Mật cá chép có chứa chất độc, cá càng lớn thì độc tố tích tụ trong mật càng nhiều, vậy nên khi sơ chế cá chép bạn nên loại bỏ mật cá.
Tìm hiểu về cá chép
Cá chép là một loài cá nước ngọt phổ biến trên các quốc gia trên thế giới, với tên khoa học là Cyprinus Carpio. Cá chép xuất xứ từ châu Âu và châu Á, cá chép có tuổi thọ cao, có thể sống tới 47 năm, đạt chiều dài 1.2m và nặng khoảng 37.3kg.
Loài cá này ưa thích môi trường nước chảy chậm, khu vực có nhiều thực vật mềm như rong và rêu. Cá chép thường sống thành bầy, phát triển tốt trong nước ngọt hoặc nước lợ, cá chép có hương vị ngon nên được nhiều người yêu thích, nó có thể chế biến nhiều món ăn ngon như cá chép kho, lẩu cá chép...
Giá trị dinh dưỡng của cá chép
Cá chép là một loại cá nước ngọt và được sử dụng rộng rãi, nó còn được gọi là Lý ngư. Các bộ phận của cá chép được xem là một vị thuốc như đầu, thịt cá, vây cá. Cá chép không chỉ có thịt dày, béo ngậy mà còn có hương vị thơm ngon, khiến nó trở thành một món ăn quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích.
Theo Đông y, cá chép có nhiều lợi ích cho sức khỏe như lợi tiể, bình phổi, thông sữa và làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử tà độc sưng tấy... Ngoài ra, cá chép còn giúp cải thiện các bệnh của phụ nữ.
Y học hiện đại cũng cho rằng cá chép rất tốt cho sức khỏe. Trong 100g cá chép, có chứa 4.1 chất bẻo ( lipid), 0.09mg vitamin B2, 17.6g chất đạm ( protein) và 25mg vitamin A, cùng nhiều dưỡng chất khác.
Ăn mật cá chép có độc không?
Nhiều người tin rằng mật cá chép có thể bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh, nên khi chế biến cá chép, họ thường giữ lại cả mật. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nguy hiểm. Theo các chuyên gia, mật cá chép chứa chất độc, và cá chép càng lớn thì lượng độc tố trong mật càng cao.
Chất độc trong mật cá chép là tetrodotoxin, một loại độc tố thần kinh mạnh không bị phá hủy dù đun sôi lâu.
Thực tế đã ghi nhận trường hợp ngộ độc sau khi nuốt mật cá chép sống cùng rượu, với các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Khi kiểm trả xét nghiệm, những người này bị suy đa tạng, men gan tăng cao và suy thận cấp.
Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh mật cá chép có tác dụng chữa bệnh hay bồi bổ sức khỏe. Ngược lại, mật cá chép chứa độc tố gây hại, có thể gây rối loạn tiêu hóa và thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Lưu ý khi ăn cá chép bạn cần biết
Chế biến đúng cách
Khi chế biến cá chép, cần loại bỏ mang cá, ruột cá, vây, mật cá, sau đó rửa sạch cá. Sau đó chế biến kỹ càng, đặc biệt bạn nên lưu ý nếu sau khi ăn cá chép trong vòng 1 ngày mà có các biểu hiện lạ như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng hãy đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.
Chỉ ăn cá chép đã nấu chín kỹ
Cá chép sống có thể chứa ký sinh trùng, do đó, khi ăn thực phẩm này bạn cần đảm bảo nó đã được nấu chín hoàn toàn. Cá chép sống dưới nước nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao. Khi ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể, chúng có thể ảnh hưởng xấu cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan.
Kết hợp thực phẩm hợp lý
Theo Đông y, cá chép có tính dương nên có một số thực phẩm không nên kết hợp cùng vì có thể hình thành độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn không nên kết hợp cá chép với thịt gà, thịt chó, cam thảo ( trong thuốc Đông y). Đặc biệt là cam thảo, kết hợp cá chép với cam thảo có thể gây tử vong.
