
Mật ong là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên có một số loại trái cây và thực phẩm kỵ với mật ong mà bạn nên tránh như trái cây ngọt, hành tây, dưa chuột...
Tìm hiểu về mật ong

Mật ong là một loại thực phẩm được những chú ong tạo ra, bằng cách các con ong này sẽ đi hút mật từ các loại hoa, sau đó mang về tổ, sau một thời gian nhất định sẽ thu được mật ong.
Thành phần chính của mật ong là carbs cùng với nhiều vitamin và khoáng chất. Theo dữ liệu USDA, trong 100g mật ong có khoảng:
- Carbs 82,4g
- Nước 17g
- Vitamin B
- Vitamin C
- Canxi
- Magie
- Kali
- Chất chống oxy hóa, bao gồm flavonoid và axit phenolic...
Và nhiều dưỡng chất khác.
Tác dụng của mật ong

Mật ong nhờ có giá trị dính dưỡng cao nên nó mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Mật ong có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương
- Mật ong hoạt động như một prebiotic, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho lợi khuẩn trong đường ruột phát triển, từ đó cải thiện tiêu hóa
- Các chất chống oxy hóa trong mật ong giúp chống lại gốc tự do, giảm thiểu vấn đề stress oxy hóa và hỗ trợ bảo vệ cơ thể
- Mật ong có thể giúp làm loãng và làm sạch chất nhầy trong mũi và cổ họng, giúp giảm nguy cơ mắc cảm lạnh, ho và củng cố miễn dịch
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, mật ong không phù hợp với một số người như người bị tiểu đường, bà bầu, trẻ em dưới 1 tuổi, người mới phẩu thuật, người có vấn đề về tiêu hóa... Để đảm bảo sức khỏe bạn nên dùng mật ong nguyên chất, dùng đúng cách và vừa phải.
Bơ ghee
Bơ ghee là một loại bơ đã được tinh chế, đã trải qua quá trình thanh lọc và giảm lượng nước cũng như cặn sữa khô.
Theo quan điểm Ayurveda - y học Hindu truyền thống, mật ong có tính nóng, trong khi ghee lại có tính mát. Khi phối hợp 2 thực phẩm này cùng nhau, chúng có thể hình thành "ama" – một loại độc tố gây ra các vấn đề liên quan đến rối loạn hệ tiêu hóa, không chỉ vậy, nó còn có thể tích tụ trong cơ thể theo thời gian và gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe.
Thịt và cá

Không chỉ làm ảnh hưởng đến hương vị, mật ong khi kết hợp với thịt hoặc cá còn làm hoạt động hấp thụ protein bị khó khăn hơn. Không những vậy, nó còn có có thể làm bạn bị đau dạ dày và khiến bạn chậm tiêu.
Mật ong kỵ với trái cây nào?

Các enzyme trong mật ong khi gặp mận sẽ tạo ra phản ứng sinh hóa không tốt cho sức khỏe. Nên bạn bạn nên tránh kết hợp các thực phẩm này với mật ong, đồng thời nếu vô tình ăn cùng lúc mà có các dấu hiệu bất thường thì cần nhanh chóng tới bệnh viện để được hỗ trợ ngay.
Ngoài ra, mật ong còn kỵ với các trái cây ngọt, nên bạn không được dùng mật ong với xoài hoặc dứa, vì chúng sẽ làm cho đường huyết tăng đột ngột, điều này rất nguy hiểm với người bị bệnh tiểu đường. Vì vậy, khi sử dụng bạn cần lưu ý để tránh những rủi ro cho sức khỏe.
Top 8 thực phẩm kỵ với mật ong
Mặc dù mật ong là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng không phải nó có thể kết hợp với mọi thức phẩm khác. Dưới đây là một số thực phẩm kỵ với mật ong:
Hành tây

