Uống dầu dừa mỗi ngày có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cần thực hiện đúng cách, đúng liều lượng và đúng người.
Quy trình dầu dừa như thế nào?
Dầu dừa là loại dầu thực vật, được chiết xuất chủ yếu từ cơm dừa (phần thịt quả dừa) thông qua các phương pháp ép hoặc xử lý để tách dầu. Dầu dừa tùy vào phương pháp sản xuất mà có màu sắc khác nhau. Dầu dừa ép lạnh thường có màu trắng trong hay trắng ngà, độ tinh khiết cao, trong khi đó dầu dừa được sản xuất theo phương pháp thủ công tùy vào nhiệt độ mà nó có thể hơi vàng hay vàng đậm như dầu ăn thông thường.
Dầu dừa có hương thơm tự nhiên đặc trưng của dừa. Đặc biệt, dầu dừa chứa một lượng lớn axit béo bão hòa, trong đó axit lauric chiếm từ 50% đến 53%. Nhờ vậy mà dầu dừa là sản phẩm có lượng chất béo cao và tốt cho sức khỏe.
Dầu dừa không chỉ được dùng trong ẩm thực, có thể chế biến nhiều món ăn và làm bánh, mà nó còn là nguyên liệu để chăm sóc sắc đẹp hiệu quả. Với khả năng dưỡng ẩm vượt trội, nó được dùng để dưỡng da, môi, lông mi và tóc...
Cách chọn mua dầu dừa nguyên chất hiệu quả nhất
Để chọn mua dầu dừa nguyên chất bạn có thể áp dụng những bí quyết sau:
Nguồn gốc sản phẩm
Chọn mua dầu dừa từ các thương hiệu uy tín, có nhãn mác cũng như thông tin sản phẩm đầy, nguồn gốc rõ ràng và có chứng nhận chất lượng chất lượng là cách tốt nhất để đảm bảo bạn sở hữu sản phẩm nguyên chất.
Quan sát màu sắc
Màu của dầu dừa nguyên chất thường trắng trong hoặc hơi vàng nhạt, màu sắc này có thể tùy thuộc vào quy trình sản xuất và cách bảo quản. Dầu dừa cũng trong và không hề có cặn lắng. Dầu dừa có màu quá sáng hoặc quá đậm có thể là dấu hiệu của sự can thiệp từ hóa chất hoặc được pha trộn thêm các chất phụ gia khác.
Kiểm tra mùi hương
Dầu dừa nguyên chất có mùi thơm tự nhiên gần giống như mùi kẹo dừa, mùi hương thoang thoảng rất dễ chịu, không gắt cũng không có mùi hương liệu pha trộn. Nếu dầu dừa không có mùi hương hay mùi nó bất thường thì bạn nên tránh, vì nó có thể đã được pha trộn hay thêm hóa chất.
Kiểm tra bằng nhiệt độ
Dầu dừa có nhiệt độ nóng chảy thấp, nằm trong khoảng 24-26°C. Điều này có nghĩa là ở nhiệt độ phòng dao động từ 26-32°C thì dầu dừa ở dạng lỏng. Tuy nhiên, khi được đặt ở môi trường có nhiệt độ dưới 25°C thì dầu dừa sẽ bị đông lại, chẳng hạn bạn cho dầu dừa vào trong tủ lạnh thì chỉ một khoáng thời gian là nó chuyển sang trạng thái rắn, tức là bị đông lại.
Do đó, bạn có thể cho dầu dừa vào tủ lạnh, để kiểm tra nó có đông không, đây cũng là cách nhận biết dầu dừa nguyên chất.
Uống dầu dừa mỗi ngày có tốt không?
Nếu sử dụng một cách hợp lý và khoa học, với liều lượng vừa phải thì việc uống dầu dừa có thể mang lại tác dụng cho sức khỏe. Dầu dừa chứa nhiều axit béo lành mạnh như axit lauric, axit béo không no và các dưỡng chất thiết yếu. Đây đều là những thành phần này được cho là có lợi cho tim mạch, hỗ trợ chức năng não bộ, củng cố hệ miễn dịch và giảm tình trạng viêm. Ngoài ra, dầu dừa còn là nguyên liệu tuyệt vời giúp làm đẹp da, tóc...
