Trà Phổ Nhĩ khô có màu đen, tạo rất riêng biệt và nổi bật. Trà Phổ Nhĩ khi pha, màu trà sẽ biến đổi từ vàng nhạt đến màu vang đỏ. Trà Phổ Nhĩ thường có hương vị đậm đà, ngọt ngào và thơm dịu.
Tìm hiểu về trà Phổ Nhĩ
Trà Phổ Nhĩ là loại trà được sản xuất ra từ cây trà Shan tuyết cổ thụ, sinh trưởng tự nhiên ở các vùng núi cao của Tây Bắc Việt Nam (như các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái), hay ở các nước khác như Lào, Trung Quốc ( tỉnh Vân Nam) và Myanmar.
Trà Phổ Nhĩ được nén thành bánh, gói lá khô xung quanh mặt ngoài và chuyển đến Trung Á và Tây Nam Á bằng ngựa, lạc đà để kinh doanh. Hành trình kinh doanh trà cũng là huyền thoại, cùng với “Con Đường Tơ Lụa” và “Con đường trà mã” nổi danh của Trung Quốc cổ đại, mất hàng tháng để hoàn thành. Điều thú vị là trà sau quá trình vận chuyển đến nơi bán thì trà không những không hư, mà còn ngon hơn.
Trà Phổ Nhĩ khô có màu đen, tạo rất riêng biệt và nổi bật. Trà Phổ Nhĩ khi pha, màu trà sẽ biến đổi từ vàng nhạt đến màu vang đỏ. Trà Phổ Nhĩ thường có hương vị đậm đà, ngọt ngào và thơm dịu. Sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt tự nhiên và hậu vị đắng nhẹ tạo nên độc đáo của trà Phổ Nhĩ, được rất nhiều người yêu trà ưa chuộng.
Trà Phổ Nhĩ có giá trị do sự lên men tự nhiên nên Phổ Nhĩ càng để lâu càng quý, bao gồm giá trị sức khỏe hay sưu tầm. Tuy nhiên, không chỉ cần quan tâm đến tuổi của trà mà cũng cần đánh giá về nguyên liệu trà, công nghệ chế biến, phương pháp bảo quản khi chọn trà mang giá trị sưu tầm.
Thành phần của bánh trà Phổ Nhĩ
Trà Phổ Nhĩ là loại trà được sản xuất từ cây chè cổ thụ hoang dã, mọc ở các vùng núi cao. Trà gồm 2 nhóm phổ biển:
- Nhóm 1: Lá trà có kích thước lớn và một thân to chính
- Nhóm 2: Lá trà có kích thước nhỏ và một gốc thì mọc nhiều thân nhỏ
Thường thì trà Phổ Nhĩ được sản xuất từ nhóm 1, những cây chè Shan tuyết cổ thụ thì tuổi của trà phải sống tối thiểu là 100 năm và chắc chắn những lá chè của các cây cổ thụ sống lâu năm này sẽ mang lại hương vị thơm ngon hơn hẳn so với cây chè ít tuổi.
Tùy vào điều kiện khí hậu, môi trường sinh trưởng, nguồn nước...mà trà sẽ có hương vị khác nhau.
Taij Việt Nam như các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu ngày nay có rất nhiều những cây chè Shan tuyết cổ thụ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Đây cũng chính là nguyên liệu cực phẩm để tạo ra trà phổ nhĩ hảo hạng, khẳng định chất lượng và vị thế thương hiệu trà Việt trên thị trường quốc tế.
Có mấy loại trà Phổ Nhĩ phổ biến?
Trà Phổ Nhĩ có 2 loại phổ biến là trà Phổ Nhĩ Sống và trà Phổ Nhĩ chín.
- Trà Phổ Nhĩ chín là loại trà được sản xuất qua quá trình ủ lên men. Thông thường trà sẽ được ủ lên men và chín hoàn toàn sau khoảng 45 - 60 ngày. Giai đoạn làm trà chín là chỉ tính theo ngày còn trà Phổ Nhĩ sống thì mất hàng chục năm để lên men.
- Trà Phổ Nhĩ sống là trà được sản xuất mà không được ủ lên men. Trà được sản xuất theo phương pháp truyền thống. Sau khi thu hái trà, trà được sao và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, tiếp đó người ta cho trà vào khuôn và ép trà thành bánh, rồi mang đi bảo quản.
Do trà được phơi nắng nên enzyme trong trà vẫn còn nên theo thời gian hương vị của trà có thể có thể thay đổi, làm trà có hương vị hấp dẫn hơn.
Tại sao trà Phổ Nhĩ càng để lâu càng có giá trị?
Trà Phổ Nhĩ có thể bảo quản được rất lâu mà không hư hỏng (hay được nói là “càng lâu thì trà càng ngon”), và thời gian càng dài, hương vị của trà càng đặc biệt. Điều này do các chất hóa học trong trà bị biến đổi theo quá trình oxy hóa, phân rã và chuyển đổi, tạo ra các chất màu nâu và hương thơm mới. Khi bảo quản trà, các este trong trà bị chuyển đổi do quá trình oxy hóa, biến thành các chất bay hơi có mùi thơm đặc trưng của trà già như 2,4-Heptadienal; polyphenol, axit amin và đường bị biến đổi thành các chất màu nâu vàng của trà; trà Phổ Nhĩ sau khi bảo quản có hương thơm rõ ràng hơn, màu trà chuyển sang nâu, nước trà khi pha có màu đỏ, giảm bớt đi vị đắng chát, hương vị trở nên dịu dàng và ngon miệng hơn.
