Người bị bệnh tiểu đường có thể uống rượu, nhưng cần chú ý và điều chỉnh liều lượng để đảm bảo kiểm soát đường huyết.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay bệnh đái tháo đường là một bệnh lý do lượng đường trong máu không ổn định. Khi nạp đồ ăn vào cơ thể, thì cơ thể sẽ chuyến hóa chất thành glucose để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Để đưa glucose ( đường) đến được các tế bào thì cần tuyến tụy sản xuất hormone insulin.
Bệnh đái tháo đường xảy ra do insulun tuyến tụy sản xuất không đủ, điều này dẫn đến glucose tích tụ ở máu và không đến được với các tế bào, làm tăng đường trong máu (hyperglycemia). Việc tăng đáng kể lượng đường trong máu trong thời gian dài có thể gây các biến chứng, tác động xấu cho các cơ quan và mô, càng về lâu dài càng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Không những vậy, nó là một bệnh lý mãn tính và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm, nếu kiếm soát không tốt có thể gây hại cho mắt, thần kinh, thận, mạch máu, từ đó gây ra các vấn đề như đột quỵ, thận suy, đau tim...
Người bị tiểu đường có uống được rượu không?
Người bị tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn uống bất cứ loại rượu nào.
Vì khi uống rượu sai cách, sai loại rượu cũng như không đúng liều lượng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, cần kiểm soát chặt chẽ với việc uống rượu. Người bị tiểu đường muốn uống rượu cần lưu ý những vấn đề sau:
Không được tự ý uống rượu
Người bị tiểu đường tuy tình trạng sức khỏe mà có thể uống ít hoặc tuyệt đối không được uống rượu.
Do đó, người bệnh cần được bác sĩ tư vấn rõ ràng việc có được uống rượu hay không, để đảm bảo sức khỏe.
Ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc
Người bị đái thảo đường đang dùng thuốc để kiểm soát đường huyết nếu uống rượu vào có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc. Bên cạnh đó, có một số loại thuốc cho người tiểu đường có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với rượu.
Có thể ảnh hưởng cơ quan và thần kin
Nếu lạm dụng uống rượu quá nhiều nó có thể gây tổn hại cho thần kinh, thận và gan, vấn đề này lại rất nguy hiểm cho những người bị tiểu đường vì có thể những cơ quan này đã chịu những tổn thương do bệnh gây ra.
Chọn rượu phù hợp
Nếu người tiểu đường muốn uống rượu thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ và chọn loại rượu phù hợp, uống có liều lượng và thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để đảm bảo đường huyết ổn định.
Có thể làm tăng lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu có thể bị tăng lên khi uống rượu ở một số trường hợp, đặc biệt là uống các loại rượu ngọt, uống quá nhiều rượu hay không kèm theo đồ ăn. Việc này có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiểu đường, đặc biệt là người tiểu đường loại 1 hoặc không kiếm soát hiệu quả.
Lượng carbohydrate và calo trong rượu cao
Lượng carbohydrate và calo trong rượu cao khi người tiểu đường uống có thể làm tăng cân hay khó kiểm soát được lượng đường trong máu, nhất là với người bị bệnh lạm dụng uống quá nhiều rượu.
Người tiểu đường có thể dùng rượu ngâm gì?
Như đã nói ở trên tùy vào tình trạng bệnh mỗi người mà người bệnh có thể hoặc không được sử dụng rượu. Còn nếu người tiểu đường được sử dụng rượu thì nên chọn rượu ngâm từ các loại thảo dược tự nhiên.
Dưới đây là một số loại rượu ngâm có lợi cho bệnh tiểu đường:
Chuối hột ngâm rượu
Chuối hột có nhiều chất xơ và kali, có tác dụng ổn đinh đường huyết và tăng tiết insulin. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp giảm cholesterol trong máu, nhờ vậy mà có thể hạn chế biến chứng tim mạch do tiểu đường gây ra.
