Trẻ em ăn đậu bắp đúng cách và liều lượng vừa phải sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tìm hiểu về đậu bắp
Đậu bắp là một loại cây phát triển mạnh mẽ ở điều kiện khí hậu khắc nghiệt như nhiệt đới và ôn đới. Mặc dù phổ biến nhất tại miền Nam Hoa Kỳ, nhưng đậu bắp cũng trở thành thực phẩm được nhiều quốc gia ưa chuộng, trong đó có Việt Nam.
Đậu bắp được canh tác nhiều vụ trong năm, cây đậu bắp thường cao khoảng 2,5m với lá lớn có kích thước từ 10cm - 20cm. Hoa của nó thường có 5 cánh, phổ biến màu trắng hoặc vàng, có thể có đốm đỏ ở gốc hoa. Quả đậu bắp thường dài, có dạng và chứa nhiều hạt bên trong.
Quả đậu bắp có vì hương vị đặc trưng, quả có chất nhầy, đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Trẻ em ăn đậu bắp có tốt không?
Đậu bắp mang lại những lợi ích cho sự phát triển của trẻ, các bậc phụ huynh có thể thâm đậu bắp vào thực đơn của trẻ.
Cải thiện đề kháng và mắt
Trong đậu bắp chứa nhiều loại vitamin như vitamin A và vitamin C, không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn giúp bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì xương chắc khỏe và phòng ngừa tình trạng loãng xương.
Có lợi cho sức khỏe của xương
Vitamin C hỗ trợ quá trình chuyển hóa canxi hiệu quả hơn, rất cần thiết cho sự phát triển xương của trẻ, đặc biệt là với những bé không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D.
Cải thiện tiêu hóa
Với hàm lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan cao, đậu bắp giúp thức ăn được tiêu hóa một cách nhẹ nhàng, làm sạch ruột và phòng ngừa tình trạng táo bón cho trẻ. Chất nhớt tự nhiên trong đậu bắp cũng góp phần vào quá trình tiêu hóa, giúp dạ dày của bé hoạt động mượt mà, giảm nguy cơ đau dạ dày.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Đậu bắp giúp điều hòa lượng đường trong máu, góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, lý do là thực phẩm này chứa khoáng chất quan trọng magie. Đậu bắp cũng giúp giảm cholesterol, do đó, đây là một thực phẩm lành mạnh mà bạn nên bổ sung.
Cơ lợi cho sự phát triển của trẻ
Các loại vitamin bao gồm vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, và folate, cùng với các khoáng chất như kali, canxi, magiê, phospho, kẽm, sắt,... có trong đậu bắp, đây đều là những thành phần cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Bổ sung đậu bắp vào chế độ ăn của trẻ mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn và phù hợp nhất trong chế độ ăn uống của trẻ.
Cách nấu cháo đậu bắp dinh dưỡng dành cho trẻ
Đậu bắp có nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón cũng như ngừa nguy cơ bị trĩ cho trẻ. Kết hợp đậu bắp cùng một số nguyên liệu khác không chỉ giúp tăng hương vị mà còn cung cấp dưỡng chất và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất qua các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Cháo đậu bắp có hương vị thơm ngon, dễ ăn lại giàu dưỡng chất mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.
Cháo cá hồi đậu bắp
Cá hồi rất giàu dinh dưỡng, do đó món ăn này không chỉ hấp dẫn mà có lợi cho trẻ.
Nguyên liệu:
- Thịt cá hồi 2g
- Cháo 30g
- Đậu bắp 2 trái
- Gia vị
Cách làm:
- Đậu bắp rửa sạch, cắt 2 đầu, sau đó cũng xay nhuyễn
- Cá hồi mang đi rửa sạch với nước, xay nhuyễn
- Gạo vo xong cho vào nồi, thêm nước và nấu chín mềm
- Cho dầu ăn vào phi thơm hành tím, sau đó bạn cho cá hồi và đậu bắp vào, thêm gia vị vào cho vừa ăn
- Cho cá hồi xào đậu bắp vào cháo, hầm đến khi nguyên liệu chín thì nêm nếm lại lần nữa rồi tắt bếp
- Cho cháo ra chén và cho trẻ thưởng thức.
Cháo tôm đậu bắp
Cháo tôm nấu cùng đậu bắp có vị ngọt dịu từ tôm, mùi thơm từ đậu bắp rất hấp dẫn cho trẻ.
Nguyên liệu:
- Tôm tươi 2 con
- Cháo 30g
- Đậu bắp 2 trái
- Gia vị
Cách làm:
- Tôm bạn rửa sạch, bóc bỏ, bỏ đường chỉ đen trên lưng tôm, xay nhuyễn
- Đậu bắp rửa sạch, cắt 2 đầu, sau đó cũng xay nhuyễn
- Gạo vo sạch, cho vào nồi, đổ nước, hầm mềm
- Sau đó cho 1 tí dầu ăn vào phi thơm hành tím, cho tôm vào xào, tiếp đó cho đậu bắp vào, nêm nếm gia vị
- Cho tôm và đậu bắp vừa xào vào cháo, nêm nêm lại lần nữa, hầm khi nguyên liệu chín mềm thì tắt bếp
- Múc chào ra tô và cho trẻ ăn.