Mì gạo là một loại mì quen thuộc, được tạo thành từ hai nguyên liệu chính là tinh bột gạo và nước. Bài viết này 1shop.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về loại mì này.
Giá trị dinh dưỡng của mì gạo
Mì gạo là một loại thực phẩm truyền thống phổ biến, được làm từ tinh bột gạo và nước. Cũng có những loại mì thì người ta lại dùng tinh bột ngô và sắn để tạo độ trong và dai ngon cho sợi mì. Loại mì này thường được chế biến thành dạng khô và tiện lợi trong việc nấu các món ăn ngon.
Mì gạo dựa vào nguyên liệu và cách chế biến mà nó sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau, nhưng thông thường, mì gạo chứa nhiều chất đạm và carbohydrate, trong khi hàm lượng chất béo và chất xơ lại khá thấp. Đặc biệt, mì gạo còn chứa một lượng lớn khoáng chất selen, đáp ứng nhu cầu 14% selen hàng ngày của cơ thể.
Trong mỗi bát mì gạo 175g, nấu từ khoảng 57g mì khô, có chứa những chất dinh dưỡng như:
- Protein: 3.2g
- Carbohydrate: 42.2g
- Vitamin B1: 3%
- Vitamin B3: 1%
- Chất xơ: 1.8g
- Chất béo: 0.4g
- Natri: 33.4mg
- Mangan: 9%
- Sắt: 1%
- Selen: 14%
- Kẽm: 4%
- Đồng: 7%
- Phospho: 3%
Mì gạo, với các giá trị dinh dưỡng đa dạng, là một lựa chọn tuyệt vời để kết hợp vào chế độ ăn uống hàng ngày, mang lại sự ngon miệng và bổ dưỡng.
Mì gạo có tốt không?
Mì gạo không chỉ chế biến ngon mà nó còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:
Hàm lượng chất béo thấp
Mì gạo là một thực phẩm lý tưởng cho những ai muốn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nhờ nó là một loại carbohydrate tự nhiên ít béo. Khi tiêu thụ mì gạo, carbs trong nó chuyển hóa thành năng lượng, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế thèm ăn, đồng thời hạn chế việc mỡ thừa tích tụ. Hơn nữa, carbs từ mì gạo này cũng có khả năng hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể.
Cải thiện tiêu hóa
Mì gạo cũng chứa chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi hay táo bón...
Giàu dinh dưỡng
Mì gạo chứa hàm lượng lớn chất đạm, carbs và natri, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Các thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động hiệu quả trong ngày, đồng thời giúp bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, dù giàu dinh dưỡng, việc tiêu thụ mì gạo nên được kiểm soát ở mức vừa phải để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên cân bằng dinh dưỡng hàng ngày.
Không chứa gluten
Mì gạo được làm từ bột gạo trắng, không chứa gluten, là sản phẩm phù hợp cho những người mắc bệnh celiac hoặc có phản ứng nhạy cảm với gluten. Việc tiêu thụ gluten có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi,... cho những ai nhạy cảm với nó.
Vì vậy, mì gạo phù hợp cho người có vấn đề với gluten, giúp họ có thêm lựa chọn làm phong phú bữa ăn của mình.
Mì gạo chứa bao nhiêu calo?
Trong 100g mì gạo cung cấp khoảng 109 calo, và khi mì gạo được chế biến và nấu chín, con số này tăng lên 192 calo. Với một món ăn mà thành phần chủ yếu được làm từ tinh bột thì lượng cali này là khá thấp.
So với các loại mì khác, như mì từ bột mì tinh luyện (221 calo) hay mì từ bột mì nguyên cám (237 calo), mì gạo có ít calo hơn từ 14-20%. Ngoài ra, một số loại mì như mì shirataki hoặc mì chay từ bí ngòi... cũng là những loại mì có lượng calo thấp mà bạn có thể tham khảo.
Ăn mì gạo có tăng cân không?
Với lượng calo mà mì gạo cung cấp, nó chỉ chiếm khoảng 1/3 mức calo cơ thể cần trong một bữa ăn, do đó, nếu bạn ăn mì gạo vừa phải sẽ không gây tăng cân. Mì gạo ít chất béo và chứa ít tinh bột hơn so với các loại mì khác như mì ăn liền, hay mì Ý, ... khiến nó trở thành lựa chọn thích hợp cho chế độ ăn kiêng.
Tuy nhiên, mì gạo có giúp bạn giảm cân hay không thì còn tùy vào số lượng bạn ăn, cách bạn ăn, cũng như kết hợp nó như thế nào cho phù hợp. Thông thường, chúng ta thường nấu mì kèm theo rau, thịt, tôm... Một bát canh mì gạo kèm thịt heo chứa khoảng 375 calo. Lượng calo này là khá lớn, nếu bạn ăn nhiều hơn 1 tô thì nguy cơ tăng cân là điều dễ hiểu.
