Trà xanh là thực phẩm có chứa nhiều catechin, một dạng polyphenol còn được biết đến với tên tannin, có khả năng làm se lá trà. Trong lá trà, có bốn dạng catechin chủ yếu là: Epicatechin, epigallocatechin, epicatechin gallate và epigallocatechin gallate.
Bệnh tim có uống trà được không?
Bệnh tim là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch trên toàn cầu đang tăng lên. Và mọi người cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này từ sớm.
Có nhiều tình trạng về tim, bao gồm xơ vữa động mạch, bệnh cơ tim, van tim, nhồi máu cơ tim,... Mỗi loại bệnh mang đến mức độ nguy hiểm khác nhau, nhưng tổng quát, bệnh tim mạch có thể gây ra nhiều triệu chứng và có thể gây tổn thương tim không thể phục hồi.
Ngoài những vấn đề về điều trị bệnh tim, nhiều người cũng quan tâm đến vai trò của chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là việc uống trà, trong quá trình chăm sóc sức khỏe của họ. Câu hỏi phổ biến là liệu người mắc bệnh tim có nên uống trà không?
Thị trường có nhiều loại trà đa dạng như trà xanh, trà đen, trà thảo mộc, trà Shan Tuyết, và mỗi loại trà mang lại lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Đối với người mắc bệnh tim, việc uống trà có thể hữu ích, nhưng quan trọng nhất là chọn lựa và sử dụng một cách đúng đắn để tránh tác động phụ có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Một số lợi ích khi uống trà đúng cách có thể mang lại cho sức khỏe bao gồm:
- Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tim và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
- Cung cấp các hoạt chất chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và sức khỏe tổng thể.
- Giúp kiểm soát cân nặng và giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa.
- Có thể cải thiện trí nhớ.
- Giúp giảm căng thẳng và stress, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị...
Do đó, với câu hỏi liệu người mắc bệnh tim có nên uống trà không, câu trả lời là có, nhưng cần lựa chọn loại trà phù hợp và sử dụng một cách hợp lý, tránh việc sử dụng quá mức. Kết hợp với phương pháp điều trị chính xác theo hướng dẫn của bác sĩ và bảo vệ sức khỏe.
Trà xanh giúp giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim
Một số nghiên cứu đã tìm hiểu về mối liên quan giữa việc tiêu thụ trà xanh và bệnh tim mạch. Một trong những nghiên cứu đáng chú ý đã được thực hiện trên 40.530 người lớn tại Nhật Bản. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy những người thường xuyên uống trà xanh với lượng lớn, nhiều hơn 5 tách mỗi ngày, có khả năng giảm 26% nguy cơ tử vong do bệnh nhồi máu cơ tim hoặc bệnh đột quỵ. Ngoài ra, họ cũng thể hiện mức nguy cơ tử vong thấp hơn 16% do nhiều nguyên nhân khác, so với những người chỉ uống ít hơn một tách trà xanh mỗi ngày.
Kết quả này không chỉ chú ý đến mối liên quan giữa việc tiêu thụ trà xanh và giảm nguy cơ bệnh tim mạch mà còn mở ra khả năng rằng trà xanh có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều này thúc đẩy sự quan tâm và nghiên cứu sâu rộng hơn về ảnh hưởng tích cực của trà xanh đối với sức khỏe tim mạch và tổng thể.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mặc dù có những nghiên cứu tích cực như vậy, việc hiểu rõ hơn về cơ chế và tác động chính xác của trà xanh đối với bệnh tim mạch vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu chi tiết để đưa ra những khẳng định chính xác hơn.
Đối với nhịp tim
Việc uống trà xanh cũng đã được nghiên cứu kết luận là có khả năng giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch. Trong trà xanh có chứa hợp chất catechin, thành phần này có khả năng chống viêm, giảm căng thẳng oxy hóa trên tim. Ngoài ra, các đặc tính chống viêm của trà xanh được các nhà nghiên cứu dự đoán nó có thể hỗ trợ ngăn ngừa rung nhĩ.
Cải thiện thiếu máu cơ tim
Một báo cáo nghiên cứu khác về hiệu quả của trà xanh, được công bố trong số tháng 11/ 2010 của tạp chí Archives Pflugers, đã đưa ra thông tin về khả năng bảo vệ tim khỏi tổn thương do thiếu máu cơ tim cục bộ. Điều này xuất phát do lưu lượng máu mang oxy tới cơ tim bị cản trở do mạch vành bị tắc nghẽn 1 phần hoặc toàn bộ, làm cho tim không cung cấp đủ oxy cần thiết.
