
Việt Nam luôn là những người thân thiện và hiếu khách, vào những dịp lễ Tết, khách đến chơi nhà thì trà ( có thể là trà xanh, trà Shan Tuyết, trà sen, trà ô long...) luôn là đồ uống không thể thiếu.
Văn hóa uống trà của người Việt vào dịp lễ Tết

Thưởng trà ngày Tết không chỉ là một thói quen được truyền qua nhiều thế hệ mà còn mang ý nghĩa trong văn hóa người Việt. Lễ Tết là dịp để gia đình sum họp, trong khi hàn huyên nói về những trải nghiệm, câu chuyện mới cũ thì không thể thiếu những ấm trà nóng được, nó vừa là đồ uống vừa là sự kết nối giúp mọi người thấu hiểu nhau hơn, đồng thời nó cũng gửi gắm lòi chúc tốt đẹp cho năm mới.
Uống trà trong ngày Tết cũng mang sự an lành, thanh tịnh, cùng sự hiếu khách và quý trọng đối với các bậc sinh thành. Trà là đồ uống lành mạnh và tốt cho sức khỏe, nên nó cũng như món quà gửi đến ông bà, cha mẹ, thể hiện lòng biết ơn.
Ngoài ra, thưởng trà cón mang đến cảm giác ấm cúng, thư thái, trong những ngày đầu xuân. Chính vì thế, thưởng trà ngày Tết là một nét văn hóa truyền thống luôn được mọi người gìn giữ, giúp tô điểm thêm cho không khí rộn ràng của mùa xuân.
Loại trà nào nên dùng để đãi khách vào dịp lễ Tết?
Vào dịp Tết, khách thường đến chơi nhà, vừa thăm hỏi vừa mang đến những lời chúc may mắn, cầu bình an cho gia chủ. Vì thế, để cảm ơn sự trân trọng và quý mến của khách, thì chủ nhà thường sẽ chọn những tách trà tươi ngon để đãi khách.
Dưới đây là một số loại trà phổ biến dùng để đãi khách được ưa chuộng trong ngày Tết:
Hồng trà Shan Tuyết

Hồng trà là loại trà trải qua quá trình lên men toàn phần, những búp trà non sẽ được tuyển chọn kỹ, sau đó các nghệ nhân sẽ tiến hành các bước sản xuất như làm héo, cán, lên men và sấy khô, nhờ quá trình lên men nên trà đã có màu sắc và hương vị đặc trưng. Cái tên gọi hồng trà xuất phát từ màu nước trà khi pha, có màu đỏ nổi bật và nền lá trà khô.
Hồng trà thường có màu nâu đỏ, đỏ cam, vàng sậm hoặc nâu đen tự nhiên, vị ngọt thanh nhẹ nhưng lại không quá đắng chát, khi uống trà còn có hậu vị ngọt, lưu lại lâu trong cổ họng.
Trà sen Tây Hồ
Trà gạo sen Bách Diệp Tây Hồ là một loại trà đặc biệt của Việt Nam, không chỉ là một loại trà thượng hạng mà nó còn gắn bó với văn hóa của dân tộc. Trà gạo sen này là sự kết hợp giữa trà xanh Thái Nguyên thượng hạng và gạo sen từ những bông sen tươi Bách Diệp từ Hồ Tây - Hà Nội, điều này giúp tạo nên hương vị thanh tao, dịu nhẹ và rất đặc trưng.
Quá trình ướp trà sen Tây Hồ rất công phu, hoàn toàn được làm thủ công, thời gian để chế biến trà thường kéo dài nhiều ngày ướp cùng với nhiều lần sấy, nhằm giúp trà thấm đượm mùi sen tự nhiên nhưng vẫn giữ trọn vẹn hương vị của trà.
Bạch trà Shan Tuyết

Bạch trà hay còn gọi là trà trắng, được ví như “vua của các dòng trà”. Trà trắng được tạo nên từ các búp trà non, được hái từ các cây trà cổ thụ ở các vùng núi cao. Những búp trà chất lượng tạo nên một loại trà có hương vị trà tinh tế và còn có nhiều dưỡng chất quý đối với sức khỏe con người như giàu chất chống oxy hóa flavonoid, polyphenol, tanin, catechin. Giúp nâng cao miễn dịch của cơ thể, chống lão hóa,...
Trà hoa sen

Trà hoa sen là một loại trà đặc trưng, hoa sen được nhiều người bình chọn quốc hoa của Việt Nam. Trà hoa sen có mùi hương thơm nhẹ, vị ngọt dịu và có rất nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe, như giảm cân, chống oxy hóa...
Là loại trà được chiết xuất từ 100% hoa sen. Trà hoa sen được sản xuất bằng cách thu hoạch những bông hoa sen tươi chất lượng, sau đó cho sấy. Khi pha trà chỉ cần rửa sạch và hãm với nước sôi để tạo ra một loại nước uống có hương vị nhẹ nhàng và có một số công dụng từ dinh dưỡng cho sức khỏe.
Hoàng trà Shan Tuyết