Bạn có thể nhận ra sự khác nhau giữa màu nước trà Phổ Nhĩ (sống) trước và sau khi lưu trữ. Đó là do trà đã chuyển hóa. Nhiều người thích sưu tầm và trữ trà Phổ Nhĩ vì lý do này. Trà Phổ Nhĩ sống lâu năm có hương vị tuyệt vời, nước trà ngon, dịu, hương vị thay đổi theo hướng thơm, đậm, mượt, ngọt. Chính vì hương vị này của trà Phổ Nhĩ sống, nên mới có trà Phổ Nhĩ chín. Người ta đã mô phỏng lại quá trình lên men tự nhiên của trà, để tạo ra trà chín cho những người thích uống trà sống lâu năm.
Vì sao trà Phổ Nhĩ càng lâu càng ngon?
Trà Phổ Nhĩ trong quá trình bảo quản và lưu trữ thì nó vẫn được chuyển hóa nhờ các thành phần hóa học trong trà như các axit amin, polyphenol, các đường hòa tan....Hay có thể nói quá trình bảo quản là giúp trà Phổ Nhĩ trải qua quá trình oxy hóa chậm các thành phần này.
Cụ thể, sau một thời gian bảo quản, thì thành phần polyphenol bị oxy và hàm lượng của nó giảm đi, axit amin và các chất kích thích cũng giảm đi, còn lượng đường hòa tan lại tăng, đó cũng là lý do giúp trà Phổ Nhĩ sống giảm đi vị đắng chát, giúp vị trà dễ chịu, ngon hơn và vị ngọt tăng lên. Còn trà Phổ Nhĩ chín lại ngọt hơn.
7 giai đoạn chuyển hóa của trà Phổ Nhĩ (sống)
Trà Phổ Nhĩ (sống) sẽ chuyển hóa theo những năm như:
Giai đoạn 1-3 năm
Đây là giai đoạn trà mới, lúc này trà có màu vàng hoặc màu vàng xanh, trà có vị đắng chát vừa, khi bạn ngửi thì sẽ thấy trà có hương thơm dễ dàng nhận thấy là mùi sống, màu xanh đen là màu của lá trà khô. Trà khi pha sẽ thấy phần bã trà có màu vàng xanh.
Giai đoạn 3 - 10 năm
Trà Phổ Nhĩ được bảo quản từ 3- 10 năm thì đây là giai đoạn chuyển hóa của trà.
Lúc này mùi trà mới sẽ giảm, thay vào đó bạn sẽ thấy trà có mùi thơm ngọt ngào của mật ong, màu nước khi pha có màu vàng đỏ nổi bật. Vị trà không còn đắng chát nhiều, còn màu lá trà khô thì giống giai đoạn 1- 3 năm, đó là nó có màu xanh đen, còn bã trà này khi pha có màu vàng.
Giai đoạn 10 - 20 năm
Giai đoạn 10 - 20 năm là giai đoạn chuyển hóa trung kỳ.
Thời điểm này trà đã chuyển đổi thành màu đỏ, mùi trà mới đã gần như mất hết. Khi bạn ngửi trà sẽ cảm thấy được mùi mật ong hòa quyện với mùi thời gian lâu năm. Khi uống trà, vị đắng chát của trà tan nhanh, nước trà sánh, tương tự như nước cơm. Trà khô có màu đen và sáng, bã trà sau khi pha có màu vàng hơi sang nâu.
Giai đoạn 20 - 40 năm
Giai đoạn bảo quản trà Phổ Nhĩ 20 - 40 năm là giai đoạn chuyển hóa hậu kỳ.
Trà Phổ Nhĩ lúc này có màu đỏ đậm, có mùi hương gỗ thơm rõ rệt, vị trà không còn đắng chát, khi thưởng trà bạn sẽ thấy vị đắng chát tan biến rất nhanh. Trà khi pha thì nước trà sánh gần giống nước cơm, lá trà khô có màu đen nâu và sáng, bã trà khi pha có màu nâu nhạt.
Giai đoạn 40 - 60 năm
Giai đoạn lưu trữ trà Phổ Nhĩ 40 - 60 năm là giai đoạn trà lâu năm.
Trà Phổ Nhĩ có màu rượu vang nổi bật, hương thơm như thuốc mạnh mẽ, khi thưởng trà bạn sẽ không còn thấy vị đắng chát nữa, cảm giác uống rất ngon và thoải mái, nước trà thì cũng sánh như nước cơm giống giai đoạn chuyển hóa hậu kỳ. Trà khô có màu đen nâu, sau khi pha bã trà có màu nâu đỏ.
Giai đoạn 60 - 100 năm
Khi trà Phổ Nhĩ được lưu trữ khoảng 60 - 100 năm, đây là thời kỳ lão trà.
Trà khi pha có màu đỏ như rượu, sáng, mùi thuốc vẫn còn rõ rệt. Khi uống trà vị đắng chát tan nhanh đến nỗi bạn không còn thấy trà có vị đắng chát, nước trà vẫn sánh giống như nước cơm. Trà khi pha xong, bã trà có màu nâu, có mùi của thời gian ( mùi trà lâu năm)
Giai đoạn trên 100 năm
Trà Phổ Nhĩ được lưu trữ trên 100 năm thì đây là thời kỳ trà cổ.
Trà Phổ Nhĩ lúc này vẫn có màu đỏ như rượu, sáng màu, trong vắt, trà có mùi thơm đậm, nước trà khi pha vẫn sánh, bã trà có màu nâu, Khi thưởng trà bạn sẽ cảm nhận được vị trà lâu năm, mùi thơm lưu lại rõ ràng trong khoang miệng.
Lưu ý: Hiện nay, giai đoạn trà lão và cổ là do suy đoán, lý do là trà Phổ Nhĩ lão và cổ này cực kỳ ít, cho nên rất có khả năng những loại này trên thị trường phần nhiều là trà giả.