Phụ nữ sau khi sinh cần có chế độ ăn uống đa dạng, một số người thắc mắc liệu khổ qua ( mướp đắng) thì các mẹ sau sinh có nên ăn không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Thông tin về mướp đắng
Mướp đắng là một thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn gia đình, còn được biết đến với tên gọi khổ qua, lương qua hay cẩm lệ chi, thuộc họ hàng bầu bí, với tên khoa học là Momordica charantia. Loại quả này nổi tiếng không chỉ với hương vị đặc trưng mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Mướp đắng chứa một lượng lớn chất xơ và các vi chất dinh dưỡng. Các thành phần dinh dưỡng chính có thể tìm thấy trong mướp đắng bao gồm:
Vitamin A
Vitamin A là một loại vitamin rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể, vấn đề là vi chất dinh dưỡng này cơ thể người không thể tự tổng hợp mà phải bổ sung qua việc ăn uống mỗi ngày.
Mướp đắng có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe thị lực, điều này là nhờ hàm lượng vitamin A và beta-carotene có trong loại thực phẩm này.
Vitamin nhóm B
Các vitamin B là một loại vitamin có thể hòa tan trong nước, hỗ trợ nhiều chức năng trong cơ thể như việc trao đổi chất của tế bào.
Mướp đắng là loại trái có nhiều loại vitamin nhóm B, bao gồm vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B9.
Vitamin C
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng tăng cường miễn dịch, thúc đẩy sản sinh collagen....
Mướp đắng là một thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao, so với dưa leo hàm lượng vitamin C của mướp đắng cao hơn 5 - 20 lần, do đó, khi bạn ăn mướp đắng nó sẽ giúp cũng cố hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật và hỗ trợ quá trình làm lành vết thương.
Vitamin K
Vitamin K là loại vitamin tan trong chất béo, rất cần thiết cho sức khỏe.
Vitamin K có trong mướp đắng giúp cải thiện sức khỏe xương và có tính chất kháng viêm.
Chất xơ
Mướp đắng góp phần vào việc kiểm soát cân nặng nhờ lượng chất xơ cao. Chất xơ giúp bạn có cảm giác no lâu, kiểm soát thèm ăn và từ đó dễ dàng điều chỉnh lượng calo nạp vào cơ thể, nhờ vậy mà giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Ngoài ra, chất xơ còn có lợi cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
Chất chống oxy hóa
Bao gồm các hợp chất như catechin, epicatechin, và các axit như chlorogenic và gallic, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do gốc tự do.
Các loại khoáng chất
Mướp đắng chứa nhiều loại khoáng chất như kali, magie, canxi, phốt pho, sắt, đồng, kẽm... đều là những thành phần có lợi cho sức khỏe.
Phụ nữ sau khi sinh con có ăn được mướp đắng không?
Mướp đắng là một thực phẩm lành mạnh có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, phụ nữ sau khi sinh là đối tượng không nên ăn mướp đắng vì nó không phù hợp trong chế độ ăn uống sau sinh và thời kỳ cho con bú.
Mặc dù mướp đắng được biết đến với các dưỡng chất có ích cho sức khỏe, nhưng không phải lúc nào nó cũng phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh vì những lý do sau:
Nguy cơ ngộ độc
- Theo y học cổ truyền, mướp đắng có tính hàn, vị đắng và có thể không phù hợp với trạng thái cơ thể sau sinh. Khi sinh xong nếu tiêu thụ mướp đắng cũng có thể dẫn đến các tình trạng như nôn, lạnh bụng...
- Trong khi đó, y học hiện đại cũng chỉ ra rằng mướp đắng chứa các hợp chất như momordica, quinine và glycoside có thể gây ngộ độc. Nên phụ nữ sau sinh ăn mướp đắng có thể bị mệt mỏi, hoa mắt, buồn nôn....
Hạt mướp đắng cũng chứa vicine, có thể gây hại cho các tế bào hồng cầu.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Mướp đắng có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm lạnh bụng và tiêu chảy, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và tiết sữa sau sinh. Do đó, việc hạn chế và tránh tiêu thụ mướp đắng là điều cần thiết đối với phụ nữ sau khi sinh.
Không chứa dưỡng chất cần thiết
Phụ nữ sau khi sinh nên có một chế độ ăn uống đa dạng và giàu dinh dưỡng, việc bổ sung mướp đắng vào chế độ ăn uống của mình là không phù hợp. Lý do là mướp đắng không chứa đủ dưỡng chất so với các loại rau củ quả khác, vậy nên thay vì ăn mướp đắng thì các mẹ nên chọn các loại rau củ cùng các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác.
Không những vậy, mướp đắng lại thiếu chất béo cần thiết cho quá trình hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh. Vậy nên thực phẩm này không đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng còn không hỗ trợ hồi phục sức khỏe cho các mẹ.
Gây nên tình trạng hạ đường huyết
Phụ nữ sau sinh cần thận trọng với việc tiêu thụ mướp đắng do nó có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt là đối với những người có huyết áp thấp. Do đó, việc ăn khổ qua tiềm ẩn các rủi ro cho các mẹ.
Nhìn chung, phụ nữ sau khi sinh nên tránh tiêu thụ mướp đắng để đảm bảo sức khỏe và hồi phục tốt nhất. Để có lời khuyên chính xác nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Các thực phẩm phụ nữ sau sinh cần tránh
Sau khi sinh, việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng là rất quan trọng. Có một số thực phẩm mà phụ nữ sau sinh nên hạn chế hoặc tránh xa để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé. Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà phụ nữ sau sinh nên kiêng:
Đồ uống chứa cafein và cồn
Caffeine và đồ uống có cồn như bia rượu là những thực phẩm mẹ sau sinh cần tránh. Cả hai đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé do truyền qua sữa, điều này không tốt cho bé.
Đồ sống
Đồ sống chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nên phụ nữ sau sinh nên ăn chín uống sôi để tránh ảnh hưởng tới trẻ cũng như sức khỏe của mẹ.
Thức ăn cay nóng
Có thể dẫn đến tình trạng táo bón và bệnh trĩ cho các mẹ sau sinh, không những vậy, ăn các đồ ăn cay nóng còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, làm bé bỏ bú.
Thực phẩm chứa thủy ngân
Một số loại đồ biển như cá thu, cá kiếm, cá chính, cá ngừ, cá trê, cá da trơn... có hàm lượng thủy ngân, nên phụ nữ sau sinh cần tránh ăn những loại cá này cũng như thực phẩm có hàm lượng thủy ngân.
Thực phẩm đông lạnh, nhiều dầu mỡ
Phụ nữ sau sinh cũng cần tránh thực phẩm đông lạnh hay nước uống lạnh để tránh buốt răng, hay gây rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng là nhóm cần tránh, vì nó có thể gây áp lực cho hệ tiêu hóa và làm cơ thể lâu hồi phục.
Đồ chua
Những món ăn, trái cây, nước uống quá chua cũng là nhóm thực phẩm phụ nữ sau sinh cần tránh, cif nó có thể tác động xấu đến hệ tiêu hóa, có thể làm trào ngược và tiêu chảy cho trẻ.
Các loại thực phẩm chức năng có tác dụng giảm cân cũng cần tránh.
Ngoài ra, mẹ bầu sau sinh cũng nên tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng hoặc làm giảm chất lượng sữa mẹ. Để có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học sau sinh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể cung cấp lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bạn.