Chôm chôm là một loại trái cây rất hấp dẫn, và nó cũng có nhiều loại khác nhau, ngoài làm món tráng miệng thì nó cũng có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Chôm chôm là gì?
Chôm chôm (Rambutan) có xuất xứ từ Đông Nam Á, là một loại trái cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam, chôm chôm chín thường có màu đỏ rực, trái tròn, bên trong khi tách vỏ ra là phần thị trắng ăn vào vừa ngọt, vừa chua, vừa thơm thoang thoảng, chôm chôm cũng có rất nhiều loại như chôm chôm Thái (Rong-riêng), chôm chôm nhãn, chôm chôm dính, chôm chôm tróc (Java) và mỗi loại có độ ngọt khác nhau, tùy vào sở thích của mỗi người.
Hiện nay chôm chôm có nhiều trên các quốc gia, như Việt Nam, Philippines, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Châu Đại Dương, Châu Phi và Trung Mỹ.
Ngoài làm món ăn tráng miệng nhâm nhi, chôm chôm còn được làm mứt chôm chôm, cà ri, cocktail, chè...
Thành phần dinh dưỡng của chôm chôm
Là loại trái cây cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, có nhiều chất oxy hóa, khoáng chất, có thể kể đến trong 100g chôm chôm có những chất dinh dưỡng như:
- Năng lượng: 82 calo
- Canxi: 22 mg
- Chất xơ: 0.9 g
- Kali: 42 mg
- Folate: 8 μg
- Protein: 0.7 g
- Carbohydrate: 20.87 g
- Vitamin C: 4.9 mg
- Chất béo: 0.2 g
- Vitamin A: 3 IU
- Kẽm: 0.08 mg
- Sắt: 0.4 mg
- Vitamin B2: 0.022 mg
- Vitamin B3: 1.352 mg
- Vitamin B1: 0.013 mg
- Phốt pho: 9 mg
- Mangan: 0.343 mg
- Magie: 7 mg
- Natri: 11 mg.
Công dụng của chôm chôm
Quả chôm chôm rất giàu khoáng chất, vitamin và các hợp chất có lợi. Cụ thể:
Giúp giảm cân
Chôm chôm có lượng chất xơ cao: 82 calo và 0.9 g chất xơ trong 100g, là một loại trái cây hỗ trợ ngừa tăng cân, nó có lượng calo khá ít so với lượng chất xơ nó cũng cấp cho cơ thể. Khi ăn chôm chôm sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, hạn chế ăn nhiều và từ đó giúp bạn giảm cân.
Thêm nữa, chôm chôm có chất xơ hòa tan được với nước, tạo thành hợp chất như gel trong đường ruột, giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn, no lâu hơn, quá trinh hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa diễn ra chậm hơn.
Tuy nhiên, muốn giảm cân thành công bạn cần ăn chôm chôm điều độ kèm theo một chế độ ăn uống và tập thể dục khoa học.
Tăng cường sức khỏe xương
Trong chôm chôm có hàm lượng chất canxi và photpho, những chất này có vai trò quan trọng đối với xương.
Ngoài ra, trong chôm chôm có lượng vitamin C cũng góp phần giúp xương khỏe hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải bổ sung các chất dinh dưỡng khác chứ không chỉ dùng mỗi chôm chôm để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể được.
Cung cấp dinh dưỡng và chất chống oxy hóa
Quả chôm chôm rất giàu khoáng chất, vitamin và các hợp chất thực vật có lợi. Cụ thể:
- Vitamin C: Thành phần này giúp hấp thu sắt hiệu quả, là chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do bảo vệ các tế bào, chỉ cần 5-6 trái chôm chôm đã cung cấp 50% hàm lượng vitamin C mà cơ thể cần hàng ngày.
- Đồng: Giúp duy trì và phát triển các tế bào trong cơ thể, có cả tim, xương và não.
- Chất xơ: Trong 100g chôm chôm có khoảng 0.9 g chất xơ, giúp cơ thể tiêu hóa tốt, giảm nguy cơ táo bón.
- Và các khoáng chất: Các khoáng chất nổi bật trong chôm chôm có thể kể như: Canxi, sắt, Magie, phốt pho, kali, natri, kẽm, Mangan...
Cả hạt và vỏ của chôm chôm cũng có một số chất có lợi cũng như chất chống oxy hóa, nhưng cũng có chứa một số hợp chất có thể không tốt cho cơ thể, vì vậy bạn cần tham khảo bác sĩ để ăn chôm chôm cho phù hợp với sức khỏe của mình.
Hỗ trợ chống nhiễm trùng
Tăng cường hệ miễn dịch: Chôm chôm chứa nhiều vitamin C, giúp quá trình sản xuất tế bào bạch cầu trong cơ thể, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, vỏ của chôm chôm được dùng để chống nhiễm trùng, tuy nhiên một số người ăn vỏ những đa số vỏ chôm chôm thường coi là không ăn được.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Như đã nói chôm chôm có nhiều chất xơ, và nó là chất xơ hòa tan được trong ruột nên khi ăn chôm chôm có thể cải thiện các rối loại về đường ruột và giảm viêm.
- Chất xơ hòa tan: Hỗ trợ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, ngừa táo bón
- Chất xơ không hòa tan: Được xem như một chất nhuận tràng tự nhiên, chiếm 50% lượng chất xơ, giúp phân mềm ngừa táo bón, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột.
