Trà đá là đồ uống quen thuộc, nhất là mỗi khi bạn đi ăn ở các quán ăn.
Những ai không nên uống trà đá
Mặc dù trà đá là thức uống quá quen thuộc, cách làm khá đơn giản, chỉ cần cho nước trà đã pha vào một ca đá lạnh, là bạn đã có một ca trà đá rồi, có thể cho trà và một ít nước lọc để giúp trà nhạt hơn.
Mặc dù vậy, nhưng cũng có một số người sau không nên uống trà đá:
Người bị bệnh sỏi thận
Không ít người có suy nghĩ rằng, những ai bị sỏi thận thì cần bổ sung nhiều nước, trong đó có cả trà đá. Nhưng thực chất, trà đá lại có lượng oxalate cao, cho nên nếu uống nhiều trà đá sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Người có chất lượng giấc ngủ kém
Những ai có chất lượng giấc ngủ kém, bị căng thẳng thì nên tránh uống trà đá, vì nó có thể làm bạn khó ngủ hơn, mệt mỏi hơn. Đặc biệt là trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Người bị các vấn đề về hô hấp
Những đối tượng có vấn đề về hô hấp như bị viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi...đều không nên uống trà đá. Lý do, trà đá có tính hàn ( lạnh), nó có thể làm đường hô hấp lẫn niêm mạc ở hầu họng bị kích thích. Những người này uống trà đá cũng làm bệnh tình lâu khỏi hoặc có thể nặng hơn.
Những người đang đói bụng
Khi đói bạn không nên uống trà, lý do là khi bạn đang đóí, bụng rỗng uống trà vào sẽ kích thích sản sinh nhiều acid, nên khi uống trà khi đói sẽ làm bạn bị nôn nao, cồn cào, chóng mặt, ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Ngoài ra, khi bạn đói mà uống trà đá cũng đễ làm cơ thể bị nhiễm lạnh, có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp, nhất là phổi.
Để phát huy tối đa lợi ích của việc uống trà, bạn nên uống trà sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng.
Phụ nữ có bầu những tháng đầu thai kỳ
Trong trà xanh có chứa tannin, nó có thể cản trở việc hấp thu dưỡng chất, do nó ảnh hưởng tới việc hấp thu sắt của máu. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho biết những người uống trà xanh quá nhiều sẽ làm giảm 20- 25% sự hấp thu sắt. Bên cạnh đó, nó còn có lượng caffein nhất định, nếu mẹ bầu uống trà xnah cũng gây hại cho thai nhi.
Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh uống trà xanh, đặc biệt là những tháng đầu thai kỳ.
Khi uống trà cần tránh
Khi uống trà bạn cần lưu ý những điều sau:
Dùng trà sau khi ăn
Chuyên gia dinh dưỡng ở Trung Quốc đưa ra lời khuyên cực kỳ quan trọng là tránh uống trà ngay sau bữa ăn nếu bạn muốn duy trì sức khỏe cơ thể khỏe mạnh.
Dân gian Trung Quốc có câu: "Uống trà sau bữa ăn như uống thuốc độc." Trong trà chứa nhiều tannin và các hợp chất có tính kiềm, cả hai đều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, gây cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất và có thể dẫn đến cảm giác đầy bụng và khó tiêu.
Thành phần tanin kết hợp với protein trong thức ăn như thịt, trứng, sữa,... tạo thành các cặn khó tiêu và kết tủa, có thể dẫn đến bệnh sỏi thận. Hơn nữa, tanin phản ứng với khoáng chất như sắt, magiê, kẽm, tạo ra axit có thể tác động xấu dạ dày.
Uống trà ngay sau khi ăn có thể làm các men tiêu hóa " loãng", hạn chế khả năng tiêu hóa.
Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ dùng 15ml trà ngay sau bữa ăn cũng có thể giảm tới 50% khả năng hấp thụ sắt. Loại trà càng đậm, hậu quả càng lớn, có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
Chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo nên hạn chế uống trà trước bữa ăn, và nếu cần uống, hãy chọn trà hoa cúc nhạt, loại trà không gây ảnh hưởng đáng kể đến hệ tiêu hoá.
Vì vậy, sau bữa ăn lựa chọn tốt nhất là nên uống một cốc nước lọc, và nên trì hoãn uống trà ít nhất 1 - 2 tiếng sau bữa ăn.
Dùng nước quá nóng hay quá nguội để pha trà
Mỗi dòng trà sẽ có mức nhiệt pha khác nhau, như trà đen, trà oolong, bạch trà, lục trà... đều có nhiệt độ hãm trà khác nhau. Thông thường, màu lá trà càng đậm thì khi pha cần nhiệt độ nước càng cao để hãm trà.
- Bạch trà: Nhiệt độ ủ trà khoảng 65–70°C
- Lục trà ( trà xanh): Nhiệt độ ủ trà khoảng 80–85°C
- Trà oolong: Nhiệt độ ủ trà khoảng 85-90oC
- Trà đen: Nhiệt độ ủ trà khoảng 85–95°C
- Trà pha (pha 2 loại trà cùng nhau hay nhiều loại trà): Nhiệt độ ủ trà khoảng 100°C.
Nên bạn cần pha trà đúng nhiệt độ, để trà có hương vị thơm ngon và mang đến nhiều lợi ích nhất. Khi uống trà bạn cũng không nên uống lúc trà còn nóng, cũng không nên uống trà quá lạnh hay cho nhiều đá lạnh vào. Lý do là trà lạnh sẽ làm viêm họng, gây đờm, nhất là khi thời tiết lạnh.
Dùng trà đã được pha từ lâu
Cách tốt nhất là bạn pha trà xong, chờ trà ấm thì thưởng thức ngay. Đó là lúc bạn ở nhà, còn lúc bạn dùng trà đá ở quán ăn hay vỉa hè, thì có thể là dùng loại trà không đảm bảo chất lượng hoặc được pha từ lâu. Uống trà đã để quá lâu, qua đem có thể làm rối loạn tiêu hóa, ngộ độc...