Trà gừng không chỉ là một đồ uống thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Lợi ích của việc uống trà gừng
Trà gừng không chỉ là một đồ uống thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà gừng được pha chế từ gừng tươi hay bột gừng với nước, hoặc có thể thêm một số nguyên liệu khác như mật ong, chanh...để tăng hương vị. Dưới đây là một số tác dụng của trà gừng:
Hỗ trợ tiêu hóa
Trà gừng có khả năng tăng cường tiêu hóa, giúp giảm các vấn đề như chướng bụng, khó tiêu, và đầy hơi.
Tăng cường hệ miễn dịch
Những chất chống oxy hóa và đặc tính kháng viêm tự nhiên trong gừng hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý do virus và vi khuẩn gây ra.
Ngoài ra, trà gừng chứa vitamin C, có tác dụng kích thích sản xuất tế bào bạch cầu, tăng cường khả năng chống lại mầm bệnh, bảo vệ cơ thể và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Dịu thần kinh và giảm stress
Uống trà gừng được chứng minh có thể giúp xoa dịu thần kinh, xua tan căng thẳng và mệt mỏi.
Giảm ốm nghén cho phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, trà gừng có thể giúp giảm triệu chứng ốm nghén. Gừng tươi là một nguồn cung cấp lượng gingerol dồi dào, trong khi đó thành phần shogaols chiếm ưu thế trong gừng khô. Điều này giúp nó thành thức uống dành cho các mẹ bầu khi phải đối mặt với ốm nghén.
Giảm đau và viêm
Trà gừng có các chất giảm đau và chống viêm tự nhiên. Việc tiêu thụ trà gừng đúng cách, đúng liều lượng cũng giúp giảm triệu chứng đau đầu, viêm xoang, và viêm khớp đáng kể.
Tăng huyết áp cho người huyết áp thấp
Đối với những người gặp tình trạng huyết áp thấp, uống trà gừng có thể giúp tăng huyết áp tự nhiên và cân bằng huyết áp.
Lưu ý rằng tác dụng của trà gừng có thể khác nhau đối với mỗi người, và nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi thực hiện các biện pháp tự nhiên để chăm sóc sức khỏe.
Cách làm trà gừng giải cảm, ngừa ho và giúp làm ấm cơ thể
Trà gừng và táo đỏ
Nguyên liệu:
- 1/2 củ gừng tươi
- 1-2 thìa mật ong (Khoảng 20ml tùy khẩu vị)
- 2 quả táo đỏ
- 200ml nước nóng
Cách làm:
- Gừng tươi mang đi cạo sạch vỏ, rửa sạch với nước, cho vào chén dùng chày đập dập
- Táo đỏ thì bạn cắt lát mỏng, bỏ hạt
- Cho nước vào ấm, cho gừng và táo đỏ vào đun sôi, sau đó đun khoảng 2 phút với lửa nhỏ thì tắt bếp
- Cho nước ra ly
- Khi nước khoảng 40- 60 độ C bạn cho mật ong nguyên chất vào, khuấy đều, nêm nếm cho vừa miệng
- Uống ngay khi nước còn ấm
Đây là đồ uống thơm ngon, dễ uống, có lợi cho sức khỏe, phù hợp cho những ngày thời tiết lạnh hay vào mùa đông, nó sẽ giúp làm ấm cơ thể, cải thiện đề kháng cũng như bảo vệ đường hô hấp của bạn.
Trà gừng chanh sả hoặc trà gừng cam sả
Nguyên liệu:
- 1/2 củ gừng tươi
- 2-3 nhánh sả
- 1-2 thìa mật ong hoặc 50- 100g đường phèn (tùy khẩu vị)
- 1/2 quả chanh hoặc 1/2 quả cam ( rửa sạch vắt lấy nước cốt)
- 300ml nước
Cách làm:
- Gừng tươi mang đi cạo sạch vỏ, rửa sạch với nước, cắt sợi
- Sả rửa sạch, cắt khúc khoảng 2 lóng tay, dùng chày đập dập
- Cho nước vào ấm, cho đường phèn vào đun sôi, đánh nhẹ cho đường tan
- Nước sôi thì bạn cho sả và gừng vào nồi nước, sau đó đun nhỏ lửa khoảng 3 phút thì tắt bếp
- Cho nước gừng ra ly, bỏ phần bã gừng và sả ra ngoài
- Khi nước khoảng 40- 60 độ C bạn cho nước cốt chanh hoặc cam vào, khuấy đều
- Uống ngay khi nước còn nóng.
