Cá cam là một loài cá biển chứa nhiều dưỡng chất, nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng nó cũng mang lại những lợi ích về sức khỏe cho phụ nữ mang thai.
Cá cam là gì?
Cá cam là một loại cá biển, còn được gọi là cá cam sọc hoặc cá cu, có tên khoa học là Seriola dumerili, thuộc họ cá khế. Đây là một loài cá biển phổ biến, phân bố rộng rãi ở các vùng biển trên toàn thế giới, bao gồm cả vùng biển miền Trung Việt Nam.
Đặc điểm của cá cam
- Hình dáng: Cá cam có thân hình thon dài, dẹt về hai bên, khi trưởng thành có thể nặng đến 1,5kg. Đầu cá thuôn tròn, mắt to và miệng nhỏ với bộ răng sắc nhọn. Cá có ít xương, nhiều thịt.
- Màu sắc: Có lớp vảy nhỏ màu trắng bạc, dọc giữa lưng có một đường sọc vàng nối từ mang đến đuôi, tạo nên vẻ ngoài bắt mắt.
- Tuổi thọ: Loài cá này có tuổi thọ khá cao, có thể sống tới 20 năm trong điều kiện tự nhiên.
Lợi ích của cá cam đối với phụ nữ mang thai
Cá cam sống ở môi trường biển cũng là một loại cá chứa nhiều dưỡng chất, bao gồm omega 3, đặc biệt là thành phần DHA và EPA, cùng nhiều vitamin và khoáng chất như chất đạm, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin D, vitamin E, carbs...
Cá cam không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ cho phụ nữ mang thai. Dưới đây là những lợi ích của cá cam đối với bà bầu:
Hỗ trợ trí não
Cá cam chứa nhiều DHA và OPA, cùng với vitamin A, là những chất có thể hỗ trợ phát triển não bộ của thai nhi, cải thiện sức khỏe mắt, cũng như có lợi cho các tế bào thần kinh. Phụ nữ mang thai cung cấp các thành phần này cũng giúp thai nhi ngừa các vấn đề về mắt bẩm sinh, giúp trẻ phát triển tốt và hoạt bát.
Cung cấp protein chất lượng cao
Protein là thành phần có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của da, cơ, tóc và xương của em bé. Mà cá cam lại là một loại cá giàu protein. Phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 25g protein mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Phòng ngừa bệnh tim mạch
Phụ nữ mang thai được khuyến khích nên có một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng, đồng thời nên ưu tiên các thực phẩm tự nhiên, chất béo lành mạnh.
Cá cam là một thực phẩm lý tưởng giúp bảo vệ và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Nó chứa nhiều axit béo omega 3 cùng các chất béo không no. Ngoài bà bầu, thì người bị bệnh tim mạch, huyết áp cũng là các đối tượng được khuyến khích nên tiêu thụ nhiều cá để ngừa đột quỵ, giảm mỡ máu, giảm tỷ lệ bị xơ vữa động mạch.
Hơn nữa, omega 3 cũng giúp cải thiện sức khỏe của mắt, giảm các vấn đề về mắt bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Nguồn cung cấp omega 3
Omega 3, đặc biệt là thành phần DHA có trong cá cam, giúp hỗ trợ thị lực cho trẻ, đồng thời còn giúp quá trình phát triễn não độ cho trẻ.
Làm đẹp da
Cá cam còn giúp làm đẹp da một cách tự nhiên, điều này là nhờ nó chứa hàm lượng vitamin E và vitamin A cao. Đối với bà bầu, những thành phần này còn giúp trẻ sở hữu một làn da hồng hào, mịn màng, đồng thời phòng ngừa các bệnh về da.
Bổ sung vitamin D
Vitamin D trong cá cam giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả, hỗ trợ quá trình hình thành xương, răng, tim, dây thần kinh và cơ bắp cho bé. Ngoài ra, nó còn giúp mẹ bầu giảm tỷ lệ bị cao huyết áp trong thai kỳ và duy trì xương và răng chắc khỏe.
Tác hại của cá cam
Cá cam là một loài cá biển nên có có thể chứa thủy ngân nếu môi trường của nó không trong lành và sạch, hay bị ô nhiễm. Nếu ăn cá có chứa thủy ngân sẽ mang đến nhiều tác hại xấu cho sức khỏe phụ nữ mang thai và cả thai nhi, bao gồm:
- Khiến trẻ chậm nói, chậm phát triển trí tuệ
- Tác động xấu đến hệ thần kinh và não bộ của trẻ
- Giảm khả năng tập trung, thị lực kém
- Nguy cơ bị tim mạch và huyết áp khi lớn lên
- Nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hay khiếm khuyết giác quan như thính giác, thị giác...
- Nguy cơ tử vong cho thai nhi.
Phụ nữ mang thai ăn cá cam tốt không?
Theo hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), phụ nữ mang thai, phụ nữ có thể mang thai và các bà mẹ đang cho con bú nên tuân theo hướng dẫn của FDA và EPA về việc tiêu thụ cá:
- 1 tuần chỉ ăn 2- 3 lần khẩu phần cá ( tối đa 240 - 350g) từ nhiều loại cá khác nhau
- 1 tuần chỉ ăn 1 khẩu phần cá ( tối đa 170g)
- Không ăn các loại cá có nồng độ thủy ngân cao
- Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, mẹ bầu nên bổ sung một số loại cá vào chế độ ăn uống. Với cá cam, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ bầu có thể ăn nhưng với lượng vừa phải.
Cụ thể:
- Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn 1-2 bữa cá cam/tuần để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi mà không lo ngại về thủy ngân.
- Kết hợp cá cam với các thực phẩm giàu omega-3 và DHA khác như trứng, trái cây, và ngũ cốc để đa dạng hóa nguồn dinh dưỡng.
- Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm cá cam vào chế độ ăn.
Phụ nữ mang thai ăn cá cam cần lưu ý
Cá cam là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho mẹ bầu, nhưng cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa lợi ích sức khỏe:
- Chọn cá tươi và sạch: Luôn chọn cá cam tươi, có màu sắc tự nhiên và không có mùi hôi. Cá tươi sẽ đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
- Chọn cá không chứa thuỷ ngân: Cần chọn cá không chứa thủy ngân hoặc ở trong mức quy định an toàn cho bà bầu
- Kiểm soát lượng tiêu thụ: Mẹ bầu nên ăn cá cam với lượng vừa phải, không ăn thường xuyên
- Chế biến đúng cách: Ưu tiên các phương pháp chế biến lành mạnh như hấp, nướng hoặc luộc. Đảm bảo cá được nấu chín hoàn toàn để tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây hại.
- Kết hợp với thực phẩm khác: Kết hợp cá cam với các loại rau xanh, ngũ cốc và trái cây để đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi thêm cá cam vào chế độ ăn uống, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.
- Kiểm tra nguồn gốc cá: Đảm bảo cá cam được mua từ nguồn cung cấp uy tín, không bị nhiễm các chất độc hại hoặc hóa chất bảo quản.
Nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng với hải sản, cần thận trọng khi ăn cá cam. Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, mẹ bầu có thể tận hưởng các lợi ích dinh dưỡng từ cá cam một cách an toàn và hiệu quả.