Trong các thử nghiệm trên động vật, các nhà nghiên cứu cũng có biết việc dùng chiết xuất trà xanh đã mang đến sự cải thiện đáng kể về nhịp tim ở tâm thất, nơi máu được bơm ra đến phổi và cơ thể. Những đối tượng được điều trị bằng chiết xuất trà xanh đã thể hiện sự cải thiện này so với nhóm không được điều trị. Các nhà nghiên cứu cho rằng chiết xuất trà xanh có khả năng bảo vệ tế bào cơ tim khỏi tổn thương do thiếu máu cơ tim cục bộ.
Hạn chế nguy cơ bị bệnh mạch vành
Một phân tích tổng hợp của 13 nghiên cứu với người sử dụng trà xanh và 5 nghiên cứu với người sử dụng trà đen. Kết quả cho thấy rằng những người tiêu thụ trà xanh có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành thấp hơn 28% so với nhóm không uống trà xanh hoặc uống ít trà xanh. Trong khi đó, trà đen không có mối liên quan gì đến nguy cơ đau tim.
Thêm vào đó, một nghiên cứu tổng hợp của 14 thử nghiệm lâm sàng đối chứng giả dược, được thực hiện ngẫu nhiên, đã cho biết trà xanh có thể giúp các mức cholesterol LDL và chất béo trung tính (triglyceride) giảm đáng kể.
Uống trà xanh vừa phải
Trong các nghiên cứu mặc dù không mang lại tác dụng phụ nguy hiểm, catechin là làm tăng men gan ở động vật. Trà xanh là một nguồn của oxalate, có thể gây sỏi thận. Do đó, không nên uống quá nhiều trà xanh mỗi ngày, hãy uống vừa phải, có thể uống 1- 2 tách trà xanh mỗi ngày, không uống quá đậm để bảo vệ sức khỏe và ổn định tim mạch.
Một số loại trà dành cho người bệnh tim
Người bị bệnh tim vẫn có thể uống trà, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại trà, uống đúng cách và đúng liều lượng để không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tới quá trình điều trị bệnh.
Dưới đây là một số loại trà mà người bị bệnh tim có thể uống:
Trà xanh
Trà xanh cũng được nghiên cứu cho thấy khả năng hạn chế các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch và đột quỵ, trong đó có việc kiểm soát cholesterol toàn phần và lượng cholesterol xấu.
Ngoài ra, thực phẩm này cũng giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ LDL trong quá trình oxy hóa, cũng là một trong những yếu tố gây nên bệnh tim
Trà cam thảo
Trà cam thảo không chỉ có tác dụng tốt cho sức khỏe, mà còn tốt cho tim mạch, bên cạnh đó trà cam thảo cũng có nhiều lợi ích như:
- Có lợi cho người đang bị cảm cúm
- Điều hòa huyết áp và cholesterol xấu, hỗ trợ việc điều trị bệnh tim mạch
- Giúp hơi thở thơm mát, giảm căng thẳng, xoa dịu tinh thần
- Nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu
- Cải thiện tiêu hóa và giúp cân bằng nội tiết tố
Tuy nhiên, người có vấn đề về tim mạch không uống quá nhiều trà cam thảo, mỗi ngày dùng tối đa là 350ml trà cam thảo để tránh ảnh hưởng tới bệnh lý.
Trà đen
Trà đen có chứa các chất chống oxy hóa, đồng thời trà đen có khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch nhờ có chứa thành phần flavonoid. Ngoài ra, theo một nghiên cứu cho biết, uống 3 tách trà đen mỗi ngày còn giúp hạn nguy cơ bị một số vấn đề về bệnh tim mạch như bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim hoặc thiếu máu cục bộ.
Trà vỏ cam
Cam có nhiều vitamin và khoáng chất, khi ăn cam xong thì bạn có thể giữ lại vỏ cam để sử dụng. Trà vỏ cam có mùi thơm dễ chịu, giúp người uống thư thái, giảm căng thẳng, ngoài ra, trà vỏ cam cũng có lợi cho tim mạch.
Vỏ cam chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, chất xơ, vitamin C, flavonoid, vitamin B2, vitamin B9...có công dụng nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp giảm mỡ, ổn định lượng đường trong máu, ngừa béo phì... tuy nhiên như các loại trà khác thì bạn cũng cần sử dụng một cách hợp lý, không nên lạm dụng.
Người bệnh tim khi uống trà cần lưu ý
Người bị bệnh tim có thể uống trà, tuy nhiên cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Ngoài ra, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Chọn những loại trà thích hợp, uống vừa đủ, không uống quá nhiều trong ngày. Ngoài ra, không nên uống nhiều loại trà trong một lần sử dụng
- Không uống trà hư hỏng, bị mốc
- Chọn mua trà ở những nhà sản xuất uy tín để đảm bảo chất lượng
- Trong quá trinh điều trị, nếu muốn uống trà, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống, và uống theo hướng dẫn của bác sĩ
- Kết hợp đều trị và chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và thể thao thường xuyên
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nếu uống trà có biểu hiện lạ bạn nên dừng và hỏi ý kiến bác sĩ ngay.