Nguyên liệu:
- Rượu trắng ngon 2 - 3 lít
- Chuối hột đang chín tới 1kg
- Hũ thủy tinh
Cách thực hiện:
- Chuối hột mang đi lột sạch vỏ, rửa sạch, cắt 1 trái thành 2-3 phần, để ráo
- Cho chuối hột vào hũ thủy tinh
- Cho rượu vào, đậy kín nắp
- Mang hũ rượu bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và ánh nắng mặt trời chiều trực tiếp
- Ngâm rượu khoảng 2-4 tuần là có thể dùng
Có thể dùng 1-2 ly nhỏ, tuy nhiên, người tiểu đường dùng bất cứ loại rượu nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không được tự ý sử dụng.
Hoàng liên ngâm rượu
Hoàng liên có lợi đối với người tiểu đường nhờ phần rễ cây và thân cây có chứa nhiều alcaloid. Hoàng liên ngâm rượu giúp giảm đường huyết.
Nguyên liệu:
- 2 lít rượu trắng
- 1kg hoàng liên tươi
- Bình thủy tinh ngâm rượu
Cách thực hiện:
- Chọn mua những cây hoàng liên tươi, không bị hư hỏng, sau đó mang đi rửa thật sạch với nước, để ráo nước
- Khi hoàng liên đã ráo sạch nước thì cho vào bình thuỷ tinh
- Cho rượu vào, nhớ là rượu ngập hết hoàng liên
- Đậy kín nắp lại, mang ở nơi khô ráo thoáng mát bảo quản
- Ngâm khoảng 1 -2 tháng là có thể dùng được.
Tỏi đen ngâm rượu
Tỏi đen được cho là thực phẩm được nghiên cứu và cho rằng nó hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu, trong tỏi đen có nhiều thành phần giúp tăng độ nhạy insulin ở các tế bào và giảm sự phân giải đường ( glucose) ở gan, yếu tố làm hạ đường huyết.
Nguyên liệu:
- Rượu trắng 1 lít
- 200 - 300g tỏi đen chất lượng
- Hũ thủy tinh ngâm có nắp đậy kín
Cách thực hiện:
- Dùng tay bóc vỏ tỏi đen ra, lấy phần thịt để riêng
- Cho tỏi đen vào hũ thủy tinh
- Đổ rượu vào, đậy kín, mang bảo quản ở nói khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời
- Ngâm sau 5 - 7 ngày là có thể mang sử dụng
Người bị tiểu đường nếu được phép dùng rượu chỉ nên uống 1- 2 ly nhỏ sau bữa ăn, tránh lạm dụng uống quá nhiều và quá thường xuyên.
Người bị tiểu đường cần lưu ý những gì khi uống rượu?
Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mà cần kiểm soát lượng đường ổn định, do đo khi uống rượu người tiểu đường cần lưu ý:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Cần được bác sĩ tư vấn cụ thể, để đảm bảo tình trạng bệnh của bản thân có thể hay không nên uống rượu
- Không uống rượu khi đói: Khi uống rượu cần uống nhấm nháp từ từ, uống nhanh có thể làm tăng lượng đường trong máu, do đó không được uống nhanh và uống khi đói
- Uống đúng liều lượng: Có thể uống 1- 2 ly rượu nhỏ trong bữa ăn, tuy nhiên liều lượng cũng tùy vào tình trạng mỗi người
- Uống kèm theo đồ ăn: Việc uống cùng thức ăn cho thể làm chậm hấp thu cồn và hạn chế tác động lên đường huyết
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết: Cần kiểm tra đường huyết trước và sau mỗi khi uống rượu để chủ động theo dõi chỉ số đường huyết của bản thân
- Không uống rượt ngọt và rượu mạnh: Rượu mạnh và ngọt có thể tác động lên bệnh tiểu đường, do đó nên chọn rượu ngâm dược liệu, rượu vang nhẹ độ...
Khi chỉ số đường trong máu không ổn định hoặc bạn đang có cần đề về sức khỏe như bệnh thận, các vấn đề về tiêu hóa, viêm gan...hay đang điều trị bệnh thì không uống rượu.
Lời kết
Người bị tiểu đường nên tham vấn bác sĩ trước khi uống rượu để tránh ảnh hưởng sức khỏe, hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.