
Đậu phộng bạn nên luộc trong khoảng 15- 20 phút, thời gian này đủ làm chín đậu, đừng luộc quá lâu sẽ làm hạt đậu mềm nhũn, còn nếu nhanh quá sẽ làm đậu chưa chín.
Ăn đậu phộng có tốt không?
Khi ăn đậu phộng đúng cách, đúng liều lượng, nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng của đậu phộng:
Nhiều chất chống oxy hóa

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng omega-3 và vitamin E trong đậu phộng đều là những dưỡng chất có lợi cho tóc. Đậu phộng cũng có nhiều axit p-coumaric - chất chống oxy hóa mạnh, đặc biệt khi được rang chín, nó có thể tăng lên 22%.
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Với sự kết hợp hoàn hảo giữa protein thực vật, chất xơ không hòa tan và chất béo có lợi, đậu phộng trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn giảm cân hay đang cần kiểm soát trọng lượng cơ thể. Loại hạt này còn tạo cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn, từ đó tạo điều kiện cho việc giảm cân. Nhưng bạn cần sử dụng đậu phộng vừa phải, kết hợp chế độ ăn uống khoa học, tập thể thao thường xuyên, thì mới giúp bạn giảm cân thành công.
Bảo vệ tim mạch

Đậu phộng chứa nguồn chất béo dồi dào, đặc biệt là chất béo không bão hòa đơn và đa, đều là những thành phần lành mạnh cho tim mạch. Đồng thời nó còn chứa các vi chất quan trọng như magie, vitamin B3, đồng và axit oleic, cũng như chất chống oxy hóa. Theo một nghiên cứu, được tạp chí Dinh dưỡng Mỹ đăng tải, thì việc tiêu thụ đậu phộng thường xuyên có thể giúp giảm đến 35% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Hỗ trợ đường huyết
Một phần tư chén đậu phộng có thể đáp ứng tới khoảng 35% nhu cầu mangan hàng ngày. Mangan là một chất tham gia vào hoạt động chuyển hóa chất béo và carbs, giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả và điều hòa lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Đậu phộng cũng có chỉ số GI thấp, nên nếu ăn đúng và vừa đủ, nó sẽ không khiến đường huyết tăng đột ngột.
Đậu phộng nên luộc trong bao lâu? Cách luộc đậu phộng
Đậu phộng để luộc ngon và bùi béo, bạn có thể làm theo cách sau:
Rửa đậu phộng

Đậu phộng luộc ngon nhất khi được xử lý đúng cách, đầu tiên bạn cần chọn mua những hạt đậu phộng tươi ngon, sau đó mang đi rửa sạch, bạn cũng có thể tách nhẹ để tạo 1 lỗ nhỏ ở vỏ, như thế khi luộc, gia vị sẽ thấm vào hạt, rửa sạch xong thì bạn để ráo.
Tiếp đó, cho 1 thìa muối, 1 thìa giấm vào chậu nước, cho đậu phộng vào ngâm 30 phút.
Đậu phộng luộc bao nhiêu phút là chín?
Thời gian luộc lý tưởng là từ 15–20 phút với lửa vừa. Đây là khoảng thời gian giúp đậu chín đều mà vẫn giữ được độ bùi béo bùi vốn có. Khi bạn luộc xong thì hãy đậy nắp, tắt bếp và ủ vậy trong 30 phút, sau đó mới vớt đậu phộng ra, để nguội và thưởng thức.
Mẹo giúp đậu phộng luộc ngon hơn

Như đã nói ở trên, rửa xong bạn nên ngâm đậu trong nước muối pha giấm khoảng 30 phút để giúp đậu nhanh mềm, cũng như khi ăn có vị mặn vừa phải, ăn sẽ ngon hơn hẳn. Ngoài ra, có thể ướp thêm tiêu, bột ớt, rau quế, lá nguyệt quế để tăng hương vị. Khi luộc, cho thêm chút muối để đậu đậm đà hơn.
Bảo quản đậu phộng sau khi luộc
Luộc xong đậu phộng, bạn nên sử dụng ngay, hoặc dùng trong ngày, còn nếu bạn chưa thể dùng hết, thì có thể để đậu phộng ráo nước hoàn toàn rồi cho vào hũ đựng thực phẩm, đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng trong vòng 1- 2 ngày để giữ độ ngọt và mềm.
Những ai không nên ăn đậu phộng luộc?
Đậu phộng hay đậu phộng luộc không phù hợp với một số người sau:
Người thừa cân, béo phì

Lượng calo và chất béo cao trong đậu phộng có thể làm bạn khó kiểm soát cân nặng, do hương vị thơm ngon, nên bạn cũng khó kìm lại cơn thèm khi ăn lạc, vì thế, nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì, tốt nhất nên loại đậu phộng ra khỏi thực đơn của mình.
Người bị gout
Bệnh nhân gout thường gặp nhiều khó khăn khi xử lý axit uric. Đậu phộng lại là một loại hạt có hàm lượng chất béo cao, mà người bệnh lại bị rối loạn chuyển hóa purin, hay bị tăng nồng độ axit uric trong máu, thì không nên ăn đậu phộng. Ngay cả khi bạn ăn một lượng nhỏ, lạc cũng có thể làm giảm bài tiết axit uric, từ đó làm bệnh nặng hơn.
Người có vấn đề về tiêu hóa, đã cắt túi mật

Thực phẩm giàu chất béo và chất đạm, có thể khiến túi mật tăng tiết mật, nhằm mục đích tiêu hóa thức ăn cũng như giúp cơ thể hấp thu.
Nhưng người có bệnh về gan mật nếu còn ăn quá nhiều lạc, thì lại nạp quá nhiều hai dưỡng chất này, làm tăng gánh nặng cho túi mật và gan, thậm chí có thể làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Còn nếu bạn nằm trong những người có thể ăn lạc, thì bạn nên ăn một ít, đồng thời chỉ ăn các món lạc lành mạnh như lạc luộc, lạc hấp, hay nấu canh, nấu cháo. Không được ăn các món lạc có nhiều đường, nhiều muối, nhiều dầu mỡ.
Người bị mỡ máu cao
Đậu phộng chứa nhiều chất béo, vì vậy những người đang bị mỡ máu cao nên tránh tiêu thụ, vì nó có thể làm bạn tăng cân và điều này làm cho bệnh trở nặng. Không chỉ nhiều chất béo, đậu phộng còn chứa hàm lượng calo cao, nên nó sẽ tác động tiêu cực đến bệnh mỡ máu, hoặc gây ra các bệnh lý khác như động mạch vành, các bệnh liên quan đến tim mạch.
Người bị tiểu đường

Trong 18 hạt đậu phộng cung cấp khoảng 10g chất béo, mà người bệnh tiểu đường vừa cần kiểm soát đường huyết, vừa cần bổ sung chất béo vừa đủ ( không quá 30g/ngày). Mà đậu phộng có nhiều chất béo và dầu, nên để đảm bảo an toàn, bạn không nên dùng.
Và một số người khác

Theo Đông y, đậu phộng có vị ngọt và tính nóng. Những người có thể trạng nóng, dễ bị mụn nhọt thì hạn chế ăn loại hạt này, nếu không tình trạng nóng trong có thể khiến bạn bị nổi mụn, hay cảm giác khó chịu...
Nếu bạn bị máu nhiễm mỡ, dị ứng đậu phộng, cao huyết áp, phù thũng, khó tiêu, bà bầu, mẹ cho con bú... cũng không nên ăn đậu phộng.
Nếu bạn vấn đề về sức khỏe hay đang trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn đậu phộng.