Trà là loại nước uống thứ 2 được ưa thích nhất thế giới, nước là thức uống phổ biến số 1.
Khái niệm về trà
Ở Việt Nam, trà là thức uống được nhiều người yêu thích, từ các dòng trà bình dân đến dòng trà thượng hạng, một số loại trà được sử dụng như trà vàng, trà xanh, trà đen, trà ô long...
Trà là loại nước uống thứ 2 được ưa thích nhất thế giới, nước là thức uống phổ biến số 1. Tất cả các loại trà được sản xuẩt từ một loại cây trà (Cemellia Senensis), sống trên các cao nguyên vùng nhiệt đới. Trà có thể được tạo ra từ búp trà, lá trà... tùy vào phương pháp sản xuất khác nhau, các mức độ oxy hóa khác nhau mà có thể tạo được ra nhiều hương vị khác nhau. Trà thường trồng trà thành luống và liên tục chặt để cây chỉ cao ngang bụng, thuận tiện cho việc hái búp và tăng năng suất.
Top 5 dưỡng chất có trong trà
Trà là thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe con người. Dưới đây là những dưỡng chất nổi bật có trong trà:
Caffeine
- Caffeine là chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong cây trà, giúp bạn tỉnh táo
- Trong 100g lá trà có chứa hàm lượng caffein nhiều hơn một tí so với cà phê, tuy nhiên tác dụng của caffein trong cà phê mạnh hơn trong trà. Bột cà phê khi pha cùng nước sẽ tiết ra nhiều hơn lá trà, lý do là caffein vẫn được giữ lại trong trà
- Lá trà càng già thì hàm lượng caffein càng nhiều, caffein cũng giúp tạo nên vị đắng đặc trưng của trà, khi bạn hãm trà ở nhiệt độ cao và hãm càng lâu thì sẽ thu lại hàm lượng caffein càng nhiều, trà càng có vị đắng.
Polyphenols
- Cây trà khi được quang hợp dưới ánh nắng mặt trời đã được các amino acids chuyển hóa thành polyphenol. Do đó, lá trà non, búp non sẽ có nhiều polyphenols những lá già. Nếu chế biến lá trà tươi đúng kỹ thuật, đặc biệt là trà xanh, thì hàm lượng polyphenol này vẫn được giữ phần nhiều từ khi chế biến đến khi pha trà. Tuy nhiên, trà đen và trà olong thì nó sẽ giảm đi khá nhiều trong khi chế biến. Đồng thời, polyphenol cũng là là chất tạo nên vị chát cho lục trà.
- Trong polyphenols thì có nhóm flavonoid có vai trò vô cùng quan trọng vì nhóm chất này giúp trà có khả năng chống oxy hóa. Flavonoid được cấu tạo nhờ các hợp chất catechin và đặc biệt nhất là chất chống oxy hóa EGCG, nó giúp chống lão hóa, ngừa các vấn đề về tim mạch, hỗ trợ giảm cân.
Khoáng chất
Trong lá trà có tới hơn 40 loại khoáng chất khác nhau, như kali, canxi, natri, magie, flo, selen, nhôm, asen, iot, kẽm, sắt, mangan,....trong đó flo là chất giúp cho răng khỏe mạnh và phòng ngừa tình trạng sâu răng, ở những lá trà già sẽ có nhiều flo hơn những lá trà non.
Acid amin
- Acid amin hay amino acids là các hợp chất hữu cơ sinh học quan trọng kết hợp cùng nhau taoh ra protein.
- Ở Nhật Bản, các nhà khoa học đã phát hiện ra 50% cấu tạo của trà là thành phần amino acids. Trong trà có hàm lượng L-Theanine cao nhất, cũng là loại thực phẩm có chứa L-Theanine, ngoài ra còn có nấm thông và cây guayusa, là 3 loại cây có L-Theanine duy nhất.
- L-Theanine là một thành phần có thể giúp thúc đẩy não phát ra sóng não alpha, cùng với việc sản sinh dopamine, giúp thư giãn tinh thần.
- Trà có 5 vị chính: vị umami, vị ngọt, vị đắng, vị chua và vị mặn. Riêng vị umami nó làm nền cho hương vị khác, để lúc thưởng thức có cảm giác ngon hơn, người yêu thích lục trà thì thường dựa vào umami để đánh giá. Còn L-Theanine lại là thành phần có vai trò cho vị umami của trà.
- Amino acids khi được chuyển hóa sẽ tạo thành vị chát ( polyphenols) khi lá trà quang hợp. Cũng vì vậy, nên nhiều nông trại trồng trà trong môi trường được che chắn, tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Thu hoạch trà được cho là ngon nhất vào mùa thu và mùa xuân, do thời điểm này cây trà thường có nhiều amino acids hơn, giúp trà ngon hơn. Còn như ở Nhật Bản, trà xanh Gyokuro được người dân trồng ở nơi có bóng râm mát 21 ngày trước khi thu hái để giữ được vị umami. Còn như trà xanh Thái Nguyến trứ danh ở nước ta sẽ vừa để cây quang hợp vừa che chắn, nên trà có vị chát đặc trưng.
Vitamin
Lá chè tươi có chứa nhiều vitamin, trong lá trà vitamin có 2 nhóm chính
- Vitamin hòa tan trong nước gồm vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12, PP, vitamin C, P, pantotenic, khi bạn mang trà đi pha cùng nước, sau đó ủ trà cùng nước sôi, có thể chiết xuất được đến 80% vitamin
- Vitamin hòa tan trong lipid gồm vitamin A1, vitamin A2, vitamin D1, vitamin D2, vitamin D3, vitamin D4, vitamin K1, vitamin K2
Tùy mỗi loại trà mà hàm lượng vitamin có thể khác nhau, như vitamin C trong trà xanh có nhiều nhất, rồi đến trà ô long - loại trà được oxy hóa một phần, còn hàm lượng vitamin C ở trà đen thì hầu như không còn.