
Dầu lạc là loại dầu được làm từ hạt đậu phộng ( lạc), loại dầu thực vật này có hạn dùng khá ngắn, cụ thể dầu lạc nguyên chất để được khoảng 6 tháng, nếu bạn bảo quản đúng cách.
Dầu lạc để được bao lâu?

Dầu lạc nguyên chất để được bao lâu? Là một thắc mắc được nhiều người quan tâm. Thông thường, các loại dầu ăn thường có thời gian sử dụng tương đối dài, khoảng 18- 24 tháng, tùy loại dầu ăn và công nghệ sản xuất. Còn đối với dầu lạc nguyên chất, thì bạn chỉ để được khoảng 6 tháng, nếu bảo quản đúng cách bao gồm dầu lạc đựng trong chai thủy tinh, để ở nơi thoáng, mát, tránh ánh nắng mặt trời, nhiệt độ ổn định dưói 30 độ C.
Lý do dầu lạc có hạn dùng ngắn là vì nó được ép từ lạc ( đậu phộng), mà không trải qua công đoạn xử lý hay thêm chất bảo quản như các loại dầu khác.
Cách bảo quản dầu lạc tốt nhất
Để giúp kéo dài thời gian sử dụng dầu lạc, bạn có thể tham khảo những cách sau:
Tránh xa chất liệu kim loại

Các loại dầu, bao gồm dầu lạc, có thể phản ứng hóa học với kim loại như sắt, đồng, nhôm,... gây biến chất dầu lạc, không chỉ làm mất hương vị, dưỡng chất mà còn gây hại cho sức khỏe nếu dùng dầu đã bị biến chất. Vì vậy, tuyệt đối không dùng chai hay vật chứa bằng kim loại để đựng dầu lạc.
Tránh nước, tạp chất bay vào dầu lạc
Dầu lạc cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bị nước từ bên ngoài bắn vào, vì nó sẽ nhanh làm hỏng dầu ăn, hoặc khiến nó phản ứng hóa học. Ngoài nước thì dầu lạc cũng cần tránh các tạp chất, vi khuẩn. Nên khi bạn lưu trữ, cần để ở khu vực sạch sẽ, thoáng, ráo, nhiệt độ ổn định.
Chọn vật liệu đựng phù hợp

Có thể bạn không biết, khi dùng chai thủy tinh hay chất liệu sành, sứ sẽ giúp giữ được hương vị và chất lượng của dầu lạc, tuy nhiên, hầu hết các loại dầu lạc thường được đựng bằng chai nhựa, vì nhà sản xuất muốn tối ưu chi phí. Vậy nên, nếu có thể bạn nên chọn các loại dầu lạc được đựng bằng chất liệu thủy tinh, còn không bạn có thể rót qua chai thủy tinh, sứ, có nắp đậy kín để bảo quản. Nhưng cần tiệt trùng chai kỹ rồi mới đựng dầu lạc nhé.
Đậy kín sau mỗi lần dùng
Sau mỗi lần sử dụng, hãy đảm bảo rằng nắp chai dầu lạc được đậy thật kín. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa không khí, bụi bẩn xâm nhập, từ đó giúp bạn lưu trữ được dầu lạc lâu hơn. Không chỉ dầu lạc mà các thực phẩm khác cũng vậy, nếu đựng trong chai hũ, cũng cần đậy lại chặt sau khi dùng xong.
Thêm một chút muối rang nóng

Muối có thể hút một ít nước còn sót lại trong dầu lạc. Vậy nên, bạn cũng có thể thêm 1 chút muối rang nóng vào dầu lạc, như vậy nếu có phần nước này, nó có thể hút đi, từ đó giúp bạn bảo quản dầu được lâu hơn.
Tránh ánh nắng chiếu vào trực tiếp
Ánh nắng mặt trời là kẻ thù số một của thực phẩm, bao gồm dầu lạc. Khi bảo quản dầu lạc bạn nên để ở nhiệt độ từ 15-20 độ C, nên bạn cứ để dầu ăn này vào những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, cũng không nên để ở nơi có nhiệt độ cao như gần lò nướng, lò vi sóng...
Bảo quản trong tủ lạnh

Ngoài những cách bảo quản trên, thì bạn có thể để dầu lạc vào ngăn mát tủ lạnh (dưới 3 độ C), như vậy sẽ giúp dầu lạc sử dụng được lâu hơn. Nhưng bạn vẫn nên dùng trong thời gian nhà sản xuất khuyến nghị, khi mua về thì nên dùng sớm, đừng để quá lâu.
Dầu lạc có tốt không?