Hay còn gọi là trà vàng là loại trà được chế biến từ những búp chè Shan Tuyết cổ thụ, là loại trà nằm giữa trà xanh và trà đen, nhưng gần giống trà xanh hơn.
Trà này tiêu chuẩn hái một tôm và 2- 3 lá non, rồi làm héo, để tự lên men và vò trà. Tiếp đó lại mang đi ủ từ 6 đến 10 tiếng, rồi lại tiếp tục sấy khô 7 phần, còn 3 phần thì lại tiếp tục ủ lần thứ 2 để trà vàng có hương thơm từ 2 – 4h (hoặc 6 giờ tùy thời vụ) sau đó sấy khô hoàn toàn ở mức độ 3-5%.
Trà vàng khi pha có nước sánh, óng ánh có viền vàng, như mật ong. Hương vị thơm mát dịu nhẹ, có mùi gỗ thông, mùi chè mạn. Nhiều người không biết trà vàng sẽ nhầm nó là trà xanh hỏng hoặc quá hạn.
Trà gừng
Trà gừng là một loại trà được làm từ củ gừng hoặc bột gừng, có tính ấm, vị cay nhẹ và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể pha trà gừng bằng cách ngâm gừng khô hoặc tươi kết hợp với búp trà xanh trong vài phút, để tăng hương vị và làm ấm cơ thể, phù hợp vào dịp tết ở miền Bắc - nói có khí hậu lạnh. Là đồ uống lành mạnh để mời khách đến chơi nhà.
Trà ô long

Trà Oolong ( hay trà ô long) có quy trình chế biến phức tạp và đa dạng nhất. Trà ô long lên men thấp hay ô long xanh thường có độ lên men rơi vào khoảng 12-20%. Trong khi đó, ô long lên men cao hay ô long đen thì độ lên men có thể từ 40-80%. Tùy vào loại lên men trong thời gian dài hay trong thời gian ngắn, lên men nắng hay mát, ủ than hay không ủ than...Hương vị trà ô long dịu nhẹ dễ uống, nên loại trà này dùng để tiếp đãi khách thì rất là phù hợp, vì hầu hết mọi người đều có thể uống loại trà này.
Trà xanh Thái Nguyên

Trà xanh Thái Nguyên là tên gọi chung khi nói về loại trà nổi tiếng có nguồn gốc từ tỉnh Thái Nguyên - Việt Nam. Trà ở đây thường có cánh trà nhỏ, xoăn đều và hương thơm dịu nhẹ. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận vị chát nhẹ đầu lưỡi, nhanh chóng chuyển sang hậu vị. Ngoài ra, trà Thái Nguyên ngon sẽ luôn có phần " hương" nhẹ nhàng, với hương cốm non tự nhiên.
Đây là loại trà phù hợp để đãi khách tới chơi nhà.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc được làm từ hoa cúc tươi hoặc hoa cúc khô. Trà hoa cúc có màu sắc vàng nổi bật với hương thơm dịu nhẹ. Trà hoa cúc nhiều lợi ích cho sức khỏe, như chống oxy hóa, cải thiện giấc ngủ, làm đẹp da, kiểm soát đường huyết, cải thiện sức khỏe tinh thần....
Trà hoa cúc có vị ngọt, tính mát, có mùi thơm dễ chịu. Là trà thảo mộc tinh tế, bạn có thể dùng trong dip lễ tết.
Lưu ý khi pha trà
Khi pha trà đãi khách, bạn nên lưu ý:
Chọn trà phù hợp

Nếu có điều kiện hoặc mối quan hệ thân thiết, bạn có thể chọn loại trà theo sở thích của khách, như thế vừa thể hiện sự quan tâm và ghi điểm bởi sự chu đáo. Trà bạn dùng nên mua ở nơi chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng.
Sử dụng ấm chén đẹp mắt
Trà ngon mà có thêm các dụng cụ pha trà phù hợp, đẹp mắt sẽ tăng tính thẩm mỹ cho không gian ngày Tết cũng như giúp bạn uống trà ngon hơn, bạn có thể dùng gốm sứ cao cấp Bát Tràng hay ấm tử sa để pha trà. Chất liệu dụng cụ pha trà cần phải phù hợp, không nên dùng ấm thủy tin hay kim loại.
Pha trà đúng cách

Trà ô long và trà Shan Tuyết cần nhiệt độ pha khoảng 85- 90 độ C, trong đó trà xanh hay trà nhài thì cần nhiệt độ thấp hơn, từ 75 - 80 độ C là đủ. Do đó, bạn nên điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, bạn cần dùng nước tinh khiết để pha trà, nhớ tráng dụng cụ pha trà, tráng trà trước khi bắt đầu pha. Khi trang xong thì bạn mới cho trà vào ấm và hãm trà.