Thêm vào đó, mì gạo cũng dễ tiêu hóa, nên bạn cũng sẽ cảm thấy đói nhanh, vì vậy, nếu bạn muốn tăng hiệu quả giảm cân, bạn nên kết hợp cùng nhiều thực phẩm giàu chất xơ, calo thấp, để giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Ngoài ra, mì gạo được chế biến từ gạo lứt cũng là lựa chọn tuyệt vời.
Tóm lại, mì gạo có thể hỗ trợ giảm cân cũng có thể khiến bạn tăng cân nếu bạn sử dụng sai cách hay ăn quá nhiều. Nếu muốn giảm cân với mì gạo, thì bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ, kết hợp chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên, đồng thời, nên ưu tiên các thực phẩm chứa tinh bột lành mạnh như gạo lứt, khoai lang...
3 cách nấu mì gạo thơm ngon và bổ dưỡng
Dưới đây là những cách nấu món mì gạo ngon và phù hợp cho những người muốn ăn kiêng mà bạn có thể tham khảo:
Mì gạo và giá đỗ
Mì gạo xào giá đó vừa thanh mắt vừa hấp dẫn, món ăn này bạn có thể làm như sau:
Nguyên liệu:
- Mì gạo
- Hành tím
- Giá đỗ
- Hạt nêm
- Nước mắm
Cách làm:
- Giá đỗ mang đi rửa với nước nhiều lần, để ráo
- Mì gạo ngâm nước 30 phút, khi sợi mì mềm thì bạn vớt ra, để ráo
- Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm cùng hành tỏi băm, thêm mì gạo vào, xào đều tay
- Xào được 3 phút thì cho giá đỗ và rau vào cùng
- Nêm nước mắm, hạt nêm vào cho vừa ăn, tắt bếp
- Cho mì gạo giá đỗ ra đĩa và thưởng thức.
Mì gạo và nấm đông cô
Mì gạo lứt xào nấm đông cô vừa phù hợp cho bữa ăn kiêng vừa phù hợp cho người ăn chay.
Nguyên liệu:
- Mì gạo lứt
- Nấm đông cô
- Hành tím băm
- Hạt nêm
- Nước tương
Cách làm:
- Nấm đông cô ngâm trong nước cho mềm, rửa sạch và vắt khô
- Mì gạo lứt cũng tương tự, ngâm nước 10 phút. Mì mềm thì bạn vớt để ráo nước
- Cho nước vào nồi, thêm 1 thìa dầu cám cùng 1/ 2 thìa muối, đun sôi, cho mì gạo lứt vào chần qua 5 phút, vớt để riêng
- Cho dầu ăn vào nồi, phi thơm hành tím rồi cho nấm vào xào
- Thêm nước tương và muối, xào chín thì cho ra đĩa
- Nồi xào đó bạn dùng tiếp để xào mì gạo lứt. Sau đó cho nấm vào xào chung, nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp
- Cho mì ra đĩa, làm thêm 1 chén nước tương, nếu nhạt có thể ăn kèm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm rau vào ăn cùng.
Mì gạo và cà chua, thịt bằm
Món ăn này kết hợp cùng thịt bằm và cà chua vừa có lượng calo vừa phải lại ngon.
Nguyên liệu:
- Mì gạo
- Hành tím 2 củ
- Thịt bằm 50g
- Hành lá
- Cà chua
- Hạt nêm
- Nước mắm
- Rau cải
Cách làm:
- Rau cải, cà chua và hành lá rửa sạch, rau cải và hành lá cắt nhỏ và để riêng, cà chua cắt múi cau
- Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím bằm
- Cho thịt bằm vào xào sơ, thêm 1/2 thìa hạt nêm xào đều
- Cho cà chua vào xào sơ, thêm muối, hạt nêm vào, đổ 400ml vào, đun sôi
- Khi nước sôi thì cho rau cải vào, nêm thêm 1 thìa nước mắm, đun sôi 5 phút rồi nêm nếm cho vừa ăn, tắt bếp
- Trụng mì gạo, cho vào tô, sau đó cho phần nước này vào, thêm hành lá
- Thường thức.
Khi ăn mì gạo cần lưu ý
Khi ăn mì gạo, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng:
- Dù mì gạo có lượng calo thấp, nhưng ăn quá nhiều sẽ làm bạn tăng cân hoặc gặp phải các vấn đề khác
- Để cung cấp đủ dưỡng chất, hãy kết hợp mì gạo với nhiều rau xanh, thịt, cá hoặc các nguồn protein khác. Tránh ăn mì gạo một mình mà không có thêm thực phẩm bổ dưỡng.
- Chọn loại mì gạo ở những nhà sản xuất uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng
- Khi nấu mì gạo, hạn chế sử dụng quá nhiều dầu mỡ hoặc gia vị chứa nhiều muối
- Kiểm soát lượng mì gạo ăn hàng ngày, không được ăn quá nhiều và không ăn thường xuyên
Bằng cách tuân thủ những lưu ý này, bạn sẽ có thể tận hưởng món mì gạo ngon lành mà vẫn giữ được sức khỏe tối ưu.