Trà Atiso là loại trà thanh độc, giải nhiệt, lợi tiếu rất tốt.
Trà Atisô là gì?
Trà Atisô là một loại trà được làm từ bông atisô, một loại cây thân thảo thuộc họ Cúc, có tên khoa học là Cynara Scolymus. Có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Âu, là loài cây có lá răng cưa, là loài cây sống lâu năm, chiều dài khoảng 1,2m đến 2m, hoa atiso có màu đỏ tím, cây thích sống ở vùng á nhiệt đới và nhiệt độ ôn đới.
Cây atisô ở Việt Nam được trồng ở các khu vực khí hậu ôn đới: Tam Đảo, Đà Lạt, Sapa, Quản Bạ...
Trà atisô được làm bằng cách sấy khô bông atisô và pha với nước nóng để tạo ra một loại trà có màu vàng và hương thơm đặc trưng.
Trà atisô được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm cholesterol, giảm cân, cải thiện giấc ngủ...
- Lá atiso có vị đắng, lá khô hoặc tươi đều có nhiều tác dụng như chữa một số bệnh về gan hay thấp khớp..
- Thân và rễ cây Atisô có công dụng giống lá
Thành phần dinh dưỡng của atiso
Atiso được coi là thần dược bảo vệ gan, giúp thải độc tố trong cơ thể hiệu quả, ngoài ra atiso còn có rất nhiều chất dinh dưỡng như:
Thành phần dinh dưỡng của 128g hoa atiso chưa nấu chín:
- Protein: 4.2g
- Chất béo: 0.2g
- Carbs: 13.5g
- Chất xơ: 6.9g
- Kẽm: 6% RDI
- Riboflavin: 5% RDI
- Niacin: 7% RDI
- Canxi: 6% RDI
- Vitamin B6: 11% RDI
- Folate: 22% RDI
- Sắt: 9% RDI
- Phốt pho: 12% RDI
- Potassium: 14% RDI
- Vitamin C: 25% RDI
- Thiamin: 6% RDI
- Vitamin K: 24% RDI
- Magie: 19% RDI
Còn đối với atiso nấu chín, 120g gồm:
- Protein: 3.5g
- Carbs: 14.5g
- Chất béo: 0.4g
- Chất xơ: 6.8g
- Sắt: 4% RDI
- Canxi: 3% RDI
- Magie: 13% RDI
- Thiamin: 5% RDI
- Niacin: 7% RDI
- Kẽm: 3% RDI
- Folate: 27% RDI
- Phốt pho: 10% RDI
- Riboflavin: 6% RDI
- Vitamin C: 15% RDI
- Vitamin K: 22% RDI
- Vitamin B6: 5% RDI
- Potassium: 14% RDI.
Trong đó, mức đáp ứng tiêu thụ hàng ngày của một người khỏe mạnh là RDI (Dietary Reference Intake).
Những tác dụng tuyệt vời của atiso với sức khỏe
Atisô có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, dưới đây là một số công dụng chính của hoa atisô:
- Tốt sức khỏe tim mạch
- Cải thiện giấc ngủ
- Giúp ổn định đường huyết, chống huyết áp cao, giảm cholesterol.
- Cải thiện sức khỏe của gan
- Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
- Giúp hạ đường huyết
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Điều trị dị ứng và phòng ngừa dị tật bẩm sinh
- Hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ...
Cách pha trà atiso
Để pha trà atisô, bạn có thể làm theo các bước sau:
Pha trà atiso tươi
Nguyên liệu:
- 1 bông atisô tươi
- 100g kỷ tử
- 100g táo đỏ
Cách làm:
- Cắt bông hoa atiso, bỏ nhụy, cắt nhỏ, rửa sạch hoa bằng nước lạnh và để ráo.
- Kỷ tử và táo đỏ mang rửa qua với nước
- Cho nồi nước 1,5 đến 2 lít lên đun sôi, cho táo đỏ, bông atiso tươi và kỷ tử vào
- Hầm nước khoảng 20-30 phút, chờ bông atiso nở, hòa đều vào nước là tắt bếp
- Rót ra ly và thưởng thức, có thể uống lạnh.
Pha tra atiso túi lọc
Nguyên liệu:
- 1 gói trà atiso túi lọc
- 1 gói trà linh chi túi lọc
- 2 trái long nhãn
- 2 trái táo đỏ
- 3 miếng cam thảo
- 10g kỷ tử
- 2 trái táo đen
- 10 g tim sen
- 5 trái nho khô
- 1 trái chanh
- 1 trái quýt
- 1/8 trái la hán
- 2 thìa đường phèn
- 800ml nước đun sôi
Cách làm:
- Lấy một chiếc ca thủy tinh cho 2 thìa đường phèn cùng tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị bao gồm: 2 trái long nhãn, 2 trái táo đỏ, 3 miếng cam thảo, 10g kỷ tử, 2 trái táo đen, 10 g tim sen, 5 trái nho khô, 1/8 trái la hán
- Ủ trà túi lọc trong 5 phút: Cho trà linh chi và trà atiso túi lọc vào pha cùng 800ml nước đun sôi
- Sơ chế quýt và chanh: Chanh và quýt mang rửa sạch, bỏ hạt hết, cắt làm 4 miếng
- Cho trà ủ vừa xong đổ vào ca gồm các nguyên liệu đã chuẩn bị, khuấy đều
- Chờ nước ấm 60 độ thì vắt quýt và chanh vào, khuấy đều
- Cho ra ly và thưởng thức hoặc uống cùng đá lạnh.
Trà Atisô uống khi nào?
Bạn có thể uống trà atisô vào bất kỳ thời điểm trong ngày, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và sở thích cá nhân. Dưới đây là một số cách thức uống trà atisô thường được áp dụng:
- Uống trà atisô vào buổi sáng: Có thể giúp tăng cường sức khỏe và năng lượng cho cả ngày, hỗ trợ tiêu hóa
- Uống trà atisô vào giữa các bữa ăn: Trước hoặc sau bữa ăn có thể giúp hỗ trợ chức năng tiêu hóa và giảm cholesterol.
- Uống trà atisô vào buổi tối: Nên uống trước 16h chiều, uống vào buổi tối có thể giúp thư giãn và giảm căng thẳng.
Nên nhớ rằng, sử dụng trà atisô nên được thực hiện theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế và không được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh độc lập.
Nên uống bao nhiêu trà atiso một ngày?
Trà atiso là loại thức uống tốt, tuy nhiên cần uống hợp lý mới mang lại kết quả tốt nhất, nên tham khảo liều lượng sau:
- Atiso dạng túi lọc: 1 túi nước lọc có thể pha 1-2 ly nước sôi, tối đa 3-4 túi trà/ ngày
- Atiso tươi: 1 lít nước dùng 10-20g pha nước
- Atiso khô: 1 lít nước dùng 5-10g pha nước
Không nên uống quá 1 lít trà atiso, không nên dùng trà để thay nước trắng, không nên uống trà atiso trong nửa tháng liên tục, mà phải nghỉ 1 tuần, nói chung trà atiso nên uống điều độ kèm theo nước lọc bình thường hàng ngày, và không nên uống nhiều.
Lời kết
Trà atiso là một loại trà có nhiều công dụng tới sức khỏe, tuy nhiên bạn cần sử dụng hợp lý và điều độ để phát huy hiệu quả nhé.