Bún gạo lứt được làm từ bột gạo lứt, một thực phẩm có nhiều dưỡng chất và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bún gạo lứt có thành phần dinh dưỡng nào?
Bún gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng, gồm các loại vitamin, chất xơ, protein, tinh bột và chất béo.
Nhờ giữ được lớp cám gạo nên bún gạo lứt có nhiều thành phần dinh dưỡng trong đó gồm:
- Vitamin B1
- Vitamin B2
- Vitamin B3
- Vitamin B5
- Vitamin B6
- Chất xơ
- Sắt
- Natri
- Magie
- Canxi
- Selen
- Glutathione
- Kali
- Các axit như para aminobenzoic (PABA), acid folic...
100g bún gạo lứt có bao nhiêu calo?
Gạo lứt có hàm lượng calo thấp, theo (USDA) trong 100g gạo lứt đen chứa 101 calo, 100g gạo lứt huyết rồng chứa 111 calo và 100g gạo lứt trắng chứa 121 calo lượng calo này thấp hơn so với gạo trắng 130 calo.
Khi dùng gạo lứt để chế biến thành bún gạo lứt thì trong 100g bún gạo lứt chứa khoảng 320 - 350 calo. Hàm lượng calo của bùn gạo lứt tùy vào loại gạo lứt mà có thể thay đổi như:
Bún gạo lứt đen
Dùng gạo lứt đen làm bún gạo lứt có lượng calo khá thấp, cụ thể trong 100g gạo lứt đen có chứa khoảng 170 calo, ngoài ra còn chứa:
- Protein 5g
- Chất xơ 2g
- Tinh bột 34g
- Chất béo 5g.
Bún gạo lứt đỏ
Bún gạo lứt đỏ có hàm lượng cao hơn bún gạo lứt đen, trong 100g bún gạo lứt đỏ có chứa khoảng 214 calo và chứa:
- Protein 7.94g
- Tinh bột 77.24g
- Chất xơ 3,5g
- Chất béo 2.92g
Bún gạo lứt đỏ mặc dù có hàm lượng calo cao hơn bún gạo lứt đen nhưng bún gạo lứt đỏ lại có lượng protein và chất xơ cao hơn bún gạo lứt đen.
Ngoài ra, bún gạo lứt đen cũng được cho là sợi dẻo và dai hơn bún gạo lứt đỏ.
Công dụng của bún gạo lứt
Bún gạo lứt không chỉ ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Hỗ trợ giảm cân
Gạo lứt còn có chứa acid alpha lipoic hỗ trợ giảm trọng lượng và tỷ lệ mỡ nhờ sự chuyển hóa chất béo và hỗ trợ loại bỏ mỡ thừa. Gạo lứt còn chứa nhiều magie, canxi, sắt...có lợi cho việc giảm cân và giảm cholesterol.
Bún gạo lứt tốt là thực phẩm lành mạnh, có nhiều dưỡng chất và hỗ trợ giảm cân an toàn. Do gạo lứt có lượng chất xơ dồi dào, giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, hạn chế thèm ăn, hạn chế nạp đồ ăn vào cơ thể.
Một nghiên cứu ở nhóm đối tượng nữ giới bị thừa cân, diễn ra trong 6 tuần, mỗi ngày họ được ăn một lượng gạo lứt, kết quả vòng eo và trọng lượng cơ thể đã giảm đáng kể so với nữ giới ăn gạo trắng với cùng một lượng gạo lứt.
Ăn gạo lứt trong quá trình giảm cân cũng giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu hụt dưỡng chất khi giảm cân. Để giảm cân hiệu quả, bạn cần kiểm soát lượng calo tiêu thụ trong chế độ ăn uống hàng ngày và kết hợp với luyện tập thể dục đều đặn.
Có lợi cho bệnh tiểu đường
So với bún gạo hay gạo trắng, thì bún gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn. Do đó, khi bổ sung bún gạo lứt lượng tinh bột chuyển hóa chậm thành đường, hỗ trợ ổn định glucose trong máu.
Gạo lứt còn là một loại gạo giàu lượng chất xơ và chất đạm, cao x2 lần so với gạo nếp thông thường.
Cải thiện sức khỏe hệ tim mạch
Bún gạo lứt được làm từ gạo lứt, có hàm lượng chất xơ dồi dào, đồng thời bún gạo lứt còn có nhiều chất tốt cho tim mạch như lignans, magie...có liên quan đến việc giảm cholesterol, hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, nhờ vậy mà cũng giúp hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như mạch vành, tăng huyết áp...
Không có gluten tự nhiên
Nhờ gạo lứt không chứa thành phần gluten, do đó bún gạo lứt cũng dùng được cho người không dung nạp loại protein sử dụng hoặc người bị dị ứng. Vấn đề không dung nạp gluten (celiac xảy ra khi không thể hấp thu những thực phẩm có thành phần gluten).
Ăn quá nhiều bún gạo lứt có tốt không?
Bún gạo lứt mặc dù tốt và hỗ trợ giảm cân hiệu quả, tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều. Ăn nhiều bún gạo lứt có thể sẽ gây đầy hơi, khó tiêu, không tốt cho tiêu hóa...
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng bún gạo lứt kết hợp cùng các nguyên liệu khác để tăng hương vị cũng như bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Nên ăn bao nhiêu bún gạo lứt?
Để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và kiểm soát cân nặng, theo chuyên gia thì bạn chỉ lên ăn mỗi tuần khoảng 2-3 lần. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống khoa học, có thể chế biến bún gạo lứt thành các món ăn đa dạng, đầy dinh dưỡng.
Cách bảo quản bún gạo lứt
Bún gạo lứt bạn nên mua số lượng vừa đủ để sử dụng, tránh mua quá nhiều.
- Bún gạo lứt khô thì bạn cho vào túi ni long buộc kín hay túi zip, sau đó cho vào nơi thoáng mát, khô ráo bảo quản, tránh nơi ẩm ướt
- Bún gạo lứt tươi, cho vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản được 2-3 ngày
Với bún gạo lứt tươi khi muốn sử dụng bạn chỉ cần mang ra trụng nước sôi, còn bún gạo lứt khô thì tùy vào món ăn bạn chế biến.
Ai không nên ăn bún gạo lứt để giảm cân?
Bún gạo lứt là thực phẩm dùng để giảm cân an toàn, lại nhiều dưỡng chất, tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng được. Những người không nên ăn bún gạo lứt như:
- Phụ nữa mang thai và cho con bú
- Người bị dị ứng với gạo lứt
- Người có vấn đề về tiêu hóa...
Lời kết
Bún gạo lứt có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu bạn ăn đúng cách và đúng liều lượng, hy vọng bài viết này giúp bạn sử dụng thực phẩm này hiệu quả.