Rong biển là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, và trẻ em cũng có thể ăn chúng. Tuy nhiên, độ tuổi nào trẻ ăn được rong biển? Và rong biển có lợi ích gì cho trẻ? Cùng 1Shop.vn tìm hiểu ngay nhé.
Tìm hiểu về rong biển
Rong biển là một loại thực vật sống ở dưới đáy biển, còn được gọi là tảo bẹ, thuộc nhóm tảo đa bào, nhưng không có cùng nguồn gốc với tảo nâu, tảo đỏ hay tảo lục. Xuất hiện từ hơn 10 nghìn năm trước, rong biển đã trở thành một phần quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, rong biển mà còn được ưa chuộng ở các vùng khác như quần đảo Thái Bình Dương và các nước Nam Mỹ ven biển...
Rong biển có nhiều màu sắc từ đỏ, nâu đen đến xanh lá cây. Nó sinh trưởng được cả ở nước mặn và nước lợ, ở trên các vách đá, rạn san hô hoặc ở những tầng nước sâu nhưng ánh sáng mặt trời vẫn chiếu tới được là những khu vực rong biển thường mọc và sinh trưởng.
Rong biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B12, canxi, i-ốt,... và mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho sức khỏe.
6 loại rong biển phổ biến nhất hiện nay
Rong biển là một nguyên liệu phổ biến trong nền ẩm thực của nhiều nước. Dưới đây là một số loại rong biển phổ biến:
- Tảo đỏ hay còn gọi là nori có đặc là loại thường có dạng tấm mỏng và hay được dùng để cuộn món sushi.
- Tảo đỏ hay dulse là loại có màu sắc rực rỡ, có thể là màu đỏ dẩm hay màu tím. Tảo mềm và dai, thường dùng thêm cùng các món ăn để giúp món ăn ngon hơn, đồng thời nó cũng được sấy khô và sử dụng trong các món ăn nhẹ
- Tảo nâu hay tảo bẹ với nhiều loại tảo bao gồm kombu, arame. Nó được phơi dưới dạng tấm to hoặc cũng có thể phơi dưới dạng lá, thường dùng để chế biến nước dùng dashi, canh, hoặc thay thế bột mì không chứa gluten.
- Tảo xanh lục hay chlorella là loại tảo thường dùng để thêm trong các thực phẩm chức năng dạng viên hoặc dang bột. Tảo này thường sinh trưởng ở sông hồ.
- Tảo xanh lam hay spirulina là loại tảo xoắn nước ngọt, thường xuất hiện trong các thực phẩm chức năng, cũng có thể dùng trong các món ăn
- Agar và carrageenan là hợp chất chiết xuất từ tảo
Rong biển không chỉ đa dạng về chủng loại mà còn có công dụng phong phú. Mỗi loại rong biển mang lại những lợi ích riêng, giúp bổ sung dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.
Trẻ ăn rong biển có tốt không?
Rong biển, không giống như các loại rau xanh thông thường, do nó có thể gây dị ứng, vậy nên các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ăn rong biển khi còn quá nhỏ. Bạn nên tham khảo chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ trước khi muốn cho trẻ làm quen với rong biển.
- Theo các chuyên gia, rong biển là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được khuyến khích bổ sung vào thực đơn ăn uống cho trẻ, nhưng phải chờ khi đến khi trẻ nằm trong độ tuổi phù hợp để sử dụng. Nó giúp cung cấp đủ khoáng chất và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Rong biển giàu chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa và có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nhờ vậy mà giúp trẻ trao đổi chất hiệu quả, ngăn ngừa táo bón, hay các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy... Không những vậy, chất xơ còn giảm hấp thu cholesterol, giảm tỷ lệ mắc các bệnh tắc nghẽn mạch và máu nhiễm mỡ....
- Rong biển chứa ít muối và giàu chất khoáng, có tính kiềm có thể góp phần giảm lượng axit dạ dày, từ đó ngừa viêm loét dạ dày
- DHA là một thành phần quan trọng có trong rong biển, chất này có lợi cho quá trình phát triển trí não của trẻ. Nếu cung cấp đầy đủ DHA cho trẻ sẽ giúp tăng khả năng nhận thức, tốt cho não.
- Bé tiêu thụ rong biển thường xuyên còn giúp thải độc, gải nhiệt, giúp giảm nguy cơ nóng trong người, mề đay, nhiệt miệng.
Tuy nhiên, bạn cần cho trẻ ăn vừa phải để tránh gây dư thừa i ốt, trẻ đủ tuổi thì mới cho ăn.
Trẻ mấy tuổi ăn được rong biển?
