Da cá mà một bộ phận ở trên cá tươi, nó được dùng để chế biến thành những món ăn ngon và có những tác dụng tích cực cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của da cá
Da cá có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, món ăn vặt hấp dẫn như chiên giòn, sấy tẩm cùng với các gia vị khác... Các loại da cá sẽ có thành phần dinh dưỡng khác nhau, hương vị khác nhau. Trung bình các loại cá đều có những dưỡng chất tương đương nhau, nên trong da cá cũng có chứa một số chất dinh dưỡng như:
- Chất đạm
- Omega 3
- Selen
- I ốt
- Vitamin D
- Vitamin E
- Taurine...
Nên nếu bạn ăn da cá đúng cách và đúng liều lượng cũng có thể giúp củng cố đề kháng, bổ não,...
Ăn da cá có lợi ích gì?
Da cá không chỉ là ngon, mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, nổi bật như omega 3, sắt, protein.... Theo FDA thì mọi người, nhất là trẻ em nên bổ sung một lượng da cá vừa phải sẽ giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Hãy cùng tìm hiểu về lợi ích của việc ăn da:
Giàu omega 3
Da cá là nguồn giàu axit béo omega-3, có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, các vấn đề về não. Đặc biệt, trong giai đoạn mang thai, việc ăn da cá còn hỗ trợ cho thai nhi. Nhưng bạn cần ăn vừa phải và chọn da cá chất lượng.
Cung cấp nguồn protein
Da cá chứa hàm lượng protein cao, là thành phần cần thiết để xây dựng cơ bắp, cải thiện miễn dịch, góp phần duy trì sức khỏe tổng thể... Bên cạnh đó, các chất nhầy trong da cá cơ thể, cụ thể là hệ tiêu hóa hấp thu chất đạm tốt hơn.
Do đó, da cá là một nguồn protein mà bạn có thể thêm vào thực đơn.
Giúp làm đẹp da
Collagen và vitamin E trong da cá đều là những chất rất cần thiết cho sức khỏe của làn da, giúp làn da được nuôi dưỡng từ bên trong, từ đó giúp làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện độ đàn hồi. Đừng bỏ lỡ cơ hội để cải thiện làn da một cách tự nhiên với da cá.
Nhớ rằng, việc ăn da cá cần được thực hiện đúng cách, loại bỏ lớp vảy cứng bên ngoài và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các loại da cá bạn không nên ăn
Mặc dù da cá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng chúng ta cần hiểu rõ về hàm lượng thủy ngân có trong nó. Các chuyên gia dinh dưỡng đã nêu rõ rằng việc ăn da cá cần được thực hiện cẩn thận để tránh ngộ độc thủy ngân và tác hại lâu dài.
Các loại da cá bạn nên tránh như:
Các loại cá chứa lượng thủy ngân cao
Nhóm cá chứa nhiều thủy ngân là nhóm bạn cần tránh, cần hạn chế ăn, bao gồm cá kiếm, cá ngói, cá thu... Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên ăn cá hay da cá nhóm này, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Các loại cá chứa lượng thủy ngân trung bình
Những loại cá như cá hồng, cá chép, cá mú... có hàm lượng thủy ngân ở mức trung bình. Bạn có thể dùng chúng một cách hợp lý để đảm bảo sự đa dạng trong khẩu phần ăn. Nhưng những loại cá này bạn cần ăn ít hơn so với nhóm cá có lượng thủy ngân thấp để tránh tích tụ thủy ngân, nói chung là chỉ theo liều lượng được khuyến cáo.
Các loại cá chứa ít thủy ngân
Một số loại cá có lượng thủy ngân thấp, trong ngưỡng an toàn thì chúng ta có thể ăn thịt và da cá của chúng, tuy nhiên, cũng cần hạn chế không được ăn quá nhiều. Cá tuyết, cá rô phi, cá ngừ, cá bơn, cá hồi, cá da trơn.. là những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp.
Tóm lại, việc ăn da cá có tốt cho sức khỏe, nhưng hãy chọn loại cá không chứa thủy ngân hoặc có hàm lượng thủy ngân thấp để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa lợi ích dinh dưỡng.
Những loại da cá tốt cho sức khỏe
Da cá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu bạn ăn đúng cách và đúng liều lượng. Tuy nhiên, có những loại cá chứa nhiều thủy ngân, khiến da cá của chúng không an toàn để tiêu thụ. Dưới đây là những loại da cá mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình:
Ăn da cá hồi và cá tuyết
Da cá hồi và cá tuyết đều là những thực phẩm chứa nhiều phốt pho, kali, vitamin B, vitamin D..., hỗ trợ quá trình xây dựng và phát triển nhiều chức năng và cơ quan trong cơ thể, nhất là đối với thai nhi.
Da cá hồi và cá tuyết có thể làm thành các món ăn vặt, hoặc thêm vào salad để tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng.
Ăn da cá mòi
Mặc dù cá mòi có kích thước nhỏ, nhưng chúng lại là loại cá giàu dinh dưỡng, như giàu canxi, chất đạm, và omega-3, hỗ trợ sức khỏe xương, ngừa loãng xương và gãy xương. Da cá mòi không chỉ ngon mà còn giàu axit béo, protein, và vitamin.
Cá mòi có thể chế biến nhiều món ăn ngon như cá mòi kho, cá mòi chiên, cá mòi hấp... và ăn cả da để tận hưởng lợi ích sức khỏe.
Ăn da cá rô phi
Cá rô phi cũng là một loại cá có lượng thủy ngân thấp, cho nên bạn có thể sử dụng cá rô phi để chiên giòn, kho... khi ăn thì ăn cá da cá. Nhưng muốn ăn da cá bạn cần đánh vảy, làm sạch trước khi chế biến.
Bằng cách chọn đúng loại da cá và chế biến đúng cách, bạn có thể tận dụng những lợi ích dinh dưỡng mà da cá mang lại cho sức khỏe.
Cách làm da cá hồi chiên giòn
Nguyên liệu:
- 200g da cá hồi tươi
- 1 quả trứng gà
- 50g bột mì
- 50g bột năng
- Hạt nêm
- Tiêu
- Mè rang
- Muối
Cách làm:
- Da cá hồi mang đi làm sạch, sau đó cắt vừa ăn, cho da cá ướp cùng hạt nêm, tiêu xay, đảo đèu, ướp 10 phút
- Cho bột năng và bột mì vào tô, cho trứng gà vào và khuấy đều
- Cho da cá vào tô bột, cho da cá ngấm đều
- Cho dầu ăn vào chảo, cho da cá vào chiên giòn đều, vớt ra để ráo dầu
- Cho da cá hồi chiên ra đĩa, ăn cùng các loại salad để tăng hương vị.
Khi ăn da cá cần lưu ý
Khi ăn da cá, chúng ta cần tuân thủ một số quy tắc để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa lợi ích dinh dưỡng. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý:
Lựa chọn loại cá phù hợp
Chọn những loại cá không có thủy ngân hay có hàm lượng thấp thủy ngân để chế biến, tránh các loại cá có nhiều thủy ngân.
Chế biến đúng cách
Làm sạch da cá kỹ lưỡng để loại bỏ vảy cứng và bất kỳ tạp chất nào. Nếu bạn không chắc chắn về cách chế biến, hãy nấu chín cá hoặc chế biến nó thành các món hấp, nướng,.. sau đó bạn ăn thịt cá và da cá.
Số lượng hợp lý
Ăn da cá vừa phải, tránh không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Nhớ rằng, da cá là một nguồn thực phẩm tuyệt vời, nhưng cần được tiêu thụ một cách thông minh.