
Cá chạch chiên lá lốt là một món ăn vô cùng hấp dẫn, cá chạch chiên lên giòn lên ngoài, bên trong thịt cá mềm béo, cùng vì thơm từ lá lốt, giúp món ăn hài hòa, độc đáo.
Lá lốt có tác dụng gì?
Lá lốt là một loại cây thân thảo, có tên khoa học là Piper lolot C.DC, loại cây này thường mọc thành từng bụi, sống lâu năm. Nó có thể dùng là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn, vừa dùng để làm thuốc. Trong 100g lá lốt có 39 calo, 4,3g đạm, 2,5g chất xơ, 86,5g nước, cùng các khoáng chất và vitamin như 980mg phốt pho, 260mg canxi, 4,1mg sắt, 34mg vitamin C...
Lá lốt có nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Giảm đổ mồ hôi tay chân
Theo bài thuốc dân gian thì bạn cần chuẩn bị:
- 30g lá lốt tươi
- 1 lít nước
- Một ít muối
Cách làm:
- Rửa sạch lá lốt tươi nhiều lần với nước, để ráo, cho lá lốt vào ấm
- Đun sôi cùng 1 lít nước trong khoảng 3 phút, sau đó thêm một ít muối.
- Đổ nước ra chậu, để nguội bớt, khi nước còn ấm thì ngâm tay chân, thực hiện trước khi đi ngủ
- Duy trì phương pháp này đều đặn trong 5 - 7 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
Bài thuốc dân gian chữa phù thũng
Theo bài thuốc này, thì bạn cần các thành phần như:
- 12g lá lốt
- 12g mã đề
- 12g rễ gai tầm xoọng
- 12g rễ cà gai leo
- 12g lá đa lông
- 12g rễ mỏ quạ
Cách thực hiện:
- Đem tất cả nguyên liệu sắc với nước, chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày, ngày 1 thang.
Hỗ trợ điều trị viêm tinh hoàn
Cũng là một bài thuốc dân gian, bạn cần có:
- 12g lá lốt
- 4g cam thảo
- 12g lệ chi
- 6g phòng sâm
- 5g hoàng kỳ
- 10g bạch linh
- 10g trần bì
- 6g sơn thù
- 12g bạch truật
- 21g sinh khương
- 600ml nước
Cách thực hiện:
- Đem tất cả nguyên liệu vào ấm, sắc với 600ml nước, bạn nấu đến khi nước trong ấm còn khoảng 200ml.
- Chia nhỏ lượng thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.
Hỗ trợ giảm đau lưng, sưng khớp gối, tê buốt bàn chân
Trong Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm, giúp trừ hàn, làm ấm cơ thể và giúp xoa dịu cơn đau. Với khả năng giúp giàm đau nhức xương khớp, thấp khớp và phong tê thấp, lá lốt từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian.
Từ góc độ y học hiện đại, lá và thân cây lá lốt chứa tinh dầu với các hoạt chất quan trọng như beta-caryophyllene và benzyl acetate, có tác dụng kháng viêm, giảm đau mạnh mẽ. Ngoài việc hỗ trợ xương khớp, lá lốt còn được ứng dụng trong điều trị bệnh ngoài da, nhức đầu, tiêu chảy và đau răng.
Để tăng hiệu quả trong quá trình điều trị, bạn có thể dùng lá lốt theo đường uống và kết hợp đắp ngoài da.
Trị tổ đỉa ở tay
Bạn cần những nguyên liệu sau để có ngay bài thuốc dân gian trị tổ đĩa ở bàn tay:
- 1 nắm lá lốt tươi
Cách thực hiện:
- Lá lốt mang đi rửa sạch với nước, rồi giã nát, vắt lấy nước cốt uống ngay
- Phần bã cho vào nồi, nấu cùng 3 chén nước, bật bếp đun sôi kỹ
- Dùng nước thuốc còn ấm rửa vùng da bị tổ đỉa, lau khô, sau đó lấy phần bã đắp lên vùng tổn thương và băng lại
- Thực hiện 1 - 2 lần/ngày, liên tục trong 5 - 7 ngày để thấy hiệu quả.
Lưu ý: Đây là những bài thuốc dân gian, do đó, nếu bạn đang có các vấn đề về sức khỏe, hay hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài thuốc này, để đảm bảo an toàn.
Giá trị dinh dưỡng trong cá chạch

