Ở Việt Nam, trà là thức uống được nhiều người yêu thích, từ các dòng trà bình dân đến dòng trà thượng hạng, một số loại trà được sử dụng như trà vàng, trà xanh, trà đen, trà ô long...
Bạch trà là gì?
Bạch trà hay còn gọi là trà trắng, được ví như “vua của các dòng trà” nhờ dòng trà này có hương vị độc đáo. Với phương pháp truyền thống, trà trắng được tạo nên từ các búp trà non, được hái từ các cây trà cổ thụ sinh trưởng ở các vùng núi cao. Sau khi trà được lựa chọn và hái những búp chất lượng, trà sẽ được người thợ làm héo vừa đủ. Lúc này lá trà khô thẳng và đã có một màu trắng bạc nên được gọi là bạch trà. Dòng trà này khi chế biến có tính thẩm mỹ cao, rất chất lượng nhờ nguyên liệu được lựa chọn kỹ lưỡng chỉ có chồi, không có vụn lá.
Trà trắng được thu hái ở vụ Xuân, sau khi mùa đông qua những cây chè chè Shan tuyết hấp thu tinh hoa từ trời đất, giúp tạo nên một hương vị trà tinh tế và còn có nhiều dưỡng chất quý đối với sức khỏe con người như giàu chất chống oxy hóa flavonoid, polyphenol, tanin, catechin. Giúp nâng cao miễn dịch của cơ thể, chống lão hóa, hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề như bệnh đái tháo đường, tim mạch...
Trà trắng khi pha, những búp trà như nở rộ, thưởng trà có vị chát nhẹ, hậu vị ngọt, không đắng và có hương thơm rất hấp dẫn.
Nguồn gốc, xuất xứ của bạch trà
Bạch trà là một loại trà quý hiếm chỉ mọc ở những nơi có khí hậu lạnh, như những ngọn núi ở Phúc Kiến – Trung Quốc. Đây là nơi có điều kiện khí hậu tốt tạo điều kiện cho loại trà này phát triển. Bạch trà từng là loại trà chỉ dành cho giới quý tộc vào thời xưa. Bạch trà thời nhà Tống Trung Quốc cũng rất được coi trọng, khi lá và nụ trà được xay thành bột màu bạc, rồi pha trong bát để dùng trong các lễ hội Trà của triều đình. Bạch trà không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn được yêu thích ở Nhật Bản và là nguyên liệu cho nhiều buổi lễ trà lớn ở đây.
Ở Việt Nam, vùng núi cao Tây Bắc cũng có nhiều cây chè Shan tuyết cổ thụ, có tuổi đời từ hàng trăm đến hàng nghìn năm, phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,… Những búp chè ở đây tươi tốt và chất lượng, có lớp lông trắng bạc bao phủ, mang đủ những đặc điểm cao cấp của Bạch trà. Đây là một kho báu thiên nhiên bạn tặng mà Việt Nam có được.
Các phà bạch trà chuẩn vị
Pha trà có thể là điều dễ dàng đối với hầu hết mọi người, tuy nhiên, để tra được tách trà chuẩn bị thì nó cần nhiều công đoạn khác nhau. Bạch trà cũng vậy, để pha được một tách trà chuẩn vị người pha trà phải biết cách cân bằng nhiệt độ, ủ trà...
Nhiệt độ pha bạch trà không nên quá nóng, chỉ dùng nước đun sôi sau đó giảm nhiệt độ còn 80- 90 độ C mới mang để pha trà. Bên cạnh đó, cũng không được ủ trà quá lâu, sẽ làm giảm hương vị cũng như màu sắc vốn có của trà
Dưới đây là cách mà bạn có thể pha 1 ấm bạch trà ngon:
Chuẩn bị nguyên liệu
Để pha trà bạn cần
- 5g bạch trà
- Ấm trà
- Nước sôi
Đong trà
Dùng 5g bạch trà khi pha với khoảng 250ml nước, bạn có thể thêm bớt tùy khẩu vị nhưng đừng uống trà quá đặc nhé.
Tráng ấm, tách và trà
Tráng nước sôi ấm trà, tách trà mà bạn dùng để pha trà. Bạn chỉ cần cho nước đun sôi vào các dụng cụ pha trà này và tráng đổ bỏ nước là được
Cho trà vào ấm, sau đó cho nước sôi khoảng 80- 90 độ vào cùng, lắc nhẹ, rồi đổ bỏ nước lần 1 này.
Ủ trà
Sau khi tráng trà xong thì cho nước sôi khoảng 80- 90 độ C vào ấm bạch trà trà, bạn ủ trà khoảng 3- 5 phút, là có thể mang uống, trà pha nước lần 2 - 3 có thể ủ 1-3 phút.
Nên dùng nước tinh khiết để pha trà, như vậy hương vị của trà sẽ đậm đà và ngon hơn.
Bạch trà được sản xuất như thể nào?
Bạch trà có quy trình chế biến phức tạp hơn nhiều dòng trà khác, để làm ra được thành phẩm chất lượng thì khâu thu hái, chế biến và làm khô cần có 3 bước như sau:
Thu hái trà
Thời điểm tốt nhất để thu hái bạch trà là vào vụ Xuân, người thợ sẽ hái những búp trà tươi, có màu trắng xám, trên bề mặt nhìn kỹ sẽ thấy có một lớp lông tơ mịn phủ trên trà. Nội chất trong từng búp chè được lưu giữ trọn vẹn hơn nếu bạn hái vào buổi sáng sớm, đó cũng là lý do hái chè người ta thường thực hiện vào thời gian này.
Làm héo trà
Sau khi hái búp chè xong, bạn cần cho các búp trải đều lên nia tre hay nữa, mang đi phơi nắng ( nắng nhẹ không phơi dưới nắng gắt), hoặc phơi trong phòng có ánh sáng tốt, phòng thoáng khí.
Khi làm héo khoảng 70- 80% thì sấy nhẹ, ngăn ẩm.
Sấy trà
Cho trà vào sấy 10 phút ở nhiệt độ 100-120 độ C, sau đó để trà nguội tầm 15 phút, tiếp tục sấy ở nhiệt độ 80- 90 độ C.
Trà trắng có hương thơm nhẹ nhàng, sâu lắng của núi rừng, mà còn có thơm mùi hoa cỏ. Sự thanh mát của bạch trà không chỉ làm cho người uống cảm thấy sảng khoái và an yên trong tâm hồn, bạch trà còn rất có lợi cho sức khỏe. Với hương vị thanh mát, không chát, không ngái, bạch trà xứng đáng được gọi là "vua của các loại trà".
Lưu ý khi sử dụng bạch trà
Trà trắng mặc dù rất thơm ngon nhưng bạn cũng nên sử dụng với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng uống quá nhiều. Khi dùng trà trắng bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Chọn trà trắng ở những nhà sản xuất uy tín, có nguồn gốc rõ ràng
- Không nên uống quá nhiều trà trắng nếu không sẽ ó thể gây ra tác dụng phụ như khó ngủ, mất ngủ, chóng mặt, tức bụng
- Bà bầu không được tự ý sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
- Nên uống trà vào trước bữa chiều tối, không uống vào ban đêm vì có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ
- Người lớn tuổi không nên uống trà quá đặc
- Nhiệt độ pha trà khoảng 80-90 độ C. Ủ trà lần lần đầu tiên cần 5 phút, và 2 - 3 phút cho những lần sau.