Đậu phộng là một phần của nhóm thực phẩm có chỉ số glycemic (GI) thấp, giúp duy trì sự ổn định của đường huyết sau bữa ăn.
Thành phần dinh dưỡng của đậu phộng
Trong 100g đậu phộng (lạc) chưa chế biến có các chất dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng 567 calo
- Nước: Khoảng 7%
- Chất béo 49,2g ( chất béo bão hòa 6,28g, chất béo không bão hòa đơn 24,43g, chất béo không bão hòa đa 15,56g)
- Carbs 16,1g
- Chất xơ 8,5g
- Đường 4,7g
- Protein 25,8g
- Omega 6 15,56g
- Canxi
- Sắt
- Vitamin B1
- Vitamin B6
- Vitamin C
- Vitamin E
- Magie
- Cholesterol 0 mg
- Natri
- Kali...
Do đó, mặc dù là loại hạt có nhiều dưỡng chất nhưng bạn cũng nên ăn đúng cách và đúng liều lượng để nhận được nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe. Ngoài ra, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 30g đậu phộng theo nghiên cứu cho biết.
Có vết thương hở ăn được đậu phộng không?
Đối với những người đang hồi phục từ chấn thương, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng. Mặc dù đậu phộng được biết đến là một nguồn dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên môn cho biết: Trong quá trình hồi phục vết thương, không nên tiêu thụ đậu phộng. Lý do là do đậu phộng chứa nhiều procoagulant, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của vết thương và có thể gây sưng viêm, đau đớn, ảnh hưởng đến quá trình lành da. Đối với những người có vết tím bầm, tiêu thụ đậu phộng có thể làm cho tình trạng tím bầm trở nên nghiêm trọng hơn và lâu hồi phục.
Vì vậy, trong trường hợp bạn đang có vết thương hở, không nên tiêu thụ đậu phộng. Tuy nhiên, sau khi vết thương đã lành và không còn da non, bạn có thể tiêu thụ một lượng đậu phộng nhỏ, nhưng nên tránh tiêu thụ quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối với những người mắc các bệnh như gout, viêm loét dạ dày, tiểu đường, cao huyết áp và cholesterol cao, việc hạn chế đậu phộng trong chế độ ăn là điều cần thiết để quản lý tốt tình trạng sức khỏe của họ. Đậu phộng có thể gây ra các phản ứng không mong muốn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của các bệnh này.
Cách phân biệt vết thương bị nhiễm trùng
Khi bạn có vết thương hở, việc chăm sóc và vệ sinh cần phải thực hiện một cách khoa học. Nếu bạn không xử lý đúng cách có thể làm vết thương bị nhiếm trùng và ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, nếu có vết thương hở bạn nên lưu ý nếu thấy có những biểu hiện nhiễm trùng như:
- Vết thương có dịch tiết màu vàng, màu xanh lá cây, có thể có mủ và mùi khó chịu
- Khu vực bao quanh vết thương bị đau, sưng đỏ
- Vết thương lan rộng ở các vùng xung quanh và sưng đỏ
- Tình trạng đau nhức không thuyên giảm dù đã áp dụng cách giảm đau tại nhà
- Có biểu hiện mệt mỏi và sốt
Khi bạn có vết thương hở mà lại có các dấu hiệu nhiễm trùng trên bạn cần tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời để tránh nhiễm trùng nặng và gặp phải các vấn đề không mong muốn.
Các thực phẩm người bị vết thương hở nên ăn
Khi có các vết thương hở thì bạn nên ăn một số thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu protein
Để tăng cường quá trình phục hồi và làm lành vết thương, bạn có thể thêm các loại thực phẩm giàu protein như thịt heo, lòng đỏ trứng, ức gà.... Protein không chỉ giúp thúc đẩy chuyển hóa năng lượng bổ sung cho cơ thể mà còn giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Thực phẩm giàu sắt và vitamin B9
Hơn nữa, việc bổ sung nguyên tố sắt và acid folic ( vitamin B9) cũng đặc biệt quan trọng trong quá trình phục hồi vết thương và tái tạo mô. Bạn có thể tìm nguồn cung cấp từ thịt, gan, phô mai, và sữa để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng nguyên tố này.
Thực phẩm giàu vitamin B, vitamin C, vitamin E
Ngoài ra, việc cung cấp cho cơ thể trong quá trình hồi phục vết thương như các loại vitamin như vitamin B, vitamin C, và vitamin E cũng rất quan trọng. Các vitamin này giúp củng cố hệ thống miễn dịch, đồng thời chống lại sự nhiễm trùng và kích thích quá trình tái tạo da. Bạn có thể bổ sung các loại vitamin này thông qua quả bưởi, quả thanh long, rau ngót, đu đủ, diếp cá, cà rốt.... đây điều là những thực phẩm lành mạnh.
Các thực phẩm người bị vết thương hở không nên ăn
Khi có vết thương hở, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp để không làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương là rất quan trọng. Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà người bị vết thương hở nên tránh:
Thịt bò và thịt gà
Có thể làm cho vết thương sậm màu và để lại sẹo thâm.
Đồ nếp
Có tính nóng, dễ gây sưng và mưng mủ ở vết thương.
Trứng gà
Khiến cho vùng da bị thương sau khi liền lại không đều màu với những vùng da khác.
Hải sản
Có thể gây ngứa nếu vết thương chưa lành hẳn hoặc da còn non.
Rau muống và các loại đồ ăn cay nóng
Có thể gây sẹo lồi và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
Ngoài ra, cần tránh các chất kích thích như cà phê và rượu để hỗ trợ quá trình hồi phục tốt nhất. Đây chỉ là một số gợi ý chung, và tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là rất cần thiết.