Trà gừng mật ong
Để làm trà gừng giải cảm và giữ ấm cơ thể, bạn có thể thử áp dụng một phiên bản khác của công thức trà gừng mật ong dưới đây:
Nguyên liệu:
- 1/2 củ gừng tươi
- 1-2 thìa mật ong (tùy khẩu vị)
- 1/2 quả chanh (lấy nước cốt)
- 150ml nước nóng
Cách làm:
- Gừng tươi mang đi cạo sạch vỏ, rửa sạch với nước, cắt nhỏ thành sợi hoặc đập nhẹ
- Cho nước vào ấm, cho gừng vào đun sôi, sau đó nhỏ lửa khoảng 5 phút thì tắt bếp
- Cho nước gừng ra ly, bỏ phần bã gừng
- Khi nước khoảng 40- 60 độ C bạn cho nước cốt chanh và mật ong nguyên chất vào, khuấy đều
- Uống ngay khi nước còn nóng
Đây là thức uống giúp cải thiện sức đề kháng tự nhiên, bạn chỉ cần thêm 1 ly trà gừng, mật ong vào mỗi sáng.
Trà gừng xoài
Phương pháo này bạn có thể mua trà gừng túi lọc hoặc tự nấu trà gừng. Xoài thì bạn nên mua xoài chín, thơm ngon, không bị dập, héo hay hư hỏng
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Xoài chín
- Nước nóng
Cách làm:
- Cho nước sôi vào ly, thêm 1- 2 lát gừng tươi vào hãm. Hoặc bạn có thể cho 1 gói trà gừng túi lọc hãm tùy ý
- Xoài mang đi rửa sạch, gọt bot vỏ ngoài và xay nhuyễn ( có thể thêm 1 ít đường nếu thích)
- Cho xoài vào cốc trà gừng mới pha
- Khuấy nhẹ, nêm nếm cho vừa miệng
- Thưởng thức khi còn nóng.
Đây là thức uống giúp cải thiện sức đề kháng tự nhiên, bạn chỉ cần thêm 1 ly trà gừng, mật ong vào mỗi sáng.
Uống trà gừng cần lưu ý
Trà gừng có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe và có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Dưới đây là một số tác dụng phụ khi uống trà gừng:
- Mùa thu và đông: Trà gừng thường được coi là thức uống có tính ấm, lý tưởng cho những ngày lạnh trong mùa thu và đông.
- Khi bạn bị cảm lạnh hay có vấn đề về đường hô hấp: Trà gừng giúp nâng cao miễn dịch và giảm triệu chứng cảm lạnh.
- Khi bạn căng thẳng: Thức uống này có thể giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và bổ sung năng lượng.
Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý:
- Không sử dụng quá nhiều trà gừng, không uống quá nhiều trong 1 ngày vì có thể gây ra các vấn đề như hạ huyết áp, ợ nóng, loãng máu...
- Thận trọng với những người như: Phụ nữ mang thai, có bệnh tim, bệnh đái thảo đường hoặc rối loạn chảy máu... không nên sử dụng trà gừng vì có thể làm bệnh tình nặng hơn. Trước khi thêm nó vào chế độ ăn hàng ngày, nên thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn.
- Những ai có triệu chứng dị ứng như trong miệng nổi mẩn hay khó chịu ở khoang miệng khi uống trà gừng thì dừng lại nếu nặng hơn thì tìm bác sĩ để được hỗ trợ.
Nói chung, trà gừng có thể là một phần tốt cho chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, nhưng việc sử dụng cần được điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người.