Cá chạch là thực phẩm không chỉ chế biến nhiều món ăn ngon, mà nó còn giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong 100g thịt cá chạch chứa:
- Chất đạm 16,9g
- Canxi 16,9mg
- Carbohydrate( gluxit) 3,2g
- Phốt pho 27mg
- Lipit 2g
- Sắt 3,2mg
- Vitamin B1
- Vitamin B2
- Vitamin E
- Vitamin PP
Nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào, cá chạch không chỉ là thực phẩm ngon mà còn là phù hợp cho những ai cần bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe.
Cách làm cá chạch chiên lá lốt
Món cá chạch chiên lá lốt thơm ngon và thú vị, bạn có thể thực hiện món ăn này theo cách sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn cần có:
- 1/2kg cá chạch
- 1 quả chanh
- 1 quả ớt chuông
- 50g lá lốt tươi
- 1 ít muối
- 1/2 thìa nước mắm
- 1/2 thìa màu dầu điều
- Dầu ăn
- 1/2 thìa bột mì đa dụng
- Tiêu xay bột ngọt
Cách mua lá lốt:
- Chọn bó lá lốt có phần lá nguyên vẹn, còn tươi xanh, lá không quá già cũng không quá non
- Mặt dưới lá sáng bóng và không bị đốm đen
- Không mua lá lốt bị héo, bị úa, hư hỏng.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Cá chạch khi mới mua về, bạn cho cá vào chậu, đổ nước sôi khoảng 70- 80 độ vào thân cá, để khoảng 2- 3 phút để lớp nhớt cá đông lại
- Dùng dao cạo sạch lớp nhớt này, sau đó bạn bỏ đầu, ruột cá, dùng muối hạt và nước cốt chanh xát nhẹ lên da cá để khử mùi tanh và làm sạch nhớt
- Rửa lại cá nhiều lần với nước, bạn có thể cắt cá thành khúc hoặc chiên nguyên con đều được, để ráo nước
- Lá lốt nhặt lá ngon, rửa sạch cắt nhỏ
- Ớt chuông rửa và cắt sợi, bỏ ruột.
Bước 3: Ướp cá chạch

- Cho cá chạch vao tô, bạn thêm 1/2 thìa hạt nêm, 1/4 thìa muối, 1/2 thìa nước mắm, 1/2 thìa bột ngọt, 1/2 thìa tiêu, dầu màu điều. Trộn đều nguyên liệu lại cho cá ngấm gia vị
- Hành tây bạn bóc vỏ, rửa sạch rồi xay nhỏ, vắt nước và trộn đều lên hỗn hợp cá
- Cuối cùng chó bột mì đa dụng vào, đảo đều và ướp 15 phút cho cá ngấm gia vị
Mẹo khi ướp cá chạch:
- Bạn có thể dùng nghệ tươi thay cho dầu màu điều
- Nếu vài sợi hành tây rơi vào cá chạch thì không vấn đề gì, nhưng bạn nếu quá nhiều hành tây thì khi chiên sẽ cháy cá
- Thêm bột mì đủ phủ cá thôi, không nên thêm nhiều.
Bước 4: Chiên cá chạch

- Cho dầu ăn vào chảo, bật bếp, khi đầu đũa sủi bọt lăn tăn là dầu đã nóng, bạn có thể cho cá chạch vào chiên
- Hạ lửa và chiên cá vàng sơ, bạn nhớ trở cho cá chín đều, không nên để cá bị cháy sém
- Sau đó bạn vớt cá ra, sau đó khi chiến hết toàn bộ cá lần 1 thì cho cá vào chiên lần 2
- Cá giòn và chín thì cho bớt dầu ăn ra, thêm ớt chuông và lá lốt vào, xào 2- 3 phút rồi tắt bếp.
Bước 5: Thưởng thức
Cho cá chạch, lá lốt và ớt chuông ra đĩa, trang trí cho đẹp mắt và thưởng thức. Món ăn này thơm ngon và đậm đà, giòn béo, sẽ khiến bạn ăn hoài không chán.