Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn yến sào, nhưng cần chú ý và điều chỉnh liều lượng để đảm bảo kiểm soát đường huyết. Bài viết này sẽ nêu rõ những công dụng của yến sào đối với bệnh tiểu đường.
Giá trị dinh dưỡng của yến sào
Thành phần những chất dinh dưỡng của tổ yến rất cao, có các chất vi lượng và đa lượng, trong tổ yến có 31 nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm, canxi,... một số loại đường tốt cho cơ thể và 18 loại axit amin (Phenylalanine, Glycine, Cysteine, Alanine, Methionine, Sialic, Arginine, Methionine, Leucine, Acid Glutamic, Histidine, Tyrosine, Valine, Isoleucine, Proline, Aspartic, Serine, Threonine.), các vi chất như Brom, Magan, bao gồm:
- Protein: 50 – 60%
- Canxi: 0.76%
- Sắt : 27.90%
- Kẽm: 1.88%
- Proline: 5.27%
- Axit aspartic: 4.69%
- Đồng: 5.87%
- Glycine: 1.99%
- Fucose: 0.70%
- Galactose: 16.90%
- N-acetylgalactosamine: 7.30%
- N-acetylneuraminic acid: 8.60%
- Phenylalanine: 4.50%
- N-acetylglucosamine: 5.30%
- Tryptophan: 0.70%
- Tyrosine: 3.58%
- Histidine: 2.09%
- Threonine: 2.69%
- Lysine: 1.75%
- Cystein: 0.49%
- Isoleucine: 2.04%
- Valine: 4.12%
- Methionine: 0.46%
- Leucine: 4.56%
Yến sào được tạo nên từ nước dãi của chim yến, nên nó không có đường, nên người tiểu đường có thể bổ sung yến sào, ngoài ra yến sào chứa protein, các axit amin và khoáng chất còn có lợi giúp ngừa các biến chứng cho người tiểu đường.
Công dụng của yến sào với người bị tiểu đường
Nhờ yến sào có nhiều chất dinh dưỡng, nên nó có lợi cho người bị bệnh tiểu đường. Dưới đây là những lợi ích của yến sào với người bị tiểu đường:
Giúp hồi phục vết thương nhanh hơn
So với người bình thường thì người bị bệnh tiểu đường các vết thương, tổn thương,...lâu lành hơn. Trong yến sào có chứa các axit amin như 4,12% valin, 5,27% proline, 4,69% acid aspartic đều là những chất hỗ trợ hồi phục các mô tế bào và tế bào cơ.
Bên canh đó, tyrosin cũng giúp cơ thể khi bị tổn thương hồng cầu sẽ hồi phục nhanh hơn.
Tóm lại, người bị bệnh tiểu đường có thể ăn yến sào, nhưng cần điều chỉnh liều lượng và kiểm soát đường huyết. Nên được chuyên gia y tế tư vấn để đảm bảo chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Phòng ngừa sự kháng insulin của cơ thể
Theo trung tâm dữ liệu sinh học quốc gia NCBI (National Center for Biotechnology Information), là trung tâm Y khoa Quốc gia hàng đầu Hoa Kỳ, nghiên cứu về yến sào, chỉ ra rằng yến sào có khả năng phòng ngừa sự đề kháng insulin, hỗ trợ phân tử đường tạo năng lượng cho cơ thể dễ dàng hơn.
Nhờ vậy, hạn chế tăng đường huyết do đường không được hấp thu vào tế bào. Cho nên yến sào có lợi cho người bị tiểu đường.
Nâng cao sức đề kháng
Trong yến sào có nhiều axit amin như alanine, serine hỗ trợ tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm stress, giúp người bệnh tránh được những biến chứng của căn bệnh tiểu đường hay gặp phải như lở loét, nhiễm trùng...
Cung cấp chất dinh dưỡng
Người bị bệnh tiểu đường thường có chế độ ăn uống nghiêm ngặt và kiêng nhiều loại đồ ăn thức uống, nên họ dễ bị thiếu chất do quá trình diễn ra dài. Yến sào được biết có rất nhiều dưỡng chất, nó là món ăn tuyệt vời dành cho người bệnh mà không có các chất làm ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.
Hỗ trợ ổn định đường huyết
Yến sào hỗ trợ phòng ngừa đường huyết tăng cao nhờ trong yến sào có chứa 2 loại axit amin là isoleucine và leucine - nó có công dụng hỗ trợ điều tiết đường trong máu. Ngoài ra, phenylalanine còn hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin ( là chất có vai trò vận chuyển glucose và oxy đi nuôi cơ thể), nó là thành phần của hồng cầu, là nhân của hồng cầu.
Nhờ vậy, khi bổ sung yến sào nó hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết của người bệnh.
Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu yến sào?