Dầu lạc được chiết xuất từ hạt lạc, hay đậu phộng. Là một loại dầu thực vật có tác dụng tích cực cho sức khỏe tim mạch. Theo đánh giá của hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, thì việc hạn chế tiêu thụ hoặc thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa (như hạt điều, đậu phộng, đậu khô, dầu ô liu,..) có thể góp phần giảm khoảng 30% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, dầu lạc còn chứa vitamin E, đây là một chất chống oxy hóa, có khả năng giảm tốc độ lão hóa. Hơn nữa, chất béo không bão hòa trong loại dầu này còn góp phần cải thiện độ nhạy insulin, dầu lạc cũng không chứa cholesterol.
Tuy rằng dầu lạc có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn không nên ăn quá 2.5ml dầu lạc/ ngày. Đồng thời, mỗi tuần chỉ nên dùng 1- 3 lần, không được dùng quá nhiều, cũng không nên lạm dụng.
Cách dùng dầu lạc an toàn
Dưới đây là những cách sử dụng dầu lạc tốt cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:
Tẩm ướp gia vị

Khi ướp thực phẩm, ngoài các gia vị thông thường như muối, hạt nêm, ớt, tỏi, tiêu,... thì bạn cũng có thể cho cả dầu lạc vào một số công thức chế biến món ăn. Bạn chỉ cần ướp cá gia vị như thông thường, rồi cuối cùng mới cho dầu lạc vào, đừng cho dầu lạc vào đầu biên, như thế thực phẩm sẽ khó thấm gia vị nhé.
Dùng để xào rau
Tất nhiên rồi, là một loại dầu thực vật, nên dầu lạc có thể dùng để xào các món rau xanh, rau củ khác nhau. Bạn phi thơm hành hoặc tỏi cùng với dầu lạc, sau đó cho rau vào xào chín, cũng như các loại dầu khác, dầu lạc giúp món rau xanh mướt và ngon miệng.
Dùng để chiên rán

Dầu lạc có điểm bốc khói cao (~225°C), nên nó có thể dùng để làm các món chiến, rán. Điều này cũng chính là lý do, dầu lạc thường được bán với số lượng lớn đối với mục đích chiên rán. Nhờ có nhiệt độ sôi cao, nên dầu lạc khi nấu cũng ít được hấp thu khi ăn hơn.
Dùng để chế biến món nướng
Để giúp món nưỡng đậm đà, thơm ngon hơn, bạn có thể dùng dầu lạc để phết nhẹ bên ngoài món nướng, cách làm này giúp món ăn vừa đẹp mắt, vừa mềm vừa đủ, lại không bị khô, ăn sẽ ngon hơn.
Dùng để nấu cá, thịt

Các món cá hay thịt có thể dùng dầu lạc để ướp hay nấu cùng, dầu giúp giảm mùi tanh, giúp món ăn đậm vị và ngon hơn. Dầu lạc cũng giúp hương vị hài hòa hơn, xóa đi mùi hôi, tanh, giúp bữa ăn thêm hấp dẫn.
Sử dụng dầu lạc cần lưu ý gì?
Có một số điều bạn cần lưu ý khi dùng dầu lạc như sau:
- Không được chiên dầu lạc nhiều lần, cũng không được dùng dầu lạc để chiên đi chiên lại, mà bạn chỉ dùng 1 lần duy nhất khi chế biến món ăn
- Dầu lạc đậm đặc hơn các loại dầu công nghiệp, nên bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ
- Nếu món ăn cần thêm dầu lạc, thì bạn nên cho dầu vào sau cùng
- Bảo quản dầu lạc đúng cách, đậy kín
- Không dùng quá 2.5ml dầu lạc, mỗi tuần không được sử dụng quá 4 lần, chỉ nên dùng 1 bữa trong ngày
- Người dị ứng với lạc không nên dùng
Nếu bạn đang trị bệnh hay có vấn đề về sức khỏe, có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu lạc để đảm bảo an toàn.