Yến sào có giá trị dinh dưỡng cao và được coi là một phần trong ẩm thực cao cấp.
Ăn yến sào với sữa với nhau có tốt không?
Khi bạn ăn yến sào xong thì bạn có thể bổ sung sữa, nó không gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe cả.
Yến sào có nhiều dưỡng chất cũng cấp cho cơ thể nhiều axit amin, khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, vitamin..., trong đó có hàm lượng canxi. Canxi là thành phần giúp xương khớp khỏe mạnh. Ở trẻ em, nếu bổ sung yến sào hợp lý sẽ giúp sẽ xương khớp chắc khỏe. Yến sào còn giúp cải thiện hàm lượng caxi trong xương người lớn tuổi, cũng giúp ngừa loãng xương, thoái hóa khớp....
Việc kết hợp yến sào và sữa cũng giúp tăng hương vị của món ăn, ngoài ra còn tăng lượng canxi nạp vào cơ thể, nhờ vậy cũng giúp cơ thể hấp thu tốt hơn.
Những sai lầm khi ăn yến sào cần tránh
Khi ăn yến sào, có một số sai lầm cần tránh để đảm bảo an toàn và hấp thu tối đa giá trị dinh dưỡng. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến khi ăn yến sào:
Vận động mạnh sau khi ăn yến
Thể dục thể thao thường xuyên là lối sống lành mạnh, tuy nhiên bạn không nên ăn yến sào rồi đi tập thể dục, vì làm vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, dễ đau dạ dày và làm cơ thể toát mồ hôi nhiều.
Ăn thường xuyên
Tổ yến là thực phẩm bồi bổ sức khỏe rất tốt, tuy nhiên những người có sức khỏe bình thường có thể ăn hàng ngày mà không quá ảnh hưởng tới sức khỏe, tuy nhiên với những người có sức khỏe yếu, hay người lớn tuổi thì lại không tốt.
Nếu lạm dụng ăn yến sào quá nhiều sẽ làm chướng bụng, hệ tiêu hóa hoạt động kém,... Vậy nên, người bệnh và người lớn tuổi chỉ nên ăn 3g/ lần, một tuần chỉ ăn 2-3 lần.
Chưng yến hoặc nấu yến quá lâu
Chưng yến là phương pháo được rất nhiều người sử dụng, tuy nhiên khi chưng bạn cần chú ý thời gian, chỉ cần chưng 25- 30 phút là được, thời gian này đủ làm yến chín, dài và mềm, quan trọng nhất là các dưỡng chất được giữ trọn vẹn.
Nếu chưng quá lâu sẽ làm yến bị mềm và nhão ra, các dưỡng chất cũng bị hao hụt.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng đường, hãy thay bằng long nhãn hoặc táo đỏ, bạn cũng có thể thêm đông trùng hạ thảo, gừng, kỷ tử...để món ăn được tăng thêm hương vị, nhiều dưỡng chất hơn, ngon hơn.
Vừa sinh đã ăn yến sào
Có nhiều người không đồng ý quan điểm phụ nữ sau sinh có thể ăn yến sào, một số người cho rắng yến sào có tình hàn sẽ không tốt khi ăn vào, sẽ làm tăng nguy cơ em bé bị hen suyễn.
Bên cạnh đó, yến sào nếu không được loại bỏ kỹ các tạp chất, bụi bẩn, lông,... sẽ ảnh hưởng xấu đến mẹ và cả trẻ sơ sinh, do bé bú sữa mẹ.
Vì vậy, các bà mẹ sau khi sinh nên ăn yến sào sau khoảng 1-3 tháng sau khi hết cữ. Ngoài ra nếu mẹ nào có vấn đề về sức khỏe nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn yến sào.
Ăn bất cứ thời gian nào trong ngày
Yến sào rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên nhiều người tự ý ăn theo sở thích mà không chú ý tới thời điểm nào ăn yến sào là tốt nhất. Mặc dù ăn yến vào bất cứ lúc nào cũng không gây hại, tuy nhiên nếu bạn bổ sung đúng thời gian thì ăn yến sẽ mang lại nhiều tác dụng và giúp cơ thể hấp thu tối đa chất dinh dưỡng hơn.
Thời điểm bổ sung yến sào tốt nhất là vào lúc sáng sớm sau khi vừa ngủ dậy hoặc trước khi đi ngủ. Vào buổi sáng lúc này dạ dày rỗng sẽ giúp cơ thế hấp thu dưỡng chất trọn vẹn, cung cấp năng lượng cho cơ thể, còn vào buổi tối, thức ăn đã được tiêu hóa đi ít nhiều, nên cơ thể cũng hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Không nên ăn yến sao khi đã ăn no, ngoài ra bạn cũng có thể ăn giữa 2 bữa chính, tốt nhất là ăn khi đang đói bụng.