Trước khi thay đổi chế độ ăn hoặc bổ sung yến sào vào khẩu phần, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe và quản lý bệnh tiểu đường của bạn. Dưới đây là liều lượng bạn có thể tham khảo, nhưng với tính chất bệnh tiểu đường nên như đã nói bạn cần được bác sĩ hướng dẫn để có liều lượng phù hợp với bản thân.
Bạn cần đảm bảo sử dụng đúng cách và đúng liều lượng:
- Thời gian điều trị: Có thể dùng 5g/ ngày, trung bình sẽ dùng 150g trong 1 tháng
- Sau khi điều trị bệnh có kết quả tốt: Có thể dùng 5g/lần, dùng cách ngày, trung bình sẽ dùng 100g trong 1 tháng.
Thời điểm ăn yến sào tốt nhất cho người bệnh tiểu đường
Thời điểm bổ sung yến sào cũng là yếu tố quan trọng, vì sẽ giúp phát huy tác dụng của yến sào. Dưới đây là thời gian người bệnh tiểu đường nên bổ sung yến sào:
- Vào sáng sớm: Sau khi thức dậy bạn có thể ăn yến sào hoặc ăn trước bữa ăn sáng 30 phút, đây là thời điểm yến sào sẽ giúp cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể rất tốt. Bên canh đó, bạn bổ sung yến sào vào cơ thể sẽ hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó việc kiêng kem dễ hơn
- Vào buổi tới trước khi đi ngủ 30- 60 phút: Sử dụng vào thời gian này giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả mà lại thức ăn đã được tiêu hóa bớt nên không gây khó tiêu hay đầy bụng,
Cách nấu yến sào cho người tiểu đường
Ngoài bổ sung yến sào ra, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ khẩu phần ăn phù hợp và đa dạng, bao gồm các nguồn dinh dưỡng khác nhau từ các nhóm thực phẩm, bao gồm rau, củ, thịt, cá, hạt và các nguồn chất béo lành mạnh...
Dưới đây là cách chế biến yến sào dành cho người tiểu đường:
Cháo yến sào và gạo mầm
Nguyên liệu:
- Yến sào 4g
- Gạo mầm 1/2 chén
- Thịt heo bằm 20g
- Hành lá
- Ngò rí
Cách thực hiện:
- Gạo mầm ngâm với nước 30 phút trước khi nấu, sau đó vo lại với nước
- Hành lá và ngò rí nhặt lá ngon, non rồi rửa sạch, cắt nhỏ
- Cho yến sào vào ngâm với nước ấm khoảng 20 phút, chờ yến nở mềm thì mang đi làm sạch lông, bụi bẩn và tạp chất, sau đó rửa lại với nước rồi để ráo
- Cho yến vào nồi chưng cách thủy 15- 20 phút
- Cho gạo mầm vào nồi, đổ nước và đun sôi, cho thịt bằm vào sau đó để lửa nhỏ, hầm cho gạo chín mềm, cho 1 tí xíu hạt nêm
- Tiếp tục cho yến sào vừa chưng vào, hầm thêm 5 phút thì tắt bếp
- Múc cháo ra tô, rắc hành lá và ngò rí vào và thưởng thức.
Chưng yến sào với kỷ tử và hạt chia
Nguyên liệu:
- Yến sào khô 3g
- Hạt chia 1/2 thìa
- Gừng tưới 1-2 lát
- Kỷ tử 3g
Cách thực hiện:
- Cho yến ngâm với nước ấm khoảng 20 phút, chờ yến nở mềm thì mang đi làm sạch lông và tạp chất, sau đó rửa lại với nước rồi để ráo
- Kỷ tử mang đi rửa sạch với nước
- Cho yến sào vào thố chưng, cho kỷ tử, gừng cắt sợi, đổ thêm nước vào
- Cho lên chưng cách thủy khoảng 15- 20 phút
- Cho hạt chia vào cùng chưng thêm 5 phút nữa thì tắt bếp
- Cho yến ra và thưởng thức.
Yến sào chưng táo tàu và hạt sen
Nguyên liệu:
- Yến sào 4g
- Hạt sen 20g
- Táo tàu khô 3- 5 quả
Cách thực hiện:
- Cho yến ngâm với nước ấm khoảng 20 phút, chờ yến nở mềm thì mang đi làm sạch lông và tạp chất, sau đó rửa lại với nước rồi để ráo
- Hạt sen tách tâm sen, rửa sạch
- Cho yến sào vào chén, cho hạt sen vào táo đỏ vào cùng, thêm nước vừa đủ
- Cho lên nồi hấp cách thủy khoảng 15- 20 phút
- Cho yến ra và thưởng thức ngay.
Lời kết
Yến sào có những tác dụng tích cực đối với người tiểu đường nếu bạn biết cách sử dụng và liều lượng phù hợp.