Cách chế biến các món ngon từ chôm chôm
Cùng chúng tôi tìm hiểu các món ăn ngon được chế biến từ chôm chôm nhé.
Thịt bò xào chôm chôm
Nguyên liệu:
- 700g chôm chôm
- 250g thịt bò
- 1/2 trái ớt chuông
- 1/2 củ hành tây
- 2 củ hành tím
- 2 tép tỏi
- 2 trái ớt sừng
- 20g rau cần
- 1 thìa nước mắm
- 2 thìa dầu ăn
- 1 thìa dầu hào
- Muối
- Tiêu
- Hạt nêm
Cách làm:
- Thịt bò rửa sạch, cắt lát mỏng
- Tỏi và hành tím lột vỏ băm nhuyễn
- Hành tây bóc vỏ, rửa sạch và cắt múi cau
- Cho thịt bò ướp cùng 1 thìa dầu hào, 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa tiêu, 1 ít hành tím băm, 1/2 thìa muối, 1 thìa đường, 1/2 thìa bột ngọt, trộn đều và ướp 15 phút
- Chôm chôm rửa sạch, cắt đôi vỏ lấy thịt, bỏ phần hạt
- Ớt chuông, ớt sừng rửa sạch, bỏ hạt, cắt sợi, ớt sừng cắt khoanh mỏng
- Cần tây rửa sạch, cắt khúc
- Cho dầu ăn vào chảo phi thơm hành và tỏi, cho thịt bò vào xào sơ, tiếp tục cho chôm chôm vào
- Xào 3-4 phút thì cho hành tây xào, cho tiếp cần tây xào cho nguyên liệu gần chín thì nêm nếm gia vị vừa ăn
- Cho ớt chuông vào xào, thêm ớt sừng vào, nêm nếm lại lần nữa, tắt bếp
- Cho ra đĩa và thưởng thức.
Chôm chôm muối ớt
Nguyên liệu:
- 1 kg chôm chôm
- 10 trái tắc
- 2 trái ớt ( tùy khẩu vị)
- 2 thìa muối tôm
Cách làm:
- Chôm chôm rửa sạch, cắt đôi bỏ vỏ
- Tắc rửa sạch, cắt đôi trái, lấy nước cốt 4 trái, còn lại cắt đôi
- Ớt rửa sạch, cắt miếng
- Chôm chôm đã lột vỏ cho vào tô lớn, cho nước cốt tắc, muối tôm và ớt vào trộn đều
- Nêm nêm cho vừa ăn. Có thể ăn liền hoặc để vào hũ đậy kín cho vào ngăn mát tủ lạnh, đợi chôm chôm mát thì đưa ra
- Thưởng thức.
Chè chôm chôm hạt sen
Nguyên liệu:
- 600g chôm chôm rừng
- 600g chôm chôm thường
- 200g hạt sen
- 1 nhánh lá dứa
- 250g đường phèn - có thể bớt tùy khẩu vị
- 20g hạnh nhân cắt lát mỏng
Cách làm:
- Hạt sen rửa với nước, sau đó cho lên nồi luộc mềm
- Chôm chôm mang đi rửa sạch với nước, để ráo, dùng dao tách chôm chôm thường, làm sao để phần thịt được giữ nguyên, loại hạt ra, phần thịt đó cho hạt sen vừa luộc vào làm nhân
- Chôm chôm rừng sau khi rửa sạch thì tách vỏ để riêng
- Nồi nấu hạt sen bật bếp đun sôi, cho đường phèn vào
- Lá dứa rửa sạch thì cho vào nồi hạt sen luôn, nhớ vớt bọt
- Vớt lá dứa ra, cho chôm chôm rừng và chôm chôm nhân hạt sen vào, nấu thêm 5-10 phút thì tắt bếp
- Múc chè ra chén có thể ăn nóng hoặc thêm vài viên đá lạnh
- Thưởng thức.
Cách ăn chôm chôm đúng
Để ăn chôm chôm tốt cho sức khỏe bạn cần lưu ý:
- Vì chôm chôm đã ngọt sẵn nên khi ăn chôm chôm hay dùng chôm chôm chế biến chè, siro thì hạn chế dùng đường và các chất ngọt khác
- Ăn những quả chôm chôm tươi, không dập nát hay bị thối, cũng như không ăn chôm chôm còn xanh hay đã quá chín
- Nên đổi món trái cây và các loại thực phẩm khác, tránh ăn chôm chôm liên tục quá lâu
- Mỗi ngày không ăn quá 400g chôm chôm
- Nên ăn chôm chôm tươi thay vì ăn chôm chôm được chế biến thành mứt hay sấy khô.
Ăn chôm chôm bao nhiêu là tốt cho sức khỏe?
Với người lớn có thể trạng bình thường, không có vấn đề về sức khỏe có thể ăn 300g đến 400g chôm chôm/ ngày.
Ngoài ra, việc ăn chôm chôm còn dựa vào sức khỏe cá nhân của mỗi người vì vậy bạn nên tham khảo bác sĩ để có liều lượng ăn phù hợp với bản thân và phát huy hiệu quả các công dụng của chôm chôm mang lại.
Lời kết
Tóm lại chôm chôm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nếu bạn biết sách sử dụng và đúng liều lượng, hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu thêm về loại trái cây này.