Khi bị bệnh mới ăn yến
Yến sào là thực phẩm rất tốt, ngày cả với người khỏe mạnh, món ăn này giúp phòng bệnh, duy trì thể lực và sức khỏe. Ngoài ra, những người khỏe mạnh nếu bổ sung yến sào thường xuyên và đúng liều lượng cũng mang đến hiệu quả lâu dài cho sức đề kháng, giúp cơ thể sau khi ốm nhanh hồi phục hơn.
Tuy nhiên, những người bị viêm nhiễm cấp tính có sốt thì không nên sử dụng yến sào.
Ăn tùy ý
Yến sào chỉ là thực phẩm giúp bạn bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nó được xem như một thực phẩm chức năng, chứ không phải là phương thuốc dùng để chữa bệnh như một số người lầm tưởng.
Có những người không hấp thu được những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều protein như yến sào như:
- Viêm đường tiết niệu
- Bị ho nhiều đờm trong và loãng
- Viêm nhiễm ngoài da
- Viêm nhiễm cấp tính bị sốt
- Viêm gan vàng da....
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Được biết trong 3 tháng đầu mang thai, thì không nên sử dụng yến sào. Còn sau 3 tháng thì phụ nữ mang thai có thể bổ sung yến sào để giảm mệt mỏi cũng như tình trạng ốm nghén và tăng sức đề kháng.
Tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có có liều lượng cũng như cách dùng phù hợp với thể trạng của bản thân.
Hướng dẫn chưng yến sào và sữa tươi
Yến sào thường được dùng để chưng với một số nguyên liệu như kỷ tử, táo đỏ, đông trùng hạ thảo, gừng, đường phèn....tuy nhiên bạn cũng có thể chưng yến với sữa tươi. Món ăn này phù hợp với trẻ em, người ốm dậy muốn bồi bổ sưc khỏe, người khỏe mạnh và người lớn tuổi.
Nguyên liệu nấu cho 3- 4 người:
- 10g - 20 g yến sào
- 50ml sữa tươi không đường
- 2-3 quả trứng gà
Cách thực hiện:
- Lấy tổ yến cho vào nước ngâm 20- 30 phút, chờ yến nở và mềm thì nhặt sạch lông, bụi bẩn, sau đó rửa lại với nước, rồi để ráo
- Đập 2 quá trứng gà vào tô, sau đó cho sữa tươi vào khuấy đều, nhẹ
- Cho hỗn hợp hòa với yến
- Cho vào thố lớn để hấp cách thủy
- Hấp 10- 15 phút thì tắt bếp
- Cho yến ra và thưởng thức ngay khi còn nóng
Bạn nên ăn vào buổi sáng hoặc bữa phụ khi bụng còn đói, ngoài ra khi chưng bạn có thể thêm hạt sen, long nhãn,...vào để tăng hương vị.
Khi nấu yến sào cần lưu ý những gì?
Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng yến sào mà bạn cần nắm rõ:
Khi sơ chế yến sào
Sơ chế yến sào rất đơn giản, bạn chỉ cần lưu ý:
- Khi ngâm yến sào chỉ nên dùng nước ấm, không dùng nước nóng sẽ làm mất dinh dưỡng của yến
- Nên rửa nhẹ để sợi yến không bị nát
- Không nên ngâm yến quá 40 phút
- Nên dùng nhíp để nhặt tạp chất, lông sẽ dễ hơn.
- Nên dùng rây inox sẽ tiện hơn khi làm sạch yến.
Khi nấu yến sào
- Không chưng yến sào quá lâu sẽ làm hao hụt các dưỡng chất trong yến
- Khi nấu yến làm chè, các món ăn,...thì nên cho yến sào vào sau cùng, sau đó chỉ đun nhỏ lửa không quá 15 phút.
- Nên chưng yến sào khoảng 10-15 phút
- Hạn chế bỏ nhiều đường, nên dùng long nhãn, táo đỏ thay thế đường.
Khi bảo quản yến sào
Yến sào có hạn sử dụng khác nhau, vì vậy, cần lưu trữ nó ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp, không nên bảo quản yến sào ở nơi quá kín sẽ dễ làm yến bị hư. Đồng thời, nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo không có hiện tượng mốc hay hư hỏng.
Để bảo quản yến được lâu bạn có thể:
- Yến sào khô có loại hạn sử dụng tới 5 năm, tuy nhiên tùy loại mà hạn sử dụng có thể chênh lệch ít nhiều, bạn chỉ nên sử dụng dưới 3 năm để đảm bảo chất lượng
- Yến sào tươi nên ăn ngay, hoặc có thể bỏ vào tủ lạnh có thể bảo quản được khoảng 1 tuần
- Yến được nấu chín nên ăn ngay, hoặc có thể bảo quản dưới 2 ngày trong tủ lạnh.
- Nếu yến sào có dấu hiệu mốc, sợi yến đen thì nên bỏ, vì khả năng yến đã bị hư.
Lời kết
Dù yến sào có nhiều lợi ích và nhiều dinh dưỡng, nhưng không nên tiêu thụ quá mức. Hãy ăn yến sào theo liều lượng hợp lý và kết hợp với một chế độ ăn cân đối.