Mật ong dùng chung với hành tây có thể gấy ngộ độc, ảnh hưởng dạ dày hoặc tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa làm bạn bị tiêu chảy. Điều này là do các enzyme và axit hữu cơ trong mật ong phản ứng với các axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây.
Nước nóng

Theo y học Ayurveda - Hindu xuất xứ từ Ấn Độ, không nên pha mật ong với nước nóng hoặc cho mật ong vào đun ở nhiệt độ trên 40°C. Khi bị đun ở nhiệt độ cao, mật ong có thể sản sinh ra độc tố, hay "ama", có thể gây hại cho tiêu hóa.
Bên cạnh đó, nhiệt độ cao làm mất đi các enzyme tốt, cùng các chất chống oxy hóa, đồng thời cũng khiến cho khả năng kháng khuẩn bị phá hủy, khiến mật ong mất đi nhiều công dụng tuyệt vời vốn có.
Dưa leo ( dưa chuột)

Cũng theo Ayurveda cho biết, việc kết hợp thực phẩm có sự đối lập là không tốt cho sức khỏe. Dưa chuột có tính mát, mật ong lại giúp giữ ấm. Nên nếu bạn sử dụng chúng cùng lúc có thể làm cơ thể có thể bị mất cân bằng, gây rối loạn tiêu hóa.
Sữa nóng
Sữa nóng hay nước nóng đều không nên kết hợp với mật ong. Sữa nóng nếu pha với mật ong nó có thể sinh ra hydroxymethylfurfural (HMF), khi hàm lượng hợp chất này cao có thể gây độc. Nhiệt độ cao cũng khiến cho mật ong giảm đi đáng kể các công dụng tốt, đồng thời sản sinh ra "ama" - độc tố. Do đó, bạn cần tránh chế biến mật ong ở nhiệt độ cao.
Đậu nành

Việc tiêu thụ mật ong cùng với đậu phụ hoặc sữa đậu nành là điều cấm kỵ, việc làm này sẽ gây ra phản ứng vón cục trong dạ dày, gây cảm giác khó chịu, khó thở, thậm chí có thể dẫn đến ngất xỉu. Sự kết hợp này rất nguy hiểm cho người bị bệnh tim. Do đó, việc kết hợp mật ong với các thực phẩm khác cần được tìm hiểu kỹ.
Và nhiều thực phẩm khác
Ngoài những thực phẩm trên thì mật ong còn kỵ với:
- Cá chép, cá diếc và cá thờn bơn
- Hẹ, thì là, xà lách, hành, tỏi
- Sắn dây
- Cơm
- Cua
- Tàu phớ, sữa đậu nành...
Những lưu ý cần nhớ khi dùng mật ong

Một số đối tượng không nên dùng mật ong bao gồm:
- Trẻ em dưới 12 tháng tuổi vì nó có thể chứa Clostridium botulinum Có thể gây ngộ độc
- Người bị bệnh tiểu đường nên tránh dùng mật ong vì nó có thể làm tăng đường huyết và gây ra các biến chứng nguy hiểm
- Những người bi bệnh xơ gan
- Phụ nữ mang thai vì nó có thể ảnh hưởng tới thai nhi và làm tử cung co lại
- Người huyêt áp thấp, đường huyết thấp
- Người mới phẩu thuật
- Người rối loạn đường ruột
- Người bị ứng với phấn hoa, hay dễ bị dị ứng và nhạy cảm với các thành phần trong mật ong...
- Ngoài ra, nên pha mật ong ở nhiệt độ khoảng 40 độ C, mỗi ngày chỉ nên dùng 10- 30g mật ong ( cần điều chỉnh theo nhu cầu cơ thể và tình trạng sức khỏe của bản thân). Không nên dùng mật ong vào lúc trước khi đi ngủ vào buổi tối, vì nó có thể làm bạn tăng cân.
Khi có vấn đề về sức khỏe hay bạn đang điều trị bệnh bằng thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng mật ong.