Lợi ích của các bộ phận trong cá chép
Từng bộ phận cá chép đều mang lại nhiều lợi ích tích cực như:
Xương cá chép
Xương cá chép được sử dụng để chữa trị các chứng bệnh phụ nữ như xích bạch đới và âm sang, mang lại hiệu quả điều trị khá tốt.
Ruột cá chép
Ruột cá chép có thể chữa các vết lở loét, nhiễm trùng tai, trĩ và nhọt rò. Khi kết hợp với rượu trắng và nướng chín, ruột cá chép có thể được dùng để đắp lên chỗ cần điều trị. Bạn cần dùng rượu trắng có độ cồn cao.
Mỡ cá chép
Mỡ cá chép có thể được dùng thay cho dầu ăn để chữa các chứng bệnh cơn giật kinh phong.
Thịt cá chép
Thịt cá chép có vị ngọt, không chứa độc tố, khí bình, giúp hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như cước khí và hoàng đản.
Não cá chép
Não cá chép có tác dụng điều trị các chứng bệnh kinh giản. Món cháo cá chép cũng giúp cải thiện tình trạng lãng thai.
Răng cá chép
Răng cá chép có thể được sử dụng để giúp cải thiện tình trạng bệnh sỏi thận.
Công dụng của cá chép
Cá chép giàu dưỡng chất, đặc biệt là protein, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Không phải ngẫu nhiên mà cá chép được xếp vào nhóm ba thực phẩm bổ dưỡng hàng đầu cùng với thịt gà và ba ba. Thịt cá chép không chỉ ngon, ngọt mà còn có mùi thơm đặc trưng. Đối với phụ nữ mang thai, cá chép giúp dưỡng thai và an thai, trong khi với người bình thường, nó có tác dụng bổ máu.
Theo y học Trung Quốc, cá chép có dương tính trong âm tính, giúp lợi tiểu và hỗ trợ điều trị các bệnh khi cơ thể bị kết lạnh. Nướng cá chép có thể giúp phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa.
Cá chép còn có nhiều tác dụng khác như bổ máu và bồi bổ, hỗ trợ điều trị các bệnh như liệt dương, rong kinh, băng huyết, thông sữa, bổ huyết và an thai cho phụ nữ. Trẻ em bị tắt tiếng, không nuốt được, hoặc bị phù nề vàng da, viêm phế quản cấp tính cũng có thể được cải thiện nhờ cá chép.
Ngoài ra, cá chép cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng như omega-3, các acid amin, EPA, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin D, vitamin E...giúp cải thiện xơ vữa động mạch, giảm chất béo trong máu...
Những ai không nên ăn cá chép
Khi ăn cá chép bạn cần loại bỏ phần mật cá, còn phần thịt cá chép vừa ngon lại vừa có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người sau không nên ăn cá chép như:
Những người bị rối loạn xuất huyết
Người bị bệnh xuất huyết cùng là đối tượng không phù hợp để ăn cá chép. Điều này là do cá chép có thể cản trở tập kết tiểu cầu, chống các vấn đề huyết khối và các vấn đề liên quan tới xuất huyết, do cá chép chứa nhiều axit eicosapentaenoic.
Ngoài ra những người có vấn đề về xuất huyết như dị ứng, thiếu hụt vitamin C do chảy máu bất thường cũng tránh xa cá chép.
Người có vấn đề về thận, gan
Thịt cá chép chứa nhiều protein, không phù hợp cho những người có bệnh lý về gan, thận. Người bị bệnh gan cần giảm và điều chỉnh lượng chất đạm. Còn đối với người bị thận thì cá chép chứa nhiều kali, mà thành phần này không tốt cho người bệnh. Nên 2 đối tượng này đều nên tránh ăn cá chép.
Người bị gout, cơ địa dị ứng
Những ai có cơ địa dễ bị dị ứng, hay bị dị ứng hải sản cũng nên tránh ăn cá chép vì có nguy cơ cao bị dị ứng.
Còn người bị gout không nên ăn cá chép, vì nó chứa nhiều purine.