Củ sen là phần rễ của cây sen có tên khoa học là Rhizoma Nelumbinis. Củ sen sau khi sơ chế và rửa sạch được làm nguyên liệu chế biến các món ăn ngon và bổ dưỡng như củ sen hầm, canh củ sen...củ sen được biết có chất chống oxy hóa, nó hỗ trợ giấc ngủ, điều hòa kinh mạch, tốt cho tim...
Tìm hiểu về củ sen
Cây sen là một loài cây sống ở dưới nước, sen là một loài cây khá nổi tiếng tại Việt Nam với hơn 100 loài. Là một loài thuộc hoa sen súng, nhưng ở Việt Nam sen trắng đơn hoa - với 24 cánh/ bông là một loài hoa sen phổ biến. Trong khi những bông sen màu hồng hoặc đỏ mỗi bông hoa có thể tới 100 cánh hoa nó thường là hoa sen kép.
Củ sen là phần rễ của cây sen có tên khoa học là Rhizoma Nelumbinis. Củ sen sau khi sơ chế và rửa sạch được làm nguyên liệu chế biến các món ăn ngon và bổ dưỡng như củ sen hầm, canh củ sen...củ sen được biết có chất chống oxy hóa, nó hỗ trợ giấc ngủ, điều hòa kinh mạch, tốt cho tim...
Sen là một loại cây mà các bộ phận đều mang lại nhiều lợi ích nổi bật như:
- Lá sen là bộ phận của cây sen (Nelumbonaceae), là cây sống dưới nước. Lá sen có màu xanh tươi sáng và các bộ phân của cây sen đều sử dụng được, vừa làm nguyên liệu nấu ăn vừa là dược liệu trị bệnh.
- Trà hoa sen là một trong các loại trà mang âm hưởng truyền thống của miền Tây Nam Bộ. Sự kết hợp của lá và hoa sen tạo nên một loại trà thanh đạm, mộc mạc khiến cho những ai đã từng thưởng qua đều phải gật đầu tâm đắc
- Hạt sen có vị bùi, thơm và ngọt thanh thanh, ngoài chế biến món ăn ra, hạt sen còn được ăn sống, vì không có đường nên được rất nhiều người yêu thích. Đặc biệt, hạt sen còn là một loại dược liệu để bồi bổ sức khỏe, thần kinh suy nhược, giúp ngủ ngon, an thần, đầy bụng, mất nước, tiêu chảy, bổ tỳ, bổ thận...
- Ngó sen là nguyên liệu làm nhiều món ăn ngon và nó chứa nhiều chất điện giải, chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp ổn định lượng đường máu, cholesterol máu, giảm cân...
- Củ sen rất giàu dinh dưỡng giúp lưu thông khí huyết, làm mát máu, hỗ trợ giấc ngủ...
Thành phần dinh dưỡng có trong củ sen
Củ sen là một bộ phận bổ dưỡng trong cây sen, nó vừa ít calo lại không có cholesterol, nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin. Củ sen còn có nhiều dưỡng chất như glucoze, asparagin, trigonellin, tyrosin, arginin, các vitamin như vitamin A, vitamin B, vitamin C, PP và một lượng nhỏ tanin.
Trong 100g củ sen chứa những chất dinh dưỡng sau:
- Protein: 1,58g
- Chất xơ: 3,1g
- Năng lượng: 66 calo
- Carbohydrate: 16g
- Tổng chất béo: 0,07g
Còn trong củ sen luộc chín với 100g chứa:
- Folate: 8µg
- Vitamin C: 27,4mg
- Sắt: 0,9mg
- Thiamin: 0,127mg
- Choline: 25.4mg
- Niacin: 0,3mg
- Kali: 363 mg
- Vitamin B6: 0,218mg
- Riboflavin: 0,01mg
- Canxi: 26mg
- Axit pantothenic: 0,302mg.
Tùy cách chế biến cũng như các món ăn mà củ sen có hàm lượng dưỡng chất khác nhau.
Những lợi ích của củ sen
Củ sen không chỉ được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích chính của củ sen:
Làm đẹp da
Trong củ sen có củ sen có hoạt chất polyphenol, có công dụng giúp da khỏe đẹp và củ sen còn có khả năng chống viêm.
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh có trong củ sen, nó có vai trò quan trọng hình thành collagen, duy trì và giúp các cơ quan, da và mạch khỏe mạnh. Nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, và vitamin C còn chống lại các gốc tự do.
