Một người trưởng thành có sức khỏe bình thường có thể thêm 20 - 30g socola mỗi ngày. Còn đối với mẹ bỉm thì sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Socola có những thành phần nào?
Socola là một loại thức ăn được làm từ các sản phẩm từ quả hạt cacao, còn được gọi là chocolate. Socola có thể được sản xuất trong nhiều dạng khác nhau, bao gồm socola đen, socola sữa, và socola trắng, mỗi dạng đều có thành phần cụ thể khác nhau. Socola thường được làm từ bột ca cao, đường, sữa, bơ ca cao,...để tạo nên hương vị đặc trưng cho sản phẩm, ngoài ra socola còn được thêm một số thành phần khác để tăng hương vị như hạnh nhân, hạt cà phê, vani...
Một số thành phần nổi bật có trong socola như:
- Bột cao cao: Là thành phần chính và quan trọng để làm socola. Quá trình làm socola rất phức tạp, bắt đầu từ việc thu hoạch trái cây cacao chất lượng, sau đó tiến hành lột vỏ, ủ lên men, sấy khô và xay ra bột cacao
- Đường: Sẽ dùng đường cát hoặc đường mía để tạo độ ngọt cho socola
- Chất béo: Socola thông thường sẽ dùng bơ ca cao hoặc sữa tươi
- Vani: Là một chất giúp tăng mùi thơm và hương vị của socola, góp phần tăng cảm giác thú vị, ngon miệng khi ăn socola
- Lecithin: Hỗ trợ giúp sản xuất socola mịn, thường có ở quả đậu nành và các thực phẩm khác, đây là chất nhờn tự nhiên.
Mẹ bỉm ăn socola có công dụng gì?
Việc mẹ bỉm ăn socola có thể có một số lợi ích nhất định, tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tiêu thụ và ở mức độ vừa phải. Dưới đây là một số lợi ích tiềm năng của việc tiêu thụ socola chất lượng:
Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Socola đen nếu bổ sung đúng cách và đúng liều lượng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhờ trong socola đen giàu chất chống hóa, nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện lưu thông máu và ổn định huyết áp.
Ngoài ra, theo chuyên gia hướng dẫn thì socola càng sẫm màu, chất lượng và hàm lượng ca cao cao thì càng có lợi cho tim.
Trong socola còn có chất chống oxy hóa flavonoid có công dụng giảm nguy cơ bị tim mạch và đột quỵ. Sử dụng socola cũng hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol xấu, nên mẹ bỉm ăn với một lượng phù hợp cũng giúp giảm nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch.
Chất chống oxy hóa flavonoid trong socola cũng thúc đẩy sản xuất nhiều oxit nitric hơn, nhờ vậy mà giúp hạn chế các tổn thương tế bào liên quan đến tim mạch, huyết áp và chức năng mạch máu được cải thiện. Nên socola cũng có thể giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ, hạ huyết áp và chống viêm.
Giảm nguy cơ bị bệnh đái tháo đường
Theo một nghiên cứu về socola, chất chống oxy hóa flavonoid có thể giúp giảm lượng đường trong máu và nâng cao đề kháng.
Xoa dịu tâm trạng
Ăn socola giúp mẹ bỉm sau khi sinh giảm căng thẳng, tinh thần thoải mái, cải thiện tâm trạng nhờ socola đen có khả năng giúp giải phóng hormone endorphin và serotonin. Công bố trên Proteome Research được một nghiên cứu cho rằng ăn 1,4 ounce sôcôla đen/ ngày, ăn trong 14 ngày sẽ giúp hormone gây căng thẳng ( cortisol).
Không những vậy, socola đen còn giúp tăng serotonin ở não, nhờ đó thúc đẩy hệ thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ, giảm trầm cảm. Và flavanol giúp giảm mệt mỏi, xoa dịu tâm trạng.
Ngoài ra, sau khi sinh con ăn socola cũng tăng cảm giác ngon miệng và tinh thần vui vẻ hơn.
Có lợi cho não
Hai chất theobromin và caffein có trong socola có khả năng cải thiện trí nhớ và sự tập trung.
Theo một nghiên cứu cho rằng, khi ăn một thanh socola đen với hàm lượng ca cao khoảng 70%, sau khi ăn 30 phút thì tần số sóng não sẽ tăng lên ở các khu vực chính, điều này giúp tăng sự nhận thức, cải thiện khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin cho người ăn.
Không những vậy, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng cho biết, uống 1 ly cao cao nóng/ ngày, có thể giảm nguy cơ bị suy giảm trí nhớ, giúp não bộ khỏe mạnh và minh mẫn.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ socola cũng cần được thực hiện một cách hợp lý với lượng hợp lý, bởi vì socola cũng chứa nhiều đường và calo cao, có thể gây tăng cân nếu tiêu thụ quá nhiều. Do đó, mẹ bỉm cần tiêu thụ socola đúng cách và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước ăn.
Mẹ bỉm ăn socola có tác hại gì?
Việc mẹ bỉm ăn socola có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu ăn sai cách và ăn quá nhiều, do đó socola có thể gây ra một số tác hại như:
- Làm tăng lượng đường trong máu: Socola có chứa đường và sữa, đặc biệt là socola sữa, socola trắng...nên nếu ăn quá nhiều socola sẽ gây tăng lượng đường trong máu và có tác động xấu cho mẹ bỉm
- Làm tăng cân: Socola cũng có lượng calo cao, nhiều đường, sữa, nên ăn socola sẽ dễ tăng cân nếu ăn không điều độ và gây ra các tác dụng không tốt cho sức khỏe
- Ảnh hưởng giấc ngủ: Trong socola có lượng caffein nhất định, nếu bạn ăn nhiều nó cũng có thể làm mất ngứ
- Bị dị ứng: Đặc biệt đối với ai bị dị ứng với socola hay các loại socola chứa hạt cafe...
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa: Khi ăn nhiều socola có thể gây khó tiêu, tiêu chảy, nhất là khi ăn phải các loại socola kém chất lượng.
Lưu ý cho mẹ bỉm khi ăn socola
Đối với các bà mẹ sau sinh, việc tiêu thụ socola cần được thực hiện cẩn trọng và sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Cần mua các loại socola chất lượng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi mẹ sau sinh ăn socola:
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe hay không yên tâm chế độ ăn uống của mình nên tìm bác sĩ để được tư vấn. Bên cạnh đó, người bị đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp... cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn socola.
Chọn socola đen
Socola đen thường có lượng đường ít hơn so với socola sữa hoặc socola trắng, do đó nên ưu tiên lựa chọn socola đen chất lượng cao để giảm lượng đường tiêu thụ. Ngoài ra, nên chọn mua socola ở nơi uy tín để đảm bảo chất lượng.
Lượng tiêu thụ
Mặc dù socola có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng mẹ bỉm nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Socola có chứa nhiều đường và calo, có thể dẫn đến tăng cân hay các vấn đề cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều.
Ăn cùng các thức phẩm khác
Ăn socola bạn cũng có thể ăn kèm các loại bánh mì, các hạt ngũ cốc.... để tăng hương vị và dưỡng chất cho cơ thể.
Ngoài ra, mẹ bỉm nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn socola để có cách dùng và liều lượng phù hợp với bản thân.