Bên cạnh những lợi ích, việc tiêu thụ dầu dừa mỗi ngày cũng tiềm ẩn một số rủi ro nếu không sử dụng đúng cách. Dầu dừa có nhiều axit béo no, và nếu tiêu thụ quá mức, nó có thể dẫn đến tăng cholesterol, điều này sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Đồng thời, nếu dùng dầu dừa trong việc chế biến món ăn quá nhiều còn có thể gây tăng cân.
Do đó, để sử dụng dầu dừa một cách hiệu quả và an toàn, bạn nên sử dụng vừa đủ. Một lượng nhỏ, khoảng 1-2 muỗng cà phê mỗi ngày ( tùy vào sức khỏe và nhu cầu cơ thể), có thể được thêm vào chế độ ăn như một phần bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, thì bạn hãy hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ trước khi muốn thêm dầu dừa vào thực đơn của mình.
Dầu dừa có công dụng gì?
Dầu dừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Làm đẹp da, dưỡng ẩm cho da, giảm viêm, giúp da mềm mại và mịn màng, hạn chế tình trạng khô ráp, điều này là nhờ nó chứa nhiều vitamin E và axit béo
- Giúp tóc bóng mượt, giảm gãy rụng
- Hỗ trợ tiêu hóa nhờ dầu dừa có khả năng hỗ trợ hấp thu một số dưỡng chất trong ruột, giúp hệ tiêu hóa trơn tru hơn
- Dầu dừa giúp kháng vi khuẩn, chống nấm và vi rút, cải thiện hệ miễn dịch
- Giúp giảm tình trạng viêm nhờ có các chất có khả năng chống viêm.
Ai không nên sử dụng dầu dừa?
Mặc dù dầu dừa có những công dụng cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng nó. Một số người không nên dùng dầu dừa như:
Người bị dị ứng, cơ địa nhạy cảm
Dầu dừa vẫn có thể gây dị ứng cho một số người có cơ địa nhạy cảm, tuy nhiên trường hợp dị ứng với dầu dừa rất hiếm. Các triệu chứng dị ứng như phát ban, ngứa và thậm chí có thể gây sốc phản vệ ( một tình trạng nguy hiểm).
Nếu bạn là người bị dị ứng với dầu dừa, thì cũng nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa dầu dừa như sô cô la, bánh ngọt, bắp rang bơ, sản phẩm chăm sóc cơ thể có chứa dừa.
Người đang bị rối loạn tiêu hóa
Dầu dừa nguyên chất có thể bị tiêu chảy nhẹ cho một số người khi dùng nó trong khoảng tuần đầu tiên, gây nên đau bụng và nôn mửa. Để giảm thiểu những triệu chứng này, khi bắt đầu sử dụng bạn chỉ dùng một lượng nhỏ, để xem xét phản ứng của cơ thể, nếu không vấn đề gì có thể tăng lên theo liều lượng khuyến cáo.
Những ai đang bị rối loạn tiêu hóa hay bị tiêu chảy, không nên sử dụng dầu dừa. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc lo ngại nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Người bị mỡ máu, bị xơ vữa động mạch
Dầu dừa chứa một lượng cao chất béo bão hòa còn cao hơn dầu ô liu hay dầu bơ, chất béo này nếu nạp quá nhiều nó có thể làm tăng cholesterol toàn phần và lượng cholesterol xấu, từ đó làm vấn đề mỡ máu nghiêm trọng hơn và nó còn làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.
Tuy dầu dừa có thể giúp tăng cholesterol HDL, nhưng bạn nên ưu tiên các loại dầu thực vật lành mạnh khác để đảm bảo an toàn.
Người có vấn đề về tim mạch
Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngoài ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên thì việc hạn chế nạp chất béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa sẽ giúp phòng ngừa các vấn đề về tim mạch. Trong khi đó, dầu dừa lại là sản phẩm có nhiều chất béo bão hòa, có thể ảnh hưởng xấu đến tim mạch nếu bạn sử dụng sai cách.
Các chất béo không bão hòa thay cho dầu dừa là một cách ngăn ngừa tim mạch. Tuy sản phẩm này vẫn có chứa chất béo không bão hòa nhưng có có nghiên cứu là xác định nó có thể giảm sự gây hại của chất béo bão hòa
Do đó, người bị bệnh tim mạch tránh dùng dầu dừa.