh Thái Nguyên - Việt Nam. Trà ở đây thường có cánh trà nhỏ, xoăn đều và hương thơm dịu nhẹ. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận vị chát nhẹ đầu lưỡi, nhanh chóng chuyển sang hậu vị. Không chỉ là thức uống quen thuộc của người Việt, trà Thái Nguyên còn được xem ngành nông nghiệp trọng điểm của nước ta.
Mặc dù trà hay chè được trồng ở nhiều vùng miền khác nhau, nhưng thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Thái Nguyên điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng, khiến cho cây trà nơi đây phát triển mạnh mẽ, mang theo những phẩm chất rất riêng biệt. Chỉ cần nhắc đến trà, người ta lập tức nghĩ đến vùng đất Tân Cương – Thái Nguyên.
Một yếu tố quan trọng góp phần làm nên danh tiếng trà Tân Cương chính là nguồn nước suối tự nhiên từ dãy núi Tam Đảo. Dòng nước mát lành, tinh khiết ngày đêm tưới mát những đồi trà xanh mướt, tạo nên những búp trà non tươi tốt, mang lại chất lượng vượt trội không nơi nào sánh được. Trà ở đây thường có cánh trà nhỏ, xoăn đều và hương thơm dịu nhẹ. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận vị chát nhẹ đầu lưỡi, nhanh chóng chuyển sang hậu vị. Nhờ có những phẩm chất rất riêng biệt mà trà Tân Cương luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.
Trà Thiết Quan Âm
Trà Thiết Quan Âm là một loại trà ô long xanh ngon và nổi tiếng. Đây còn là loại trà pha 7 nước còn dư hương.
Tuy loại trà này được nhập khẩu nhưng nó lại là một trong những loại trà được nhiều người ưu chuộng tại Việt Nam, trà Thiết Quan Âm được chế biến theo công thức thủ công truyền thống, giúp trà tạo nên được những hương vị tuyệt vời, tạo điểm nhấn riêng.
Khi pha trà Thiết Quan Âm, bạn chỉ cần dùng nước đang sôi để ngâm trà là có thể tận hưởng hương vị trà đậm đà. Trà có mùi hoa lan thơm dịu với một chút mùi hạt dẻ đặc trưng. Đó là điểm nổi bật làm nên giá trị của trà Thiết Quan Âm. Nước trà khi pha xong có màu vàng ánh kim, trong veo. Khi uống trà, người thưởng trà nên nhấm nháp, nhâm nhi trà rồi để đầu lưỡi đưa nhẹ lên để trà chạm vào tất cả các vị giác trên lưỡi rồi nuốt trà xuống thì sẽ cảm nhận được mùi hoa tươi thơm phức và vị trà chát dịu.
Cách nhận biết trà ngon

Để nhận biết trà ngon, bạn có thể dựa vào một số tiêu chí để đánh giá chất lượng trà. Ví dụ: Lá trà cần xoăn chặt, đồng đều, không bị vụn, cánh trà đều màu và có màu sắc tự nhiên. Trà ngon cũng có mùi thơm dịu nhẹ, thoảng thoảng nhưng bạn sẽ cảm thấy nó rất tươi mới.
Trà có vị chát nhẹ nhưng hậu ngọt sâu, không bị đắng gắt. Hậu vị kéo dài là dấu hiệu của trà chất lượng cao thường có, nên bạn hãy chú ý đến yếu tố này.