Khí hậu có thể ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của rượu vang, và điều này thường được thể hiện qua niên vụ của nho và vùng trồng nho.
Vùng sản xuất rượu vang là ở những nơi nào?
Rượu vang được sản xuất ở nhiều nơi trên thể giới, tuy nhiên vùng rượu vang nổi tiếng nằm ở vùng vĩ độ 30 độ đến 50 độ. Những vùng sản xuất rượu vang thường có khí hậu cận nhiệt đới, hay khí hậu ôn đới. Những quốc gian trong các vùng khí hậu này có nhiều điều kiện thuận lợi để trồng nho tốt nhất.
Một số nước nổi tiếng như ở khu vực khí hậu cận nhiệt đới như Nam Mỹ, Úc, Italia, Nam Phi, còn ở khí hậu ôn đới thì có các nước như New Zealand, Đức, Bắc Mỹ, Anh...
Vùng khí hậu mát mẻ hương vị rượu vang như thế nào?
Những vùng này nho thường sinh trưởng trong nhiệt độ khoảng từ 12-15 °C . Một số nước nổi tiếng là ở phía bắc nước Pháp, Mỹ, phía nam New Zealand...
Nồng độ cồn từ thấp tới trung bình
Những nơi có khí hậu mát, rượu vang được sản xuất theo phương pháp thủ công sẽ có nồng độ cồn thấp hơn. Lý giải điều này là do quả nho có hàm lượng đường ít, nên chuyển hóa thành rượu vang thì nồng độ không cao.
Tannin từ thấp đến trung bình
Quả nho cũng có vỏ không quá dày nếu sinh trưởng trong điều kiện thời tiết mát mẻ. Lượng tannin có trong rưọu vang là được hình thanh từ hạt nho và vỏ nho trong quá trình lên men, nếu nho có vỏ ngoài mỏng thì khi thành rượu vang, hàm lượng tannin cũng nhẹ hơn nhiều so với nho có vỏ dày.
Rượu khi vào miệng có cảm giác nhẹ nhàng và sảng khoái.
Màu rượu sáng, hơi phớt nhạt
Nho có vỏ mỏng cũng ảnh hưởng tới màu sắc rượu vang. Do đó, nếu nhỏ mỏng vỏ thì rượu sẽ có xu hướng có màu nhạt và loãng hơn so với những vùng rượu có khi hậu ấm áp. Ví dụ như một chai Pinot Noir ở Đức, mặc dù màu sắc quyến rũ nhưng nó hơi nhạt màu.
Độ đậm đà từ thấp tới trung bình
Rượu vang nếu được sản xuất ở những vùng có khí hậu mát mẻ thì rượu vang thường có hương vị thanh nhẹ, vị nhạt, lý do là do trái nho ở đây có hàm lượng đường thấp, nhưng độ chua cao hơn so với các loại nho được trồng ở nước có khí hậu ấm áp.
Do nhiệt độ thấp hơn và ánh nắng mặt trời ít nên làm cho hàm hường đường tự nhiên của nho không có nhiều trong quá trình phát triển.
Độ acid từ trung bình đến cao
Khi thời tiết mát mẻ cũng đồng nghĩa với tốc độ nho chín cũng chậm hơn so với nơi có khi hậu nóng, hàm lượng đường của trái cây thường không quá cao, nhưng lại có nhiều axit malic được hấp thu vào quả nho.
Đặc điểm hương vị rượu vang ở vùng khí hậu mát mẻ
Ở những vùng sản xuất rượu vang có khí hậu mát mẻ, rượu vang thường có mùi thơm tinh tế, dịu nhe, mùi gần giống như hoa hồng và hoa tử linh lan, còn đối với rượu vang đỏ lại có xu hướng độ axit cao hơn, nồng độ cồn thấp và hương vị cay hơn như Pinot Noir, Gamay, Schiava, Merlot...
Còn rượu vang trắng thường có hương vị trái cây, vị chua nhẹ, độ cồn thấp.
Những nơi khí hậu mát mẻ, rượu vang có hương vị nhẹ nhàng.
Vùng khí hậu mát mẻ hương vị rượu vang như thế nào?
Quá trình phát triển của nho thường dao động nhiệt độ từ 17- 20 độ C, ở các vùng sản xuất rượu vang có khí hậu nóng hay khí hậu ẩm. Những vùng này có thể là các nước nằm gần vùng xích đọa hay nổi bật như Brazil, Tây Ban Nha, Argentina, Úc - là những vùng có lượng mưa hàng năm thấp, số giờ nắng trong năm cao, không có chịu thời tiết băng giá lạnh.
Nồng độ cồn từ trung bình tới cao
Quả nho sau khi thu hoạch được làm sạch và nghiền nát, sau đó mang đi lên men, khi nho có hàm lượng đường tự nhiên cao thì khi chuyển hóa thành rượu sẽ có nồng độ cồn cao. Đó cũng là lý do rượu vang được sản xuất theo phương pháp thủ công của vùng khí hậu lạnh thấp hơn nhiều so với vùng khí hậu nóng.
Tannin từ trung bình đến cao
Quả nho ở vùng khí hậu nóng cũng giúp vỏ nho dày hơn, mà vỏ nho và hạt nho lại hình thành nên tannin. Vì vậy, rượu vang ở vùng khí hậu nóng sẽ có lượng tannin cao hơn. Khi uống rượu vang bạn cũng có cảm giác rượu đậm đà hơn.
Độ acid từ thấp đến trung bình
Nho sẽ được chín nhanh hơn ở khí hậu nóng ẩm, cho nên hàm lượng đường tự nhiên cũng cao, nhưng lượng axit không nhiều.
Màu rượu tối hơn, đậm đặc hơn
Vỏ nho dày giúp màu sắc của rượu vang có màu rực rỡ và nổi bật hơn. Ví dụ như rượu vang trắng sẽ có màu vàng đồng, vàng nước chanh, còn rượu vang đỏ có màu tím, hồng ngọc....
Do đó, rượu vang được sản xuất ở vùng khí hậu nóng ẩm sẽ có màu đậm hơn.
Độ đậm đà từ vừa đến đậm đà
Ở vùng khí hậu nóng rượu vang sẽ có hương vị đậm đà hơn, mùi trái cây thơm hơn so với rưọu vang được sản xuất ở vùng khí hậu lạnh. Nhờ có ánh nắng mặt trời, cùng thời gian chiếu sáng trong ngày cao, giúp nho có hàm lượng đường tự nhiên cao.
Đặc điểm hương vị rượu vang ở vùng khí hậu nóng
Ở vùng khí hậu nóng rượu vang đỏ thường có mùi hương đậm đà, vị trái cây như nho, mâm xôi, anh đào, dâu..., còn rượu vang trắng lại có hương vị như lê, cam quýt, táo xanh,...
Nhờ có hàm lượng đường tự nhiên cao, nên nho vùng này làm rượu vang sẽ có vị đậm đà hơn, hương vị đọng lại lan tỏa trong miệng.
Ngoài ra, rưọu vang còn có nhiều tầng hương vị khác nhau, tùy vào các loại rượu vang thượng hạng.