Cung cấp sắt, ngừa thiếu máu
Củ sen có chứa hàm lượng đồng và sắt dồi dào, đây đều là những khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc hình thành hồng huyết cầu, nhờ vậy mà cũng hạn chế tình trạng bị thiếu máu và hỗ trợ lưu lượng máu. Vì vậy mà tăng cường tuần hoàn máu, giúp oxy được vận chuyển đến các cơ quan.
Hỗ trợ giảm cân an toàn
Trogn củ sen có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, chất xơ có công dụng cải thiện hệ tiêu hóa, làm chậm việc tiêu hóa các carbs phức tạp. Do đó, khi ăn củ sen cũng giúp giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể.
Với hàm lượng calo thấp và chứa nhiều chất xơ, củ sen có thể giúp cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Hỗ trợ trị hen suyễn
Củ sen còn được dùng để hỗ trợ trị các vấn đề như cảm lạnh, ho, hen suyễn, viêm phế quản. Tác dụng này được lý giải là do củ sen có một lượng vitamin C cao, giúp làm mềm và tan chất nhầy ở trong đường hô hấp.
Cung cấp vitamin C
Trong 100g củ sen hỗ trợ cung cấp tới 73% như cầu vitamin C cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Vitamin C là một chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do và bảo vệ tế bào, nhờ vậy mà ăn củ sen đúng cách cũng giúp nâng cao sức đề kháng.
Phòng ngừa cơn đau tim
Củ sen có hàm lượng kali cao, do đó nó có tác dụng tích cực trong việc điều hòa nhịp tim và ổn định huyết áp.
Bên cạnh đó, củ sen còn có hàm lượng vitamin nhóm B phong phú như vitaminB1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, có vai trò hữu ích trong việc ngăn ngừa các cơn đau tim và giúp bảo vệ tim nhờ việc kiểm soát homocysteine trong máu.
Củ sen ăn sống được không?
Củ sen là một loại thực phẩm phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và nhiều nước châu Á khác. Trong đó, nó được sử dụng trong nhiều món ăn như làm món xào, nấu chè,... Củ sen thường được thu hái khi chúng được trồng khoảng 5-6 tháng, và được sử dụng nhiều trong ẩm thực vì hương vị độc đáo và chất dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, củ sen cần được chế biến một cách đúng cách trước khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Củ sen có thể gây nguy hiểm nếu ăn sống, do củ sen sống ở nơi đất bùn có thể chứa các vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc tác nhân gây bệnh. Để đảm bảo an toàn, cần đảm bảo rằng củ sen được chế biến hoàn toàn trước khi tiêu thụ, đảm bảo nó đã được luộc chín hoặc nấu chín kỹ.
Vì vậy, không nên ăn củ sen sống trực tiếp để tránh bị nhiễm trùng, bị bệnh trùng lát gừng, hay các vấn đề khác cho sức khỏe, hãy chế biến chúng trước khi tiêu thụ để đảm bảo sức khỏe.
Những ai không nên ăn củ sen?
Mặc dù củ sen có nhiều lợi ích dinh dưỡng, nhưng cũng có một số người nên hạn chế hoặc không nên ăn củ sen trong chế độ ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, không nên ăn củ sen với đậu nành và gan động vật. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:
Người có vấn đề về dạ dày
Một số người bị các vấn đề như viêm loét đại tràng, bị kích thích đại tràng, chướng bụng không nên sử dụng củ sen hoặc hạn chế sử dụng, lý do củ sen có nhiều chất xơ, nếu ăn nhiều có thể gây khó tiêu và đầy bụng.
Phụ nữ mang thai
Củ sen có lợi cho người trưởng thành, phụ nữ, trẻ em, người ốm hay những người bị cáo huyết áp, thiếu máu do thiếu sắt, bị sốt cao, suy dinh dưỡng...
Tuy nhiên, củ sen lại không nên dùng cho phụ nữ mang thai vì nó có tính hàn.
Người bị đái tháo đường
Củ sen có hàm lượng tinh bột cao, tinh bột chứa tới 70%. Do đó, những ai bị bệnh đái tháo đường không nên ăn củ sen, do hàm lượng tinh bột cao, khi ăn nhiều có thể làm insulin tăng. Vì vậy, người bị đái tháo đường nên thận trọng và hạn chế ăn củ sen.