Trẻ em trên 6 tháng tuổi thì bạn có thể bắt đầu cho trẻ làm quen với rong biển và có thể bổ sung rong biển trong các món ăn dặm cho trẻ. Khi trẻ ăn dặm, các bậc phụ huynh có thể sử dụng nước dashi nấu từ rong biển để chế biến các món ăn cho trẻ. Khi trẻ lớn hơn và nhai tốt thì có thể nấu canh rong biển, cháo rong biển, súp rong biển...
Việc bổ sung rong biển cho trẻ khi đến độ tuổi phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, do rong biển chứa lượng i ốt cao, nên không cho trẻ ăn quá nhiều, cũng không nên ăn liên tục vì nếu không sẽ gây dư thừa i ốt gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy phụ huynh cần cẩn trọng và nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Hướng dẫn cách cho trẻ làm quen với rong biển
Vì rong biển có hương vị khác đặc trưng và hơi tanh nếu sơ chế không đúng cách có thể sẽ khó ăn. Mà trẻ lần đầu ăn sẽ có thể không thích, nên các cha mẹ có thể cho trẻ làm quen từ từ bằng cách sau:
- Thêm một ít rong biển hay dùng gia vị rắc cơm vị rong biển để trẻ làm quen
- Cho rong biển sấy khô vào các món ăn như nước sốt, món canh, món hầm, súp
- Hãy cho trẻ ăn từng ít một, không nên ép trẻ quá, khi trẻ làm quen dần sẽ thích rong biển
- Mỗi tuần có thể cho trẻ ăn 1- 2 lần, mỗi lần một ít, đặc biệt lưu ý không được cho trẻ dùng quá nhiều i ốt
- Rong biển có thể gây dị ứng, nên hãy kiểm tra và theo dõi phản ứng của trẻ
- Trẻ gầy yếu, nhẹ cân thì không nên ăn rong biển.
Khi cho trẻ ăn rong biển cần lưu ý
Để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa lợi ích dinh dưỡng từ rong biển cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
Chỉ ăn 1-2gr rong biển khô
Rong biển khô khi chế biến thường sẽ cần phải ngâm nước, nên quá trình này sẽ làm nó nở gấp nhiều lần so với trọng lượng ban đầu. Do đó, chỉ cần dùng từ 1 - 2 gram rong biển khô mỗi lần, hay nếu thấy hơi nhiều thì bạn nên lấy ra bớt, nói chung là chỉ cho trẻ ăn với lượng nhỏ.
Ăn 1 tuần 1 lần
Mặc dù rong biển chứa nhiều dưỡng chất tốt, nhưng ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng cường giáp do lượng iodine (fertile clement) cao. Để an toàn, chỉ nên cho bé ăn rong biển một lần mỗi tuần, mỗi lần ăn 1 lượng ít.
Trẻ dưới 6 tuổi không được ăn rong biển
Trẻ dưới 6 tháng tuổi cơ thể con non nớt và các cơ quan trong cơ thể còn chưa hoàn thiện, chưa đủ khả năng hấp thụ các dưỡng chất từ rong biển. Vì vậy, khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên thì các cha mẹ hãy cho trẻ làm quen dần với rong biển.
Theo dõi phản ứng của trẻ
Rong biển, giống như một số thực phẩm khác, có khả năng gây dị ứng ở trẻ. Khi cho bé tập làm quen lần đầu, bạn chỉ nên dùng với lượng thật nhỏ, sau đó theo dõi trẻ trong nhiều ngày xem có dấu hiệu khác lạ không, nếu xuất hiện mẩn đổ, ngứa, nôn, sốt,...thì nên cho trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra ngay lập tức.
Có thể gây tiêu chảy ở trẻ
Do rong biển có tính hàn, trẻ có cơ địa nhạy cảm hay hệ tiêu hóa yêu khi ăn rong biển có thể bị lạnh bụng hoặc tiêu chảy. Nếu bé có dấu hiệu này, bạn nên dừng lại, khi nào trẻ lớn khỏe hơn hãy cho trẻ thử lại sau.
Không dành cho trẻ suy dinh dưỡng
Rong biển chứa chất xơ và alginate có thể làm cản trở quá trình hấp thụ chất béo, hỗ trợ giảm cân. Vậy nên, trẻ còi cọc hoặc suy dinh dưỡng thì không nên ăn rong biển, vì trẻ cần hấp thụ đủ dưỡng chất để giúp cơ thể phát triển toàn diện.
Có thể có nguy cơ nhiễm kim loại nặng
Rong biển có thể nhiễm kim loại nặng do nó sống ở đáy biển, điều này thì cũng còn tùy vào môi trường sống của chúng có trong lành hay bị ô nhiễm. Vì vậy, trước khi nấu cần sơ chế kỹ và chọn mua rong biển từ các thương